Những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Hòa Bình tập trung củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Qua đó, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội trong vùng.
Xác định công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn tỉnh nói chung và vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nói riêng là nhiệm vụ thường xuyên, Đảng ủy Công an tỉnh chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chủ động nắm và dự báo tình hình. Kịp thời tham mưu cấp ủy, chính quyền các cấp huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tích cực vận động quần chúng thực hiện tốt các nội dung xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, xây dựng nền an ninh nhân dân, đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Trong khuôn khổ chương trình khai mạc Lễ hội Cá, tôm sông Đà tỉnh Hòa Bình năm 2024, màn đấu giá sản phẩm cá đặc sản vùng hồ Hòa Bình đã tạo được sức hút đặc biệt. Hàng nghìn khán giả phấn khích vỗ tay theo từng lần trả giá của người mua. Sau những phút "cân não” trả giá rất gay cấn và hồi hộp, con cá tầm thương phẩm trên 45 kg của Công ty TNHH Thủy sản Hải Đăng đã được chốt bán với giá 150 triệu đồng; con cá trắm đen trên 25 kg của Công ty TNHH Thủy sản và Dịch vụ Cường Thịnh được chốt bán với giá 105 triệu đồng. Cả hai con cá này đều được nuôi tại vùng hồ Hòa Bình, nơi từ lâu đã nổi tiếng với nhiều loại cá đặc sản có thể chinh phục cả những thực khách khó tính nhất.
Những năm qua, người có uy tín ở huyện Tân Lạc đã nỗ lực phát huy, khẳng định vai trò là lực lượng nòng cốt, cầu nối lan tỏa kiến thức, pháp luật trong cộng đồng dân cư và đưa các chính sách trợ giúp pháp lý đến gần hơn với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại địa phương.
Ngay sau khi được cấp đất ở, nhiều gia đình dân tộc Mông đã chuyển về Khu tái định cư (TĐC) Táu Nà ở xóm Táu Nà, xã Cun Pheo (Mai Châu) để dựng nhà, tổ chức lại cuộc sống để "an cư” theo đúng nguyện vọng. Đây là một trong nhiều khu TĐC được tỉnh đầu tư từ các nguồn vốn hỗ trợ, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi được triển khai thành công trên địa bàn huyện Mai Châu nói riêng và toàntỉnh nói chung.
Xã Thống Nhất (Lạc Thuỷ) được sáp nhập từ 3 xã vùng sâu của huyện với trên 72% đồng bào dân tộc thiểu số. Triển khai thực hiện các chính sách dân tộc, với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, sự đồng thuận của người dân, kinh tế - xã hội của xã chuyển biến tích cực.
Con đường mòn xuyên qua rừng già vào khu bản Cang, xóm Xà Lĩnh, xã Pà Cò (Mai Châu) chỉ đủ rộng cho một chiếc xe máy len qua. Phải là người thạo đường lắm mới dám điều khiển xe máy đi trên con đường mà chập lại cũng chỉ bằng 2 bàn tay, ngoằn ngoèo, luồn lách qua đá, qua khe. Vậy nhưng, cả hai vợ chồng Hờ Y Sông cứ như những con thoi chở từng bao bắp cải 40 - 50kg từ vườn nhà ra tập kết ven đường Quốc lộ 6 để chờ tư thương đến bốc lên xe về xuôi tiêu thụ...
Những năm qua, huyện Lạc Thủy tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách phát triển sản xuất, các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG), qua đó tạo nguồn lực giúp người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) địa phương.
"Từ sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước triển khai chính sách dân tộc cùng nỗ lực, cố gắng của cán bộ, nhân dân, đời sống bà con xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc ngày càng cải thiện, khối đại đoàn kết dân tộc được tăng cường, người dân tin tưởng, tích cực tham gia xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội địa phương", đồng chí Đinh Thanh Phú, Bí thư Đảng ủy xã Vầy Nưa khẳng định.
Chị Bùi Thị Hiên, sinh năm 1975, dân tộc Mường, hội viên phụ nữ xóm Tân Thành, xã Yên Trị (Yên Thủy) được biết đến là người phụ nữ kiên trì, cần cù, sáng tạo. Chị Hiên đã trở thành tấm gương sáng trong phong trào khởi nghiệp tại địa phương thông qua mô hình trồng và chế biến cây dược liệu, đặc biệt là cây xạ đen. Mô hình không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho gia đình mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương, tạo việc làm cho nhiều lao động nữ trong vùng.
Thực hiện Dự án 1 về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, giai đoạn 2019 - 2024, huyện Lạc Thủy đã huy động, lồng ghép các nguồn lực thực hiện đầu tư các công trình, hỗ trợ người dân vùng đồng bào DTTS ổn định đời sống.
Sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu "Gà đen - Pà Cò, Hang Kia huyện Mai Châu”, tháng 6/2024, UBND huyện Mai Châu đã cấp chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu sản phẩm "Gà đen Pà Cò, Hang Kia” cho 30 hộ chăn nuôi, kinh doanh sản phẩm gà đen trên địa bàn 2 xã. Đây được xem là bước chuyển quan trọng trong nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn, thời gian qua, huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp để thay đổi nhận thức, hành vi, trách nhiệm của người dân, nhất là đồng bào vùng dân tộc thiểu số.
Từ đẩy mạnh thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), kinh tế nông thôn của huyện Lạc Sơn không ngừng phát triển, qua đó từng bước nâng cao đời sống người dân, nhất là ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Xóm Tiện là địa bàn xa nhất và còn nhiều khó khăn thuộc xã vùng hồ Thung Nai (Cao Phong). Đến đây hỏi thăm nhà ông Bùi Văn Thinh thì không ai không biết. Ông Thinh đã có 10 năm làm Trưởng xóm, từ năm 2006 đến nay làm Bí thư chi bộ. Đặc biệt, ông là người có uy tín (NCUT) được Nhân dân tin yêu, trong nhiều năm đã trở thành hạt nhân nòng cốt đóng góp tích cực vào sự phát triển của vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) ở xóm Tiện.