(HBĐT)- Ngày 10/5, Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp: "Giải pháp tái canh cây ăn quả có múi theo hướng bền vững và hiệu quả”. Tham dự diễn đàn có lãnh đạo Sở NN&PTNT và 90 nông dân tiêu biểu trồng cây ăn quả có múi (CAQCM) trên địa bàn tỉnh.
Đại biểu nông dân tham gia diễn đàn trao đổi những khó khăn, vướng mắc trong trồng cây ăn quả có múi giai đoạn hiện nay.
Hòa Bình có diện tích CAQCM chiếm 5% diện tích cả nước. Đến năm 2021, diện tích CAQCM của tỉnh đạt 9.687 ha, sản lượng 166,7 nghìn tấn. Tỉnh đã hình thành vùng sản xuất hàng hóa, trong đó vùng sản xuất cam tại huyện Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy, vùng sản xuất bưởi tại huyện Tân Lạc, Yên Thủy, Lương Sơn… Giá trị trồng CAQCM đạt từ 300 - 350 triệu đồng/ha/năm. Diện tích, sản lượng tăng nhanh ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững, phá vỡ quy hoạch của tỉnh.
Diễn đàn tạo điều kiện để các đại biểu và hộ dân trồng CAQCM trao đổi, thảo luận với chuyên gia nông nghiệp, doanh nghiệp về thực trạng, thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm CAQCM. Đại diện Sở NN&PTNT cung cấp tới bà con nông dân những chủ trương, chính sách của tỉnh về phát triển CAQCM.
Từ thực tế trên, việc triển khai thực hiện đề án "Tái canh CAQCM tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2023” là rất cần thiết. Đề án nhằm phát triển bền vững và gia tăng chuỗi giá trị trong sản xuất CAQCM tập trung, đồng bộ từ khâu tổ chức sản xuất đến thu hái, sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Giai đoạn 2021 - 2025 tập trung tái canh CAQCM tại huyện Cao Phong; giai đoạn 2026 - 2030 mở rộng diện tích tái canh tại huyện Kim Bôi, Tân Lạc, Yên Thủy, Lương Sơn, Lạc Sơn… Theo các đại biểu tham dự diễn đàn, để đề án đạt hiệu quả cao cần tập trung vào một số giải pháp: Củng cố, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức sản xuất của doanh nghiệp, HTX sản xuất CAQCM; tạo nguồn giống sạch bệnh, quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên đất, nước; triển khai thực hiện đồng bộ hệ thống cơ chế, chính sách hiện có của T.Ư, địa phương; đẩy mạnh đầu tư vào chế biến nông sản, đa dạng hóa sản phẩm; áp dụng KH-KT vào sản xuất…
Thu Thủy
(HBĐT) -Ứng dụng các nền tảng số để thúc đẩy trao đổi hàng hóa trên sàn thương mại điện tử (TMĐT) là xu thế tất yếu của nền kinh tế số hiện nay. Đặc biệt, thời gian qua, dưới tác động của dịch Covid-19, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn hình thức mua sắm trực tuyến tăng mạnh. Nắm bắt thời cơ, tỉnh đã, đang đẩy mạnh việc hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp (HSXNN) lên sàn TMĐT. Qua đó, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn.
(HBĐT) - Nhiệm kỳ 2020 - 2025, Tỉnh ủy đề ra phương châm phát triển kinh tế tỉnh Hòa Bình nhanh, bền vững; xanh - xanh hơn và xanh hơn nữa. Phát triển trên 4 trụ cột, trong đó nông nghiệp được xác định là nền tảng nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh với các loại cây, con bản địa để cung cấp lương thực, thực phẩm cho thị trường các tỉnh, thành phố, nhất là vùng Thủ đô và vươn tới xuất khẩu. Muốn vậy phải có chất lượng sản phẩm đảm bảo sạch, an toàn, giá cả hợp lý, gắn sản xuất với thị trường.
(HBĐT) - Ngay trong những ngày đầu xuân mới 2022, UBND huyện Tân Lạc tổ chức lễ công bố xã Gia Mô và Quyết Chiến, 2 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM trong toàn huyện lên 7/15 xã, đạt 46,6%. Tỷ lệ còn khá khiêm tốn nhưng cấp ủy, chính quyền huyện xem đây là thành quả của sự quyết tâm, chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong thực hiện chương trình.
(HBĐT) - Huyện Lạc Thuỷ được thiên nhiên ưu đãi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đặc trưng, thích hợp phát triển cây ăn quả các loại, nhất là các loại cây ăn quả có múi (CAQCM) có giá trị kinh tế cao.
(HBĐT) - Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, toàn tỉnh có 100 sản phẩm được chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh, gồm: 22 sản phẩm đạt 4 sao, 78 sản phẩm đạt 3 sao. Chương OCOP phát huy sức mạnh và vai trò của cộng đồng trong bảo tồn và phát triển sản phẩm truyền thống của địa phương. Thông qua thực hiện chương trình hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chuỗi giá trị sản phẩm; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại khu vực nông thôn, là giải pháp quan trọng thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao và NTM kiểu mẫu.
(HBĐT) - Ba tháng đầu năm, sản xuất nông nghiệp của tỉnh trải qua nhiều thách thức do thời tiết diễn biến bất thường, đặc biệt là tác động của đại dịch Covid-19 khiến giá vật tư nông nghiệp (VTNN) tăng cao. Nông dân và doanh nghiệp, HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đang nỗ lực khắc phục khó khăn đảm bảo sản xuất.