(HBĐT) - Khát vọng, khát khao phát triển và mong muốn phát triển, thời gian qua, huyện Lạc Sơn được biết đến là địa phương có sự chuyển đổi mạnh mẽ trong tư duy nhận thức; quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành giải quyết những khó khăn, vướng mắc, nút thắt cản trở sự phát triển và có những chuyển biến tốt trong công tác cán bộ, giải phóng mặt bằng. Nhiều nhà đầu tư tin tưởng vào sự đồng hành, hỗ trợ của cấp uỷ, chính quyền đã "xuống tiền” triển khai dự án đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp, đô thị, thương mại, dịch vụ, mở ra cơ hội rất lớn để Mường Vang bứt phá vươn lên, hiện thực hoá Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và NQĐH Đảng bộ huyện lần thứ XXVII.



Một góc đô thị thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn).

BCH Đảng bộ, BTV Huyện uỷ Lạc Sơn đã nghiêm túc đánh giá, phân tích toàn diện kết quả đạt được; những thuận lợi, khó khăn, thách thức cần giải quyết. Từ đó đưa ra những mục tiêu, giải pháp cụ thể, trọng tâm, đột phá để tập trung lãnh đạo thực hiện NQĐH Đảng bộ huyện lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. 

Huyện Lạc Sơn có nhiều khó khăn, thách thức cũng như những thuận lợi để phát triển. Về khó khăn, áp lực đặt ra cho Đảng bộ huyện, xét ở mọi góc độ thì Lạc Sơn là huyện nghèo. Diện tích tự nhiên 587 km2, chỉ đứng sau huyện Đà Bắc, dân số khoảng 15 vạn người, đứng sau TP Hoà Bình với khoảng 90% ở nông thôn, chủ yếu sống nhờ vào nông, lâm nghiệp, thu nhập thấp, không ổn định. Nguồn lực đầu tư eo hẹp dẫn đến kết cấu hạ tầng còn kém, lạc hậu, là một trong những địa phương có hạ tầng yếu và thiếu của tỉnh. Đa số tuyến đường nhỏ hẹp chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Hạ tầng đô thị rất khiêm tốn, chủ yếu bám theo quốc lộ 12B và một số tuyến đường nhánh nhỏ rẽ ngang. Tỷ lệ đô thị hoá của huyện ở mức thấp nhất tỉnh (8%). Hoạt động của các doanh nghiệp, HTX của huyện còn rất nhỏ, với khoảng 120 doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, trong đó thực sự hoạt động và có khai báo thuế khoảng 70 doanh nghiệp. Thu ngân sách Nhà nước chỉ đáp ứng khoảng 10% nhu cầu chi. Sản xuất nông nghiệp luôn đối mặt với tình trạng được mùa mất giá, đời sống người dân ở vùng nông thôn còn nhiều khó khăn. Là huyện thuần nông, tình trạng thiếu việc làm diễn ra căng thẳng, có khoảng hơn 2 vạn lao động trong huyện phải ly hương đi làm ăn ở các địa phương khác, kéo theo những vấn đề xã hội phát sinh… Chất lượng cán bộ, công chức còn nhiều khó khăn, vẫn còn cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu công việc. Cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa mạnh về năng lực tổng hợp, tầm nhìn, kỹ năng lãnh đạo, quản lý. Đối với cấp xã phần lớn chưa được đào tạo ngay từ đầu, năng lực xử lý, hoàn thành công việc chưa hiệu quả. Một thuận lợi cũng là thách thức đối với Đảng bộ huyện đó là người dân thật thà, chân chất, nhưng vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại của một bộ phận cán bộ, Nhân dân. Đó là những "rào cản” lớn trong lãnh đạo, quản lý, năng lực điều hành và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển KT-XH. Những khó khăn, yếu kém, hạn chế này được các văn bản, nghị quyết của BTV Huyện uỷ thẳng thắn chỉ ra. 

NQĐH Đảng bộ huyện lần thứ XXVII vì lẽ đó đề ra mục tiêu khiêm tốn, phấn đấu đến năm 2025, kinh tế huyện đạt mức trung bình của tỉnh; thu nhập bình quân đầu người đạt 70 triệu đồng/năm, thu ngân sách Nhà nước đạt 170 tỷ đồng, tỷ lệ đô thị hóa 15%... 

