Cô Phan Thị Nhật Lê (cán bộ TTHTCĐ phường Thái Bình) trong lần gặp gỡ, tìm hiểu về tình hình học tập của em Phùng Thị Thiết sau ngày em trở lại lớp.
(HBĐT) - Vừa thấy cô Phan Thị Nhật Lệ, cán bộ TTHTCĐ phường Thái Bình (thành phố Hoà Bình) ở đầu dốc, chuẩn bị rẽ vào ngõ, ông Phùng Dũng Hoà (trên 75 tuổi), ở tổ 13, xóm Khuôi đã vồn vã, thăm hỏi như người thân lâu ngày trở về: “Lên à, khoẻ cả chứ”. Hôm nay, vợ chồng con trai đi làm sả trên đồi, chỉ có ông, bà và cô cháu gái Phùng Thị Thiết ở nhà. Thấy cô giáo lên chơi, cô học sinh người Dao này có vẻ vẫn ngập ngừng, dù muốn sà đến bên cô như hôm nào…
Phùng Thị Thiết (14 tuổi, học sinh lớp 8) nữ học sinh người Dao từng nghỉ học dạo đầu năm học bẽn lẽn khoe: Kết thúc năm học 2013-2014 vừa qua, cố gắng chút nữa là em được xếp loại học lực khá cô ạ. Cầm những cuốn vở viết mà em đưa ra, thấy đây là một học sinh học hành chăm chỉ: chữ viết đẹp, trình bày cẩn thận, có ý thức học hành. Khi hỏi lại chuyện cũ sao dạo đầu năm học 2013-2014 lại có ý định bỏ học, Thiết có phần e thẹn, bối rối. Ông nội ngồi bên tiếp lời: Vâng, các bác ạ, hồi đầu năm học, cháu nó ốm, tiện thể, nhà đang khó khăn, gia đình định cho cháu nghỉ luôn. Các bác tính, không có ruộng cấy lúa, gia đình chỉ trông chờ vào gần 2 ha cây sả, mà giá bán thì thất thường (lúc cao lên 7.000-8.000 đ/kg, lúc rẻ 4.000-5.000đ/kg thôi). 2 ông bà già 75-80 tuổi rồi, bố mẹ cháu Thiết cũng vất vả lắm để nuôi 6 khẩu trong gia đình. Đã thế, đầu năm học, ngoài việc phải đong gạo, còn phải tính toán lấy đâu tiền mua quần áo, sách vở cho 2 con nên bố mẹ nó và chúng tôi định cho nó nghỉ học thôi. Đường từ xóm Khuôi về trường 6 km, ngày nào bố cũng phải đưa đón, thời gian đâu mà đi làm ăn. May mà cô Lệ đã biết và có hướng để cho em trở lại lớp, không thì cũng nghỉ học luôn thôi. Từ nãy giờ, cô Lệ khá kiệm lời, giờ mới có dịp thổ lộ: Chúng tôi nhận được thông tin về em Thiết nghỉ học từ nhà trường. Lúc đó, tôi chỉ nghĩ: em là nữ sinh người dân tộc Dao, học đến lớp 8 mà nghỉ thì tiếc cho em quá. Mà điều quan trọng hơn, em nghỉ được, liệu học sinh người Dao khác có “học tập” theo không. Lên xóm Khuôi gặp em, gặp gia đình, ban đầu cũng khó khăn lắm. Ông nội của em thì thẳng thắn nói rằng: “Con gái mà, học hành gì lắm, rồi cũng đi lấy chồng”, rồi thì “Học thế thôi, sau này làm Oshin cũng được”. Biết tâm trạng của người trong cuộc lúc này đang có nhiều điều chưa thông tỏ, cô Lệ đã nhẹ nhàng tâm sự, chỉ ra được việc cần thiết phải đến trường, đến lớp học hành; các em gái phải có kiến thức, kỹ năng mới làm chủ cuộc sống sau này của mình được. Thấy gia đình cũng xuôi xuôi, những lần ngược dốc lên xóm Khuôi tiếp theo, cô đã mang theo sách, bút và dành thời gian trò chuyện, dạy em Thiết học bài. Khi cô ra đề văn cho em làm “Em hãy kể những suy nghĩ của mình khi xa mái trường và bạn bè của em”, đọc bài cô càng thêm hiểu tâm tư của cô bé người Dao này: rất ham học, muốn được đến trường, nhưng vì hoàn cảnh, vì những tác động từ người thân mà phải nén lòng lại. Đọc bài văn cô đã bật khóc vì xúc động, thương học trò và cảm thông hơn đối với hoàn cảnh thuộc diện hộ nghèo của em. Thấy cô khóc, học trò cũng không kìm được dòng nước mắt đã tích tụ từ lâu. Thế là cô và trò đã hiểu được tấm lòng của nhau và cùng nhau hợp tác trong học tập. Câu chuyện về cô bé người Dao đang nghỉ học đã được các cấp uỷ, chính quyền và các đoàn thể chính trị ở phường Thái Bình biết đến và có sự quan tâm đặc biệt. Làm thế nào để cùng cô Nhật Lệ đưa em trở lại lớp học? Các khối ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội như: Hội CCB, Hội khuyến học, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên… đã về xóm Khuôi gặp gỡ gia đình, các cấp chính quyền, đoàn thể ở nơi đây để chung sức làm công tác vận động để đưa em trở lại lớp. Chính sự tiếp sức đó, đã làm tinh thần của cô và trò phấn chấn lên rất nhiều. Cả hai đã quyết được ngày trở lại lớp học. Có lẽ ở tỉnh ta, chưa có trường hợp nào nghỉ học, nay trở lại trường lại được đưa đón chu đáo như thế này: cô Lệ đã đèo em từ nhà xuống trường để bàn giao cho cô hiệu trưởng; cùng đi còn có 5-7 cán bộ thuộc các ngành, đoàn thể ở phường. Ngày hôm đó, các bác ở phường đã tặng em sách, bút; cô Lệ đã tặng em chiếc điện thoại để cô trò còn liên lạc động viên em trong học tập. Các thầy cô nhà trường và các bạn cùng lớp đã hân hoan đón em trở lại trường. Cô Lê Thị Luyến, cô Nguyễn Thị Nhu, bạn Thu Hoà… đã động viên, giúp đỡ và tạo cho em có thêm niềm tin mới trong mỗi buổi đến trường. Nhà trường đã quyên góp, tặng em chiếc xe đạp để hàng ngày em có thể đến trường…
Ngày em Thiết đến trường cũng là ngày vui nhất của cô giáo Nhật Lệ. 31 năm làm trong ngành giáo dục, câu chuyện này cũng là một dấu ấn đáng nhớ của cô. Được biết, cô cũng từng có 15 năm là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, cấp thành phố và trải qua nhiều trường lớp khác nhau (Đà Bắc, thành phố Hoà Bình). Dù dạy ở đâu, bên cạnh công tác chuyên môn, cô cũng luôn quan tâm đến các em có hoàn cảnh khó khăn. Khi còn là giáo viên trường THCS Võ Thị Sáu, cô đã từng cưu mang 2 học sinh người Sơn La đang theo học nghệ thuật tại Hoà Bình. Vừa qua, với góc độ là Phó chủ tịch công đoàn trường tiểu học Thái Bình, cô đã tham mưu, vận động đoàn viên công đoàn 3 trường MN, tiểu học, THCS, các ngành, đoàn thể phường quyên góp được 5 triệu đồng tặng áo ấm và gạo cho 15 em học sinh nghèo trên địa bàn phường.
Bùi Huy
(HBĐT) - “Việc gì tốt dù nhỏ cũng làm, việc gì xấu dù nhỏ cũng tránh” đó là lời dạy của Bác khiến chúng tôi thấm thía nhất đã ăn vào máu và văng vẳng bên tai tôi suốt cả cuộc đời. Lời dạy của Bác đã trở thành triết lý sống của tôi, là kim chỉ nam để tôi luôn cố gắng làm tốt mọi nhiệm vụ được giao, sống có tâm, có đức. Đã hơn 50 năm trôi qua nhưng ký ức và lòng kính yêu Bác vô hạn vẫn luôn vẹn nguyên trong tâm trí ông Phạm Ngọc Thể (ảnh) trú tại xóm 8, xã Sủ Ngòi, thành phố Hòa Bình.
(HBĐT) - Trường Đại học Chính trị, nơi đào tạo ra những người cán bộ của Đảng, quân đội trên khắp mọi miền Tổ quốc. Ở đó, sẽ bắt gặp những tấm gương học giỏi, rèn nghiêm, vượt lên sự khắc nghiệt của hoàn cảnh gia đình, tích cực phấn đấu tu dưỡng, học tập, rèn luyện và công tác để trở người cán bộ chính trị vừa hồng, vừa chuyên. Nguyễn Xuân Lượng (ảnh), học viên đại đội 3, tiểu đoàn 4, Trường Đại học Chính trị là một trong những học viên như thế.
(HBĐT) - Sau gần 40 năm xuất ngũ, cùng chừng ấy năm CCB Tạ Duy Sản, tổ 1B, phường Tân Thịnh (TPHB) luôn đau đáu một nỗi niềm là làm sao để thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước hiểu và nhận thức sâu sắc giá trị lịch sử vẻ vang, tự hào của quân đội nhân dân Việt Nam trong những ngày kháng chiến. Để hôm nay các cháu sẽ cố gắng hơn trong học tập, lao động.
(HBĐT) - Liên tục từ năm 1968 đến nay, ông Vì Xuân Điệp đã trải qua các cương vị từ Bí thư Đoàn xã, xã Đội trưởng đến Trưởng Công an xã rồi Chủ nhiệm HTX, Chủ tịch UBND xã, nay là Chủ tịch Hội NCT xã Mai Hạ (Mai Châu). Kiến thức, kinh nghiệm có được từ 46 năm công tác, cống hiến cùng “Già làng có uy tín” được nhân dân bầu chọn vào năm 2010 đã giúp ông Điệp trở thành cá nhân xuất sắc có nhiều thành tích trong thực hiện phong trào thi đua dân vận khéo giai đoạn 2011 - 2013 của huyện Mai Châu.
(HBĐT) - Trung tuần tháng 4/2014, chúng tôi có dịp gặp lại thượng sỹ Bùi Văn Tuấn (ảnh) , chiến sỹ phòng Cảnh sát bảo vệ và cơ động (Công an tỉnh) khi anh vừa tham gia chuyên án vây bắt tội phạm trở về. Trông anh rắn rỏi, bản lĩnh khác hẳn với hình ảnh anh lính hồn nhiên ngày nào. Trải qua nhiều trận đánh, trực tiếp đối mặt với bọn tội phạm mưu mô, xảo quyệt, anh nếm trải nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Song có lẽ chuyên án truy bắt tội phạm ma túy xảy ra ngày 16/6/2011 để lại cho anh nhiều kỷ niệm sâu sắc, vết thương hằn sâu trong cơ thể mỗi khi trái gió, trở trời.
(HBĐT) - Năm nay 29 tuổi, Đinh Thị Thanh Thủy, công nhân công ty Seyuong INC, một trong những gương mặt trẻ tiêu biểu, được Công đoàn công ty bình chọn "Công nhân xuất sắc" năm 2013 với những nỗ lực vượt khó vươn lên trong cuộc sống luôn hoành thành xuất sắc công việc được giao.