Từ những nhân tố tiên phong như chị Sùng Y Múa, xóm Hang Kia - xã Hang Kia, anh Phàng A Páo, xóm Chà Đáy - xã Pà Cò, hoạt động du lịch ở 2 xã đồng bào Mông của huyện Mai Châu có nhiều khởi sắc. Đời sống của bà con có những bước chuyển đáng mừng.


Du khách khám phá sản phẩm du lịch và mua sắm tại chợ phiên của đồng bào Mông xã Pà Cò (Mai Châu).

Những ngày thường, xã Hang Kia, Pà Cò vẫn có khách quốc tế lưu lại tham quan, tìm hiểu. Đến những ngày cuối tuần, không khí thực sự nhộn nhịp với sự có mặt của nhiều du khách trong nước, nước ngoài đến trải nghiệm và khám phá. Anh Phàng A Páo, nông dân làm du lịch cộng đồng (DLCĐ) ở xóm Chà Đáy, xã Pà Cò chia sẻ: Địa bàn xã có nhiều tiềm năng, lợi thế về cảnh quan tự nhiên, bản sắc văn hóa để phát triển loại hình du lịch. Từ năm 2017 đến nay, tôi và một số hộ dân trong xóm đã chuyển đổi từ canh tác nông nghiệp thuần túy sang làm DLCĐ. Đời sống sản xuất, công việc hàng ngày của bà con như trồng lúa nương, thu hái chè Shan tuyết, nhuộm chàm, vẽ sáp ong, làm giấy giang… được tận dụng kết hợp khai thác, phát triển thành sản phẩm du lịch.

Mấy năm nay, nhờ được sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, hạ tầng giao thông ở vùng đồng bào dân tộc Mông Hang Kia, Pà Cò cơ bản thuận lợi, tạo điều kiện cho du lịch phát triển. Du khách dễ dàng di chuyển tới điểm đến bằng nhiều phương tiện cá nhân, như xe máy, ô tô hoặc phương tiện vận tải khách của các đơn vị lữ hành. Các điều kiện quan trọng khác để thúc đẩy du lịch cũng được ưu tiên hỗ trợ tối đa, như: thông tin liên lạc, điện sinh hoạt, nước sạch, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm du lịch, vốn chính sách cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số…

Đặc biệt, với việc bảo tồn được những giá trị văn hóa truyền thống, phát huy giá trị tài nguyên thiên nhiên, 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã trở thành điểm đến DLCĐ thu hút khách. Chị Cao Thu Hà (quận Hoàng Mai - TP Hà Nội) chia sẻ: Đã 5 - 6 lần tôi đi cùng gia đình, nhóm bạn đến đây tham quan, trải nghiệm. Có lẽ Hang Kia, Pà Cò là một trong số ít điểm du lịch mang đến cho tôi sự mới mẻ và khác biệt, nên đến một lần vẫn muốn trở lại nhiều lần. Tôi thích nhất là trải nghiệm cảm giác đi chơi chợ cùng bà con người Mông, được tập vẽ sáp ong, thưởng thức món bánh dày chiên phồng nóng hổi và đón bình minh trên núi, tận hưởng không khí trong lành.

Trên địa bàn 2 xã Hang Kia, Pà Cò hiện có hơn 10 homestay đáp ứng nhu cầu dịch vụ lưu trú của du khách. Việc phát triển kinh tế du lịch đã tạo việc làm, sinh kế bền vững cho hàng trăm lao động địa phương. Tại xã Hang Kia đã thành lập được 1 hợp tác xã hoạt động kinh doanh gắn với DLCĐ, 4 hộ làm dịch vụ homestay, 90 giường lưu trú và các tổ dịch vụ phục vụ khách. Xã Pà Cò thành lập Chi hội nông dân làm homestay và trải nghiệm nông nghiệp Pà Cò. Các điểm DLCĐ ở đây đón khách quanh năm, cao điểm là mùa hè, các kỳ nghỉ lễ dài ngày, dịp Tết của đồng bào Mông và Tết Nguyên đán. Hai địa phương cũng chú trọng khai thác những sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn gắn với bản sắc văn hóa dân tộc nhằm thu hút khách du lịch, như: Chợ đêm giao lưu văn hóa dân tộc Mông; điểm săn mây Hang Kia; cắm trại đêm ngắm dải Ngân hà ở Hang Kia…

Theo đồng chí Phàng A Sồng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Pà Cò, mô hình DLCĐ đã làm thay đổi đáng kể cuộc sống của đồng bào Mông. So với trồng cây lương thực thì giá trị du lịch đem lại cao hơn, thu nhập mỗi năm từ 80 - 100 triệu đồng. Phát triển DLCĐ còn giúp cho tài nguyên thiên nhiên được bảo vệ tốt hơn, người dân có ý thức giữ rừng, tạo cảnh quan môi trường sinh thái. Cùng với đó, những nét văn hóa độc đáo được phát huy, nhiều đặc sản nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp do bà con làm ra có sức tiêu thụ mạnh, góp phần cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.


Bùi Minh


Các tin khác


Người tâm huyết với công tác sưu tầm, nghiên cứu văn hóa Mường

Từng tham gia viết báo, viết văn và gần đây dành phần lớn thời gian, tâm sức sưu tầm, nghiên cứu văn hóa truyền thống, nghệ nhân ưu tú Bùi Huy Vọng ở xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) khiến nhiều người nể phục bởi tâm huyết và những đóng góp đối với văn hóa Mường.

Huyện Mai Châu khai thác giá trị nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Mông

Huyện Mai Châu có 2 xã đồng bào dân tộc Mông sinh sống tập trung là Hang Kia, Pà Cò. Nơi đây cách trung tâm huyện khoảng 40 km, địa hình đồi núi cao với hầu hết khu vực nằm ở độ cao trên 500 m so với mực nước biển, đỉnh cao nhất 1.500 m nằm ở phía Tây Bắc của Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò. Từ bao đời nay, đồng bào Mông cùng nhau gìn giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Người phụ nữ Mông miệt mài bên khung cửi dệt để giữ lại tinh hoa văn hóa dân tộc trên những tấm thổ cẩm đậm bản sắc.

Cô giáo người Mông hết lòng vì con chữ của trẻ em vùng khó

Sinh ra và lớn lên tại bản Mông nghèo thuộc huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, cô gái Giàng Thị Sao (SN 1986) nỗ lực học tập để hiện thực ước mơ được đứng trên bục giảng. Sau khi tốt nghiệp ngành sư phạm âm nhạc, cô được tuyển dụng và phân công về Trường TH&THCS Hang Kia A, xã Hang Kia (Mai Châu) dạy từ năm 2010.

Xã Hang Kia phát huy hiệu quả mô hình “dòng họ tự quản” 

Vài năm trở lại đây, xã Hang Kia (Mai Châu) không còn các hủ tục lạc hậu, đặc biệt là trong việc cưới, việc tang. Người dân trong xã không còn nổ súng khi có người chết, không làm đám cưới tốn kém...

14 đội thi tuyên truyền viên giỏi mô hình “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng”

Ngày 30/9, Hội LHPN thành phố Hòa Bình tổ chức Hội thi Tuyên truyền viên giỏi mô hình "Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng” năm 2024.

Cán bộ đoàn dân tộc Mường nhiệt huyết

Nhanh nhẹn, năng nổ, nhiệt huyết là những ghi nhận của nhiều đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) và người dân địa phương khi nhắc đến anh Bạch Công Thưởng, dân tộc Mường, Bí thư Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam xã Hợp Tiến (Kim Bôi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục