Để giải quyết tình trạng thiếu nhà ở, đất ở, đất sản xuất cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương triển khai có hiệu quả chính sách về đất đai và các tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.


Anh Bùi Văn Chiến, xóm Bái, xã Kim Lập (Kim Bôi) được hỗ trợ 40 triệu đồng xây dựng nhà mới ổn định cuộc sống.

Trên cơ sở các quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các chương trình, chính sách, dự án giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoat đối với đồng bào dân tộc thiểu số, UBND tỉnh đã giao Ban Dân tộc, các sở, ngành, địa phương triển khai tổ chức thực hiện và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc. 

Thực hiện nội dung hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2019 - 2020, từ nguồn ngân sách của Trung ương, UBND tỉnh đã phân bổ hơn 4 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư công trình nước sinh hoạt,  thiết bị tich nước; hơn 2.600 hộ dân đã được hưởng lợi. Đối với nội dung hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sinh hoạt, tỉnh đã rà soát, đề nghị Trung ương hỗ trợ cho hơn 16 nghìn hộ với tổng kinh phí hơn 109 tỷ đồng giúp đồng bào khai hoang, phục hóa, cải tạo đất sản xuất và chuyển đổi nghề. Từ năm 2021 đến nay, tỉnh đã hỗ trợ hơn 2.600 hộ chuyển đổi nghề; hỗ trợ nguồn nước, thiết bị tích nước phục vụ sinh hoạt cho gần 15 nghìn hộ; đầu tư 37 công trình nước sinh hoạt tập trung. 

Đặc biệt, thực hiện hỗ trợ về nhà ở, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành lồng ghép các chương trình, dự án, chính sách nhằm huy động tối đa các nguồn lực. Mới đây, tỉnh đã phát động đợt cao điểm 450 ngày xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh.

Đồng chí Đỗ Duy Sâm, Trưởng phòng Tuyên truyền và Địa bàn, Ban Dân tộc tỉnh cho biết: Huy động Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh đã xây dựng kế hoạch hỗ trợ 2.157 hộ khó khăn về nhà ở, trong đó xây mới nhà cho 1.247 hộ, sửa chữa nhà cho 910 hộ với tổng kinh phí khoảng hơn 77 tỷ đồng. Đến nay đã hỗ trợ cho 1.829 hộ (xây mới 1.122 hộ, sửa chữa 707 hộ). Dự kiến đến cuối năm 2024, chương trình này sẽ hoàn thành kế hoạch đề ra. Từ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2020 - 2025, tỉnh đã xây dựng kế hoạch hỗ trợ cho 3.807 hộ. Từ nguồn vốn phân bổ năm 2023 - 2024, tỉnh xây dựng kế hoạch hỗ trợ cho 877 hộ. Đến nay đã hỗ trợ cho 699 hộ. 

Với mức hỗ trợ 40 triệu đồng, vay vốn ưu đãi 40 triệu đồng, dự án hỗ trợ nhà ở thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã trở thành động lực để nhiều hộ khó khăn mạnh dạn đầu tư, nâng cấp nhà, ổn định cuộc sống. Anh Bùi Văn Chiến, xóm Bái, xã Kim Lập (Kim Bôi) - một trong những hộ được hưởng lợi từ chương trình chia sẻ: Trước đây, gia đình tôi  sống cùng bố mẹ và anh trai. Do điều kiện sinh sống chật chội, gia đình tôi tách hộ và sống tạm bợ trong ngôi nhà sàn cũ đã xuống cấp. Được hỗ trợ từ chương trình, gia đình vay họ hàng cố gắng xây ngôi nhà mái bằng để ở, ổn định cuộc sống. Trong quá trình xây dựng, hầu hết ngày công do anh em họ hàng giúp đỡ nên chi phí không phát sinh quá lớn. 

Trong 2 năm 2023 và 2024, xã Kim Lập đã hỗ trợ cho 70 hộ. Đồng chí Bùi Văn Chuẩn, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Theo kế hoạch, Kim Lập sẽ về đích nông thôn mới năm 2025. Hiện nay, xã đạt 13/19 tiêu chí. Chương trình hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt đã hỗ trợ rất nhiều để xã thực hiện các tiêu chí về nhà ở nông thôn, môi trường, góp phần xây dựng nông thôn mới để có thể về đích theo kế hoạch. 

Toàn tỉnh hiện còn khoảng hơn 3.900 hộ cần hỗ trợ về nhà ở. Để tiếp tục giúp các hộ an cư, lạc nghiệp, Ban Dân tộc tỉnh xác định triển khai có hiệu quả các chương trình hỗ trợ. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc lựa chọn đối tượng thụ hưởng đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ, đúng đối tượng, không chồng chéo và có sự tham gia thống nhất của người dân, cộng đồng nơi bình xét. Kịp thời tháo gỡ khó khăn, yêu cầu cấp thiết về điều kiện sống, sinh hoạt của hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giúp nhiều hộ từng bước ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo.


Đ.H

Các tin khác


Xã Thạch Yên: Hiệu quả mô hình can thiệp giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết 

Thạch Yên là địa bàn khó khăn nhất của huyện Cao Phong với hơn 98% đồng bào dân tộc thiểu số. Song đây cũng là địa phương đạt được nhiều tiến bộ trong thực hiện các chính sách dân số, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết. Kết quả đó là nhờ dự án "Can thiệp giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống" đang được triển khai tại xã. 

Trên 212 tỷ đồng giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Giai đoạn 2021 - 2025, nhu cầu kinh phí giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là trên 414,8 tỷ đồng. Tuy nhiên, tổng số vốn giao là 212,134 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển là 114,343 tỷ đồng; vốn sự nghiệp 97,791 tỷ đồng.

Người tâm huyết với công tác sưu tầm, nghiên cứu văn hóa Mường

Từng tham gia viết báo, viết văn và gần đây dành phần lớn thời gian, tâm sức sưu tầm, nghiên cứu văn hóa truyền thống, nghệ nhân ưu tú Bùi Huy Vọng ở xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) khiến nhiều người nể phục bởi tâm huyết và những đóng góp đối với văn hóa Mường.

Huyện Mai Châu khai thác giá trị nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Mông

Huyện Mai Châu có 2 xã đồng bào dân tộc Mông sinh sống tập trung là Hang Kia, Pà Cò. Nơi đây cách trung tâm huyện khoảng 40 km, địa hình đồi núi cao với hầu hết khu vực nằm ở độ cao trên 500 m so với mực nước biển, đỉnh cao nhất 1.500 m nằm ở phía Tây Bắc của Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò. Từ bao đời nay, đồng bào Mông cùng nhau gìn giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Người phụ nữ Mông miệt mài bên khung cửi dệt để giữ lại tinh hoa văn hóa dân tộc trên những tấm thổ cẩm đậm bản sắc.

Cô giáo người Mông hết lòng vì con chữ của trẻ em vùng khó

Sinh ra và lớn lên tại bản Mông nghèo thuộc huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, cô gái Giàng Thị Sao (SN 1986) nỗ lực học tập để hiện thực ước mơ được đứng trên bục giảng. Sau khi tốt nghiệp ngành sư phạm âm nhạc, cô được tuyển dụng và phân công về Trường TH&THCS Hang Kia A, xã Hang Kia (Mai Châu) dạy từ năm 2010.

Xã Hang Kia phát huy hiệu quả mô hình “dòng họ tự quản” 

Vài năm trở lại đây, xã Hang Kia (Mai Châu) không còn các hủ tục lạc hậu, đặc biệt là trong việc cưới, việc tang. Người dân trong xã không còn nổ súng khi có người chết, không làm đám cưới tốn kém...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục