Người dân tìm hiểu đồ án của đơn vị tư vấn.

Người dân tìm hiểu đồ án của đơn vị tư vấn.

(HBĐT) - Đồ án điều chỉnh quy hoạch thành phố Hòa Bình đến năm 2025 do Sở Xây dựng làm chủ đầu tư đang trở thành tâm điểm, thu hút sự quan tâm của các sở, ngành, các cấp chính quyền, tổ chức xã hội và người dân.

 

Trao đổi với phóng viên Báo Hòa Bình về quan điểm của UBND TP HB về đồ án trên, ông Lê Văn Liên, Phó Chủ tịch UBND TPHB cho biết: Đồ án trên là cần thiết nhưng một số khu vực quy hoạch theo điều chỉnh mới còn thiếu tính kế thừa. Khi thực hiện phải điều tra cụ thể, cập nhật tình hình phát triển KT-XH của thành phố trong giai đoạn hiện nay và kế hoạch phát triển KT-XH của thành phố và của tỉnh trong 5 năm tới, định hướng đến năm 2020. Đồng thời, phải bám sát định hướng phát triển đô thị của Chính phủ đã phê duyệt, xây dựng TPHB là đô thị cấp vùng Tây Bắc và vùng thủ đô Hà Nội.

                       

 P.V: Ông có thể cho biết quan điểm của UBND thành phố cũng như của cá nhân về đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TPHB đến năm 2025?

 

Ông Lê Văn Liên: Quan điểm của UBND TP cũng như cá nhân tôi hồn tồn đồng ý với chủ trương của UBND tỉnh cho phép điều chỉnh quy hoạch chung TPHB đến năm 2025 và giao cho Sở Xây dựng làm chủ đầu tư. Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TPHB đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2001, đã tạo ra cho TXHB một cơ hội phát triển KT-XH, thu hút đầu tư to lớn, đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự nghiệp phát triển KT-XH tại địa phương, xây dựng TXHB từ một TX miền núi nghèo trở thành đô thị loại III vào năm 2005 và trở thành thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2006.

 

Hiện nay, TPHB đang tiếp tục nhận được sự quan tâm lớn của Chính phủ, các bộ, ngành của T.ư cũng như của Tỉnh ủy, HĐND, UBND Tỉnh. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của TP đang thay đổi từng ngày, nhiều công trình trọng điểm của TP đã hồn thành và đưa vào sử dụng như: đường Trần Hưng Đạo, Trần Quý Cáp, Hữu Nghị, Chi Lăng... Cầu Hoà Bình qua sông Đà, công trình kè hai bờ sông Đà và cứng hóa đê Quỳnh Lâm, đê Đà Giang… và một số các KDC mới đã và đang được đầu tư xây dựng, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của TP ngày càng phát triển, đời sống KT-VH-XH của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Ngồi ra, trên địa bàn TP hiện nay đang được tiếp tục đầu tư nhiều công trình lớn như đường: Thịnh Lang, Trương Hán Siêu, Chi Lăng kéo dài giai đoạn 1, đường nối từ QL 6 mới với đường Chi Lăng, dự án vùng hạ lưu đập thủy điện giai đoạn 1, dự án thoát nước và xử lý nước thải... Các dự án trên với tổng số vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng. Đây chính là nguồn động lực lớn cho phát triển KT-XH của TP trong những năm tới.

 

Tuy nhiên, để xây dựng TPHB trở thành đô thị cấp vùng của vùng Tây Bắc (theo Quyết định số 10/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ); trở thành đô thị cấp vùng của vùng thủ đô Hà Nội (theo Quyết định số 490/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) và theo nghị quyết của Thành ủy Hoà Bình tại Đại hội lần thứ XXI, phấn đấu xây dựng TPHB đến năm 2020 trở thành đô thị loại II thì việc điều chỉnh quy hoạch chung TPHB đến năm 2025 là rất cần thiết và cấp bách.

 

Về việc UBND tỉnh chọn giao cho Sở Xây dựng làm chủ đầu tư dự án, chúng tôi thấy đây là chủ trương đúng, vì SXD có đủ điều kiện về chuyên môn cũng như nhân lực để tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, đồ án được UBND tỉnh phê duyệt nhiệm vụ thiết kế điều chỉnh từ tháng 2/2008 đến nay vẫn chưa hoàn thành, do đó, tiến độ của dự án thực hiện rất chậm so với quy định (theo quy định, thời gian lập đồ án không quá 12 tháng).

 

P.V: Theo ông, đồ án này có gì hợp lý và chưa hợp lý?

 

Ông Lê Văn Liên: Nhìn chung, đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TPHB đến năm 2025 cơ bản đã kế thừa được đồ án quy hoạch năm 2001. Nội dung về thuyết minh đồ án đã bám sát nhiệm vụ thiết kế quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt. Đồ án đã nghiên cứu, mở rộng đến một số xã ngoại thành của TP như Trung Minh, Yên Mông... Đặc biệt, trong đồ án quy hoạch mới đã đề cập đến việc xây dựng một khu quảng trường của TP nằm trong khu trung tâm Quỳnh Lâm. Theo tôi, đây là một yếu tố mới trong việc điều chỉnh quy hoạch.

 

Tuy nhiên, do thời gian quy hoạch quá kéo dài (đến nay đã qua 33 tháng, gấp gần 3 lần thời gian quy định) do đó, việc cập nhật số liệu các thông tin về tình hình phát triển KT-XH  của TP cách đây gần 3 năm đã quá lạc hậu so với hiện nay (trong 5 năm 2005 - 2010, kinh tế TP phát triển đạt hơn 13,5 %/năm) đã dẫn đến đồ án điều chỉnh quy hoạch mới có nhiều điểm không còn phù hợp với thực tế.

 

Theo chúng tôi, có lẽ xuất phát từ thiếu thông tin về tình hình phát triển KT-XH tại địa phương cũng như thiếu thực tế trong nghiên cứu, đề cập tới các dự án lớn của TP đã và đang triển khai tại địa phương... đã dẫn đến một số khu vực quy hoạch điều chỉnh mới còn thiếu tính kế thừa của đồ án quy hoạch cũ. Mặt khác, trong đồ án mới, đơn vị tư vấn chưa phân tích được rõ nét những ưu, nhược điểm của một số khu vực trong đồ án cũ và đồ án mới, do đó, tính thuyết phục trong điều chỉnh chưa cao.

 

P.V: Ông có thể phân tích rõ hơn?

 

Ông Lê Văn Liên: Có thể thấy rõ quy hoạch của đồ án còn chưa có tính kế thừa và chưa phân tích rõ nét những ưu, nhược điểm giữa đồ án cũ và đồ án mới. Chẳng hạn, tại khu trung tâm Quỳnh Lâm. Trước năm 2008 việc thực hiện quy hoạch tuân thủ theo quy hoạch năm 2001. Từ tháng 1/2008 đến nay việc thực hiện quy hoạch theo quy hoạch điều chỉnh của UBND tỉnh phê duyệt (Tại Quyết định số 56/QĐ-UBND ngày 11/1/2008), nội dung quy hoạch điều chỉnh theo QĐ số 56 của UBND tỉnh hoàn toàn kế thừa và phát triển mở rộng thêm trên cơ sở quy hoạch năm 2001 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

 

Đồng thời, với việc điều chỉnh quy hoạch khu trung tâm Quỳnh Lâm, UBND tỉnh đã và đang đầu tư nhiều dự án lớn để phát triển KT-XH của TP với số vốn lên tới hàng nghìn tỷ đồng như: dự án đường Chi Lăng kéo dài giai đoạn 1, hiện đang thi công, vốn 67,4 tỷ đồng; dự án đường nối QL 6 mới vào đường Chi Lăng đã duyệt xong dự án tháng 10/2010, hiện đang triển khai thiết kế kỹ thuật, lập dự toán thi công, vốn 319,7 tỷ đồng; dự án thoát nước và xử lý nước thải TP vốn ODA CHLB Đức phê duyệt năm 2009, hiện đang lập thiết kế kỹ thuật, dự toán thi công, vốn 18,5 triệu Euro; dự án kênh 20 TPHB... và còn nhiều dự án khác đang được triển khai.

 

Mặt khác, tại phương án, đơn vị tư vấn chọn tại khu trung tâm quảng trường Quỳnh Lâm cho là trục giao thông trung tâm chưa hợp lý là không có cơ sở khoa học. Phương án này đã phá vỡ một loạt các dự án lớn của tỉnh đã và đang đầu tư nêu trên. Nếu được chọn sẽ gây tổn thất  lớn cho phát triển KT-XH của TP cũng như của tỉnh. Nhìn chung, trong đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TPHB đến năm 2025, không chỉ có khu quảng trường Quỳnh Lâm cần phải xem xét lại mà vẫn còn nhiều vấn đề cần phải bàn tiếp như: khu xã Yên Mông, xã Trung Minh, xã Thái Thịnh... để đi đến thống nhất.

 

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!

 

                                                                         Lê Chung (thực hiện)

 

Các tin khác


Xã Thạch Yên: Xây dựng “cán bộ số” để xây dựng “chính quyền số”

Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng với tinh thần "vì nhân dân phục vụ”, xã Thạch Yên (Cao Phong) từng bước đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động quản lý, điều hành, xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao tỷ lệ giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) đã mang lại những thay đổi to lớn về thị phần, thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ, cũng như tạo ra xu hướng mới trong sản xuất, kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp (DN). CĐS đã mở ra cơ hội cho các DN tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh, giúp kết nối gần hơn với khách hàng và cấu trúc lại DN. Song, để CĐS trong DN đạt hiệu quả, thành công, đòi hỏi cần có tư duy mới cùng những năng lực mới trong tổ chức, vận hành theo hướng kết hợp người và máy móc dựa trên nền tảng các công nghệ số và dữ liệu số. Tỉnh ta đang triển khai các giải pháp thúc đẩy CĐS trong DN.

Xây dựng chính quyền số phục vụ Nhân dân

(HBĐT) - Triển khai thực hiện các nhiệm vụ xây dựng chính quyền số, chuyển đổi số, đến nay, huyện Cao Phong đã đạt được một số kết quả bước đầu. Qua đó góp phần đổi mới căn bản, toàn diện trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền, nâng cao hiệu quả cải cách hành chính phục vụ Nhân dân.

Trên 400 học viên được bồi dưỡng kiến thức về kinh tế số, xã hội số

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức 6 lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản về chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số cho trên 400 học viên đến từ các hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức KT-XH và người dân tại khu vực nông thôn.

Trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, chuyển đổi số cho cán bộ Đoàn, Hội

(HBĐT) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Tỉnh Đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh vừa tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, chuyển đổi số năm 2023 cho 150 cán bộ Đoàn, Hội phụ trách công tác khởi nghiệp, chuyển đổi số các cấp trong tỉnh.

Chuyển đổi số lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm

(HBĐT) - Chuyển đổi số (CĐS) hiện nay là xu thế tất yếu trên toàn cầu và là giải pháp quan trọng, cấp thiết, làm cơ sở xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH của mỗi địa phương, quốc gia. Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh "CĐS phải lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, là động lực của CĐS”. Tại Quyết định số 505/QĐ-TTg, ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 10/10 hàng năm là Ngày CĐS quốc gia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục