Ngay sau khi được cấp đất ở, nhiều gia đình dân tộc Mông đã chuyển về Khu tái định cư (TĐC) Táu Nà ở xóm Táu Nà, xã Cun Pheo (Mai Châu) để dựng nhà, tổ chức lại cuộc sống để "an cư” theo đúng nguyện vọng. Đây là một trong nhiều khu TĐC được tỉnh đầu tư từ các nguồn vốn hỗ trợ, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi được triển khai thành công trên địa bàn huyện Mai Châu nói riêng và toàntỉnh nói chung.
Khu tái định cư xóm Tuổng Đồi, xã Mường Chiềng (Đà Bắc) điều kiện tốt hơn so với nơi ở cũ.
Năm 2020, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 242/NQ-HĐND về phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng khu TĐC tại xóm Táu Nà, với tổng mức đầu tư trên 75,9 tỷ đồng trên diện tích 4,8 ha. Dự án được phân thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 (năm 2020) đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình công cộng khoảng 1,8ha. Giai đoạn 2 (năm 2021 - 2023) đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật khoảng 3ha và hạng mục sinh kế sản xuất cho các hộ dân; xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt từ nguồn nước hiện có về khu TĐC; xây dựng hệ thống cấp điện sinh hoạt, tuyến giao thông nội bộ khoảng 1,2 km, hệ thống thoát nước tập trung khu dân cư. Bên cạnh đó, xây dựng các hạng mục sinh kế sản xuất hỗ trợ di chuyển cho 53 hộ dân di cư tự do được bố trí vào vùng quy hoạch với mức 10 triệu đồng/hộ; hỗ trợ khai hoang tạo mương cố định, mức 8 triệu đồng/ha tại khu vực Suối Rằm với diện tích 0,5 ha/hộ. Việc xây dựng thành công khu TĐC tại xóm Táu Nà đã đảm bảo các điều kiện thiết yếu ổn định cuộc sống của các hộ đồng bào DTTS không có nơi ở, thiếu đất canh tác tại khu vực này.
Ngoài khu TĐC Táu Nà, để giải quyết tình trạng thiếu nhà ở, đất ở, đất sản xuất cho vùng đồng bào DTTS, UBND tỉnh đã triển khai có hiệu quả chính sách về đất đai và các tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (chương trình 1719). Một trong số đó là khu TĐC xóm Kế và xóm Tuổng Đồi, xã Mường Chiềng (Đà Bắc). Xóm Kế vốn là 1 trong 36 xóm khó khăn nhất tỉnh. Trước khi được bố trí TĐC, địa bàn xóm chủ yếu là địa hình bị chia cắt bởi đồi, núi cao, dân cư phân bố ở các sườn đồi, khe suối nên thường xuyên bị ảnh hưởng nặng nề bởi sạt lở đất, mưa lũ. Trước tình trạng đó, 29/29 hộ phải phải di dời khẩn cấp và được bố trí TĐC.
Khu TĐC xóm Kế được xây dựng với diện tích 1,54 ha, chia cho 34 gia đình, gồm 29 hộ ở xóm Kế (cũ) di chuyển về và 5 hộ TĐC tại chỗ. Khi chuyển về đây, các gia đình được phân lô theo thiết kế tổng thể khoảng 384 - 400m2 đất thổ cư/hộ. Ngoài bố trí đất ở, khu TĐC xóm Kế còn được đầu tư đồng bộ về hạ tầng điện, đường, nước sinh hoạt... Do vậy, sau khi chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của các gia đình cơ bản ổn định.
Ngoài khu TĐC xóm Kế, trên địa bàn xã còn khu TĐC Tuổng Đồi mới được hoàn thiện. Đây là nơi ở mới của 68 hộ di chuyển từ xóm Tuổng Đồi (cũ) lên. Do ảnh hưởng của thiên tai, trên địa bàn xóm xuất hiện nhiều điểm nguy cơ sạt lở đất, không đảm bảo an toàn. Vì vậy, huyện Đà Bắc đã xây dựng khu TĐC Tuổng Đồi với tổng mức đầu tư trên 30 tỷ đồng. Theo chia sẻ của các hộ dân, so với nơi ở cũ, nơi mới điều kiện tốt hơn. Ngoài có mặt bằng ổn định, an toàn, Nhà nước còn hỗ trợ đầu tư hệ thống điện, đường, trường học, nước sinh hoạt.
Toàn tỉnh hiện có 145/151 xã, phường, thị trấn thực hiện Chương trình 1719. Trong đó, 74 xã khu vực I, 12 xã khu vực II, 59 xã khu vực III và 86 thôn, xóm, bản đặc biệt khó khăn. Theo đồng chí Hà Văn Di, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh: Để đưa các chính sách đi vào cuộc sống, tỉnh đã chủ động triển khai các kế hoạch, dự án đầu tư phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi hiệu quả. Trên cơ sở các quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các chương trình, chính sách, dự án giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt đối với đồng bào DTTS, UBND tỉnh đã giao các cơ quan chức năng, các địa phương tổ chức thực hiện. Từ đó, hàng chục nghìn hộ dân vùng đồng bào DTTS được hưởng lợi. Riêng các chương trình hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất đã rà soát, đề nghị Trung ương hỗ trợ hơn 109 tỷ đồng giúp đồng bào khai hoang, phục hóa, cải tạo đất sản xuất và chuyển đổi nghề; huy động tối đa các nguồn lực để thực hiện. UBND tỉnh đã phát động đợt thi đua cao điểm 450 ngày đêm xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ khó khăn về nhà ở. Trong đó, từ nguồn lực Chương trình 1719 giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh đã xây dựng kế hoạch hỗ trợ 3.807 hộ. Từ nguồn vốn phân bổ năm 2023 - 2024, tỉnh xây dựng kế hoạch hỗ trợ 877 hộ. Đến nay đã hỗ trợ cho 699 hộ khó khăn về nhà ở, giúp nhiều hộ dân "an cư, lạc nghiệp.”
Mạnh Hùng
Chị Bùi Thị Hiên, sinh năm 1975, dân tộc Mường, hội viên phụ nữ xóm Tân Thành, xã Yên Trị (Yên Thủy) được biết đến là người phụ nữ kiên trì, cần cù, sáng tạo. Chị Hiên đã trở thành tấm gương sáng trong phong trào khởi nghiệp tại địa phương thông qua mô hình trồng và chế biến cây dược liệu, đặc biệt là cây xạ đen. Mô hình không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho gia đình mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương, tạo việc làm cho nhiều lao động nữ trong vùng.
Thực hiện Dự án 1 về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, giai đoạn 2019 - 2024, huyện Lạc Thủy đã huy động, lồng ghép các nguồn lực thực hiện đầu tư các công trình, hỗ trợ người dân vùng đồng bào DTTS ổn định đời sống.
Sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu "Gà đen - Pà Cò, Hang Kia huyện Mai Châu”, tháng 6/2024, UBND huyện Mai Châu đã cấp chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu sản phẩm "Gà đen Pà Cò, Hang Kia” cho 30 hộ chăn nuôi, kinh doanh sản phẩm gà đen trên địa bàn 2 xã. Đây được xem là bước chuyển quan trọng trong nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn, thời gian qua, huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp để thay đổi nhận thức, hành vi, trách nhiệm của người dân, nhất là đồng bào vùng dân tộc thiểu số.
Từ đẩy mạnh thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), kinh tế nông thôn của huyện Lạc Sơn không ngừng phát triển, qua đó từng bước nâng cao đời sống người dân, nhất là ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Xóm Tiện là địa bàn xa nhất và còn nhiều khó khăn thuộc xã vùng hồ Thung Nai (Cao Phong). Đến đây hỏi thăm nhà ông Bùi Văn Thinh thì không ai không biết. Ông Thinh đã có 10 năm làm Trưởng xóm, từ năm 2006 đến nay làm Bí thư chi bộ. Đặc biệt, ông là người có uy tín (NCUT) được Nhân dân tin yêu, trong nhiều năm đã trở thành hạt nhân nòng cốt đóng góp tích cực vào sự phát triển của vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) ở xóm Tiện.