Từ mô hình trang trại tổng hợp, ông Đặng Văn Sinh ở thôn Đồng Huống đạt doanh thu trên 2 tỷ đồng/năm.
(HBĐT) - Đó là ông Đặng Văn Sinh ở thôn Đồng Huống, xã Liên Hoà (Lạc Thuỷ). Mô hình sản xuất, kinh doanh mà gia đình ông kiên trì thực hiện trong nhiều năm là mô hình kinh tế trang trại tổng hợp với mức thu nhập đáng nể, bình quân trên 2 tỷ đồng/năm.
Nhớ lại những năm đầu khi mới tham gia vào tổ chức Hội Nông dân, ông Sinh chia sẻ: Trước năm 1990, gia đình tôi gặp nhiều khó khăn, đất và nhà ở chưa có, đất canh tác cũng không. Để tìm ra phương cách làm ăn, phát triển kinh tế, vốn đầu tư cho trồng trọt, chăn nuôi là điều khiến tôi bao ngày trăn trở. Năm 1991, gia đình tôi xin nhận khoán diện tích 12,8 ha đất rừng và 1.000m2 đất trồng màu. Ở những năm đầu, tôi mới chỉ trồng cây lâm nghiệp trên diện tích rừng kết hợp trồng ngô đất màu nên thu nhập chưa đảm bảo, việc trồng cấy chủ yếu phục thuộc vào điều kiện thời tiết, năm thuận, năm không, chưa kể kiến thức về khoa học, kỹ thuật còn hạn chế, chưa biết hạch toán đầu tư…
Năm 2000, ông viết đơn xin gia nhập và là hội viên chi hội thôn Đồng Huống. Cũng từ đây, ông được tiếp cận, nhận sự hỗ trợ thông qua tổ chức Hội về kiến thức khoa học, kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi. Với sự ủng hộ của các thành viên trong gia đình, ông mạnh dạn chuyển diện tích đất màu và một số diện tích đất lâm nghiệp nhận khoán sang trồng cây ăn quả cam Canh, bưởi Diễn, hồng không hạt… Những khó khăn, thử thách ban đầu về vốn, chọn giống, kỹ thuật chăm sóc dần được tháo gỡ nhờ ông chịu khó học hỏi, tìm tòi và được tạo điều kiện theo học các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật do Trạm KN – KL, Hội Nông dân huyện tổ chức. Bên cạnh đó, ông được cho vay vốn ưu đãi Dự án trồng cam của huyện.
Áp dụng phương thức “lấy ngắn nuôi dài”, hàng năm, gia đình ông mở rộng mô hình sản xuất và xây dựng mô hình kinh tế tổng hợp gồm chăn nuôi, trồng rừng, trồng cây ăn quả quy mô lớn, mang lại hiệu quả kinh tế năm sau cao hơn năm trước. Trong chăn nuôi, ông lựa chọn nuôi ong lấy mật và gà thả vườn để tận dụng lợi thế rừng. Hàng năm, doanh thu từ chăn nuôi của ông đạt trên 500 triệu đồng/năm, cây ăn quả đạt khoảng 1,5 tỷ đồng. Năm 2014, mô hình của gia đình ông đạt tổng doanh thu 2,5 tỷ đồng. Trong đó, thu từ 50 đàn ong lấy mật đạt 90 triệu đồng, chăn nuôi gà đạt 620 triệu đồng, thu từ cam - bưởi - hồng đạt 1,6 tỷ đồng và thu từ rừng đạt 150 triệu đồng. Trừ chi phí, ông thu lãi hơn 1,5 tỷ đồng, bao gồm chăn nuôi 230 triệu đồng, rừng 130 triệu đồng, cây ăn quả 1,2 tỷ đồng. Mô hình của ông đã thu hút, tạo việc làm thường xuyên cho 20 – 25 lao động địa phương với bình quân thu nhập 4,5 triệu đồng/người/tháng.
Không chỉ năng động, đi đầu trong phát triển kinh tế, gia đình ông còn là hộ hội viên luôn gương mẫu thực hiện các phong trào như hiến đất xây dựng NTM, tích cực tham gia các phong trào, cuộc vận động tại KDC như vệ sinh đường làng ngõ xóm, bảo vệ môi trường nông thôn, đóng góp ngày công giúp đỡ hộ nghèo, ủng hộ quỹ Vì người nghèo, Đền ơn, đáp nghĩa. Ông cũng tận tình giúp đỡ các hộ khác về vốn, kỹ thuật, mở hướng làm ăn, vươn lên ổn định kinh tế. Từ năm 2008 đến nay, gia đình ông liên tục được công nhận hộ sản xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Năm 2014, ông là gương mặt nông dân tiêu biểu, duy nhất của tỉnh được Trung ương Hội tặng danh hiệu “Nông dân Việt
Bùi Minh
(HBĐT) - Ông Lò Minh Lợi, CCB xóm Bâng, xã Đồng Bảng, huyện Mai Châu là một trong những tấm gương điển hình thương binh làm kinh tế hiệu quả. Bằng sự kiên trì, nỗ lực, ông đã xây dựng thành công mô hình kết hợp trồng rừng. Trên diện tích gần 6ha, ngoài nuôi gà, vịt thả vườn ông còn trồng nhiều loại cây quý cho thu nhập cao.
(HBĐT) - Tại hội nghị điển hình tiên tiến huyện Kim Bôi giai đoạn 2010- 2014, nhiều người cảm phục trước những chia sẻ của chị Quách Thị Chung, 43 tuổi ở xóm Bôi Cả, xã Nam Thượng về sự dám nghĩ, dám làm đầu tư mô hình phát triển kinh tế hiệu quả. Chúng tôi đến thăm gia đình chị Chung vào những ngày trung tuần tháng 5. Cơ ngơi của gia đình là ngôi nhà 3 tầng to đẹp mới được xây dựng ngay cạnh quốc lộ 12B là minh chứng cho sự nỗ lực vươn lên của gia đình chị.
(HBĐT) - Người Nam Định, sinh năm 1970, theo gia đình lên khai hoang và sản xuất tại Nông trường 2/9, đang trú tại Khu 2, thị trấn Hàng Trạm, dựng nghiệp từ 2 bàn tay trắng tới nay, anh là Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH TM&QC Huy Hoàng và là Giám đốc HTX Môi trường xanh và là một điển hình phát triển kinh tế tiêu biểu được vinh danh trong phong trào thi đua yêu nước huyện Yên Thủy.
(HBĐT) - Mang trong mình tình yêu và niềm tự hào sâu sắc đối với nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc, chị Vì Thị Oanh – Phó Chủ nhiệm Hợp tác xã dệt thổ cẩm Chiềng Châu (huyện Mai Châu) đã tìm được những trái tim đồng điệu khi tham gia dự án “Nâng cao năng lực phát triển ngành nghề nông thôn, phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn tỉnh Hòa Bình”. Từ năm 2009, chị Oanh và các xã viên HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu đã cùng nhau dành trọn tâm huyết cho việc khôi phục và phát triển nghề dệt thổ cẩm dân tộc Thái Mai Châu. Đến nay, tâm huyết của họ đã tạo ra những lan tỏa đẹp đẽ...
(HBĐT) - Với lòng nhiệt tình, tâm huyết với nghề 19 năm qua, bác sĩ đa khoa Bùi Thị Huyền, Phó trưởng trạm y tế xã Mỹ Hòa, Tân Lạc luôn hết lòng vì công việc, chăm lo, chăm sóc sức khỏe cho bà con nhân dân trên địa bàn, được bà con nhân dân quý trọng, tin yêu.
(HBĐT) - Vận động người dân cùng đồng lòng mở rộng, kiên cố đường giao thông; trồng những cây trồng phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế; cùng góp công, góp sức mua sắm trang thiết bị phục vụ sinh hoạt cộng đồng của KDC, góp phần giúp KDC trở thành đơn vị lá cờ đầu trong phong trào thi đua xây dựng NTM được Chủ tịch UBND tỉnh tặng cờ thi đua xuất sắc... Đó là những việc làm không nhỏ, không dễ của bà Vũ Quỳnh Thanh - trưởng thôn uy tín, gương mẫu, “dân vận khéo”.