Anh Nguyễn Văn Phúc, Trưởng phòng nông nghiệp huyện Cao Phong trao đổi kỹ thuật trồng cam với các nhà đầu tư.

Anh Nguyễn Văn Phúc, Trưởng phòng nông nghiệp huyện Cao Phong trao đổi kỹ thuật trồng cam với các nhà đầu tư.

(HBĐT) - Tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế nông nghiệp, anh Nguyễn Văn Phúc về công tác tại Công ty Rau quả huyện Cao Phong. Năm 2005, anh chuyển công tác và được phân công giữ chức Phó Chủ tịch MTTQ huyện Cao Phong. Thời điểm này, thường xuyên được tiếp xúc với người dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của họ, anh nhận ra rằng, thực tế Cao Phong đã tìm được thế mạnh trong phát triển kinh tế nông nghiệp đó là cây cam, mía. Đất đã có, tuy nhiên, thứ mà người nông dân thiếu đó chính là vốn đầu tư và KH-KT để có thể sản xuất ra những mặt hàng có chất lượng cao, có giá trị trên thị trường.

 

Từ trăn trở của người dân và nhu cầu thực tế của bản thân, anh đã quyết tâm bắt tay với người nông dân để cùng họ thực hiện liên kết sản xuất bắt đầu từ những thứ họ có là đất và sức lao động và thứ anh có là vốn đầu tư và kỹ thuật (hiện nay, anh Phúc được phân công làm Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cao Phong). Điểm lựa chọn đầu tiên của anh là xã Tân Phong và Dũng Phong, nơi thổ nhưỡng, khí hậu thích hợp với cây cam, nguồn lao động nông thôn lại rất dồi dào. “Tuy nhiên, không phải vì thế mà mọi thứ thuận lợi bởi, mình phải chọn người hợp tác với mình, đó phải là người mà mình tin tưởng cũng như họ tin mình và phải thực sự có trách nhiệm, có khao khát vươn lên” - Anh Phúc tâm sự. Sau nhiều khó khăn, cuối cùng anh đã thành công, những vườn cam đầu tiên của anh liên kết với người nông dân đã thực sự cho thu hoạch và người dân đã tin tưởng ở anh. Hiện nay, anh đã có hàng chục ha cam theo hình thức liên kết tại huyện Cao Phong và Kim Bôi với thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Từ mô hình của anh, rất nhiều hộ khác cũng bắt đầu thực hiện. Đến nay, trên địa huyện Cao Phong, nhiều nhà đầu tư đã liên kết với người nông dân để đầu tư trồng cam, chanh, bưởi Diễn, nâng diện tích cây có múi trong toàn huyện lên 1.000 ha, chất lượng được nâng lên, giá thành ổn định, góp phần nâng cao đời sống cho người dân, trong đó có một bộ phận không nhỏ là những người nông dân trước đây từng thuộc diện hộ nghèo. Không dừng lại ở cây cam, mô hình của anh cũng đã được phát triển sang nhiều loại mặt hàng khác như cây mía và nuôi thủy sản.

 

Thành công với mô hình liên kết sản xuất nhưng anh Phúc vẫn tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi và thử nghiệm mô hình trồng cam trên đất dốc. Mô hình được anh triển khai tại huyện Kim Bôi, Kỳ Sơn. Anh Phúc hy vọng mô hình thành công sẽ giúp cho nhiều người dân ở các xã vùng cao có cơ hội phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

 

 

 

                                                                             Đinh Hoà

 

 

Các tin khác

Đồng chí Hoàng Châu Khôi (bên phải) cùng ĐV -TN tham gia làm đường tại xóm Đậu Khụ, xã Thống Nhất (TPHB) trong tháng Thanh niên năm 2014.
Kỹ sư trẻ Nguyễn Đức Trang (trái), thực hành sáng kiến “Giải pháp đọc số liệu công tơ điện tử” tại Công ty Thủy điện Hòa Bình.
Cô Phan Thị Nhật Lê (cán bộ TTHTCĐ phường Thái Bình) trong lần gặp gỡ, tìm hiểu về tình hình học tập của em Phùng Thị Thiết  sau ngày em trở lại lớp.
Ông Nguyễn Tri Phức, hội viên NCT thị trấn Mường Khến trao đổi kỹ thuật trồng bí đỏ cho các hội viên NCT đến thăm quan mô hình.

Người “giữ lửa” bình yên cho bản Thung Dao

(HBĐT) - Hơn nửa năm đã trôi qua nhưng người dân bản Thung Dao, xã Tú Sơn (Kim Bôi) vẫn chưa quên sự việc xô xát, phức tạp xảy ra trên địa bàn vào ngày 26/11/2013. Hôm đó, một hộ gia đình trong bản tổ chức ăn Tết cổ truyền của dân tộc Dao và có mời họ hàng, bạn bè, hàng xóm cùng một vài người khách ở xã Bảo Hiệu (Yên Thuỷ) đến chung vui. Giữa lúc cỗ bàn vui vẻ có một số người do uống rượu quá chén đã xích mích dẫn đến xô xát, đánh nhau gây mất trật tự công cộng. Trong đó có người ở xã Bảo Hiệu đã hung hăng cầm dao chém bị thương một người của bản.

Người mang nghề móc vòng về thôn Đồng Kẹ

(HBĐT) - Cần mẫn, chất phác là cảm nhận ban đầu khi gặp và trò chuyện cùng chị Nguyễn Thị Liễu (ảnh), thôn Đồng Kẹ, xã Hợp Châu (Lương Sơn).

Cháu ngoan Bác Hồ tiêu biểu huyện Kỳ Sơn

(HBĐT) - Bố đi làm xa, thương mẹ một mình tần tảo sớm hôm việc nhà, em đã cố gắng thu xếp thời gian để có thể vừa học bài, vừa phụ giúp mẹ. Vượt lên khó khăn, 5 năm liền em đều giữ vững được học sinh giỏi cùng nhiều giải thưởng học sinh giỏi cấp tỉnh. Em là Đinh Nguyễn Hà Ngân (ảnh), học sinh lớp 5C, trường tiểu học thị trấn Kỳ Sơn cháu ngoan Bác Hồ tiêu biểu của huyện Kỳ Sơn năm học 2013 2014.

Nhớ mãi lời Bác dạy

(HBĐT) - “Việc gì tốt dù nhỏ cũng làm, việc gì xấu dù nhỏ cũng tránh” đó là lời dạy của Bác khiến chúng tôi thấm thía nhất đã ăn vào máu và văng vẳng bên tai tôi suốt cả cuộc đời. Lời dạy của Bác đã trở thành triết lý sống của tôi, là kim chỉ nam để tôi luôn cố gắng làm tốt mọi nhiệm vụ được giao, sống có tâm, có đức. Đã hơn 50 năm trôi qua nhưng ký ức và lòng kính yêu Bác vô hạn vẫn luôn vẹn nguyên trong tâm trí ông Phạm Ngọc Thể (ảnh) trú tại xóm 8, xã Sủ Ngòi, thành phố Hòa Bình.

Nghị lực vượt khó của người con dân tộc Mường

(HBĐT) - Trường Đại học Chính trị, nơi đào tạo ra những người cán bộ của Đảng, quân đội trên khắp mọi miền Tổ quốc. Ở đó, sẽ bắt gặp những tấm gương học giỏi, rèn nghiêm, vượt lên sự khắc nghiệt của hoàn cảnh gia đình, tích cực phấn đấu tu dưỡng, học tập, rèn luyện và công tác để trở người cán bộ chính trị vừa hồng, vừa chuyên. Nguyễn Xuân Lượng (ảnh), học viên đại đội 3, tiểu đoàn 4, Trường Đại học Chính trị là một trong những học viên như thế.

Tâm huyết của người lính cựu

(HBĐT) - Sau gần 40 năm xuất ngũ, cùng chừng ấy năm CCB Tạ Duy Sản, tổ 1B, phường Tân Thịnh (TPHB) luôn đau đáu một nỗi niềm là làm sao để thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước hiểu và nhận thức sâu sắc giá trị lịch sử vẻ vang, tự hào của quân đội nhân dân Việt Nam trong những ngày kháng chiến. Để hôm nay các cháu sẽ cố gắng hơn trong học tập, lao động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục