Là ngôi trường chuyên biệt, Trường phổ thông Dân tộc nội trú THCS&THPT huyện Đà Bắc là cái nôi nuôi dưỡng và đào tạo con em các dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn của huyện. Từ đó, góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng là người dân tộc thiểu số cho địa phương.
Học sinh Trường phổ thông Dân tộc nội trú THCS&THPT huyện Đà Bắc trong giờ học tin học.
Cô giáo Kiều Thị Nguyệt, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Trường được thành lập trong giai đoạn chiến tranh chống Mỹ ác liệt. Hơn 5 thập kỷ qua, trường là cái nôi nuôi dưỡng và đào tạo con em các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Nhận thức sâu sắc vai trò, nhiệm vụ đối với sự nghiệp giáo dục dân tộc, dưới sự chỉ đạo và quan tâm của các cấp, ngành, sự đồng hành của phụ huynh, sự nỗ lực của tập thể sư phạm, sự rèn luyện của học sinh, chất lượng và uy tín của trường được khẳng định. Trường đã tạo dựng được môi trường học tập thân thiện, dân chủ - kỷ cương - tình thương - trách nhiệm, góp phần giúp học sinh dân tộc thiểu số phát triển nhân cách toàn diện, được trang bị tốt về kiến thức và kỹ năng sống, có khả năng tiếp tục học lên các trường THPT, trường chuyên biệt, trường chuyên nghiệp và đại học, trường nghề.
Được sự quan tâm, đầu tư của các cấp, ngành, đến nay, cơ sở vật chất, khuôn viên trường ngày một khang trang, xanh, sạch, đẹp. Năm học 2023 – 2024, trường được vinh dự đón bằng công nhận trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia mức độ I giai đoạn 2023 - 2028. Đội ngũ giáo viên được nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu đổi mới của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đặc biệt, những năm gần đây, nhiều học sinh lớp 12 của trường đã trúng tuyển và học các trường đại học công lập tốp đầu trong nước. Trường là một trong những đơn vị thuộc tốp các trường có thành tích cao của tỉnh về kết quả thi học sinh giỏi, thi tốt nghiệp THPT, thi vào lớp 10. Các cuộc thi khoa học kỹ thuật, hội khỏe Phù Đổng và nhiều cuộc thi khác cũng đạt nhiều thành tích cao. Trường có nhiều điển hình tiên tiến được các cấp công nhận và hoạt động hiệu quả trong thực tiễn.
Năm học 2023-2024, kết quả thi giáo viên giỏi cấp tỉnh của trường vượt chỉ tiêu đề ra, trong đó giáo viên giỏi cấp tỉnh khối THPT có 1 giáo viên đạt giải nhì môn Ngữ Văn, 1 giáo viên đạt giải ba môn Hóa học, 1 giáo viên được công nhận giáo viên chủ nhiệm giỏi. Khối THCS có 1 giáo viên đạt giải khuyến khích môn Mỹ thuật cấp tỉnh. Tham gia thi học sinh giỏi cấp trường có 63 học sinh đạt giải, học sinh giỏi cấp huyện khối THCS các môn văn hóa đạt 16 giải, học sinh giỏi cấp tỉnh đạt 22 giải. Trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và vinh dự được nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh; 13 cán bộ, giáo viên, nhân viên được tặng danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở, 1 cá nhân được đề nghị tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba.
Theo Hiệu trưởng nhà trường Kiều Thị Nguyệt, năm học 2024 – 2025, trường có 330 học sinh, 11 lớp, trong đó có 90 học lớp 6 và lớp 10. Trường đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm là giữ vững sĩ số học sinh trên cơ sở làm tốt công tác truyền thông Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Tích cực thực hiện sáng tạo, hiệu quả các cuộc vận động, phong trào thi đua; làm tốt công tác xây dựng lớp tự quản trong học tập và rèn luyện "vì ngày mai lập nghiệp”. Chủ động đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá đáp ứng yêu cầu theo Chương trình giáo dục phổ thông mới. Đội ngũ cán bộ, giáo viên thực hiện tốt cuộc vận động "Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học tự sáng tạo”. Chú trọng công tác bồi dưỡng cả học sinh yếu kém và học sinh giỏi để các em phát triển toàn diện, góp phần tích cực vào công tác đào tạo con em các dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Hương Lan
Đảng ta luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự nghiệp cách mạng. Việc chăm lo đồng bào dân tộc không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ của Đảng, Nhà nước mà còn là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. 79 năm ngày Độc lập, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn tỉnh không ngừng được cải thiện, nhiều nét văn hoá và phong tục tập quán tốt đẹp được giữ gìn. Có được kết quả đó là nhờ những chương trình, chính sách hỗ trợ được triển khai hiệu quả, tạo sinh kế cho ĐBDTTS vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Huyện Yên Thuỷ có 7 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường chiếm 69,22%, dân tộc Kinh chiếm 30,06% và một số ít dân tộc khác. Những năm qua, huyện triển khai nhiều giải pháp giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa của các dân tộc trên địa bàn.
Từ năm 2022 đến nay, thực hiện tiểu Dự án 2 thuộc Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi về đầu tư phát triển nhóm DTTS rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn, huyện Lạc Sơn tích cực triển khai các hoạt động, giải pháp góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống của các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù.
Giai đoạn 2021- 2024, tổng nguồn vốn đầu tư thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh là trên 2.168 tỷ đồng; trong đó, vốn ngân sách trung ương 2.035 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương 132,3 tỷ đồng.
Từ năm 2019-2024, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, huyện Cao Phong đã huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc 4 dự án.
Đồng chí Đặng Thế Quang, Chủ tịch UBND xã Đú Sáng (Kim Bôi) cho biết: Anh Triệu Văn Hội là trưởng xóm gương mẫu, luôn năng nổ, nhiệt tình trong các hoạt động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.