Bên cạnh nhiều khó khăn, song Lạc Sơn cũng có không ít cơ hội để phát triển, bứt phá. Đồng chí Bí thư Huyện uỷ Nguyễn Ngọc Điệp cho biết: Dù là huyện miền núi, song nhiều khu vực có mặt bằng tương đối rộng có thể quy hoạch để thu hút các dự án đầu tư. 5 xã vùng cao của huyện độ cao trung bình từ 500 - 700 m trở lên, cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, khí hậu trong lành, mát mẻ, sông núi hiền hòa, có rừng nguyên sinh, thác nước, nguời dân chân chất, bản sắc văn hoá còn được lưu giữ. Đặc biệt, khu vực Đồi Thung, xã Quý Hòa nằm ở độ cao trên 1.000 m, cảnh quan hùng vĩ, nên thơ, ruộng bậc thang xếp lớp, có suối nước khoáng nóng là tiềm năng lớn để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông còn lưu giữ được nhiều loại động, thực vật quý hiếm. Bãi Nhạ (xã Ngọc Sơn) là thảo nguyên trên cao từng là địa điểm tổ chức dù lượn. Thác Mu (xã Tự Do) kỳ vĩ đang là địa điểm hướng tới của du khách. Huyện là địa phương top đầu trong việc lưu giữ những giá trị văn hóa vùng đất Mường như nhà sàn; bảo tồn, phát huy có chọn lọc giá trị mo Mường; bảo tồn di sản nghệ thuật hát Thường đang, Bộ mẹng, hát đúm của dân tộc Mường; khôi phục các lễ hội văn hóa, xây dựng các tổ, đội văn nghệ biểu diễn cồng chiêng tại nhiều xóm, bản. Huyện còn có nhiều sản phẩm nông nghiệp nức tiếng như gà Lạc Sơn, hạt dổi Chí Thiện, Chí Đạo, mật ong rừng Tự Do… được nhiều người biết đến và tin dùng, đem lại cơ hội nâng cao thu nhập cho người dân. Các xã vùng dưới tiếp giáp, cận kề với tuyến đường Hồ Chí Minh, thuận lợi về giao thương; có hồ Cánh Tạng với diện tích 6 km2, được coi là hồ nhân tạo lớn của miền Bắc, là tiềm năng lớn để phát triển các loại hình du lịch, đô thị nghỉ dưỡng. Chính vì sở hữu những tiềm năng, lợi thế này, trong định hướng quy hoạch vùng huyện, Thường trực Tỉnh uỷ nhấn mạnh mục tiêu: Xác định đến năm 2030, huyện Lạc Sơn trở thành một trong những trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe chất lượng cao của khu vực và cả nước dựa trên tiềm năng là nguồn khoáng nóng chất lượng, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, môi trường trong lành, có hồ nước ngọt nhân tạo lớn nhất miền Bắc, có bản sắc văn hóa độc đáo… 

Cụ thể hoá NQĐH Đảng bộ tỉnh, ngay sau Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII, BTV Huyện ủy đã xây dựng các nghị quyết chuyên đề về thu hút đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng, đô thị, du lịch, quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng, công tác cán bộ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa. Các nghị quyết được bàn thảo dân chủ, xây dựng kỹ lưỡng, vừa kế thừa được những kết quả đạt được, phân tích rõ nguyên nhân yếu kém, đề ra những giải pháp trọng tâm, đột phá, hướng tới mục tiêu tạo được sự thống nhất cao trong toàn Đảng bộ, thay đổi tư duy, nhận thức, cách làm, nhất là cán bộ chủ chốt từ huyện xuống cơ sở, bảo đảm tính khả thi, không để ban hành nghị quyết xong rồi "cất tủ” mà phải lấy sản phẩm làm thước đo đánh giá.  Trên cơ sở đó phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, gắn với trách nhiệm của các đồng chí trong Thường trực, BTV Huyện uỷ chỉ đạo, đôn đốc thực hiện. Huyện Lạc Sơn được ghi nhận là địa phương có nhiều cách làm sáng tạo, phù hợp trong giải phóng mặt bằng, thu hút, hỗ trợ nhà đầu tư triển khai dự án, việc thực hiện các nhiệm vụ then chốt đạt được kết quả khả quan. Đồng chí Quách Công Vinh, Bí thư Đảng uỷ xã Yên Phú tâm sự: Tư duy, tầm nhìn của BCH, BTV, Thường trực Huyện uỷ đã thay đổi mạnh vì cái chung. Quá trình thực hiện các chủ trương, nghị quyết đã từng bước khắc phục những yếu kém trước đây, đường giao thông được quy hoạch ra đồng ruộng, vừa giảm tải áp lực về giải phóng mặt bằng, vừa mở ra không gian phát triển mới. Cán bộ được chuyển đổi vị trí công tác, khắc phục tình trạng khép kín, nể nang, được rèn luyện, trưởng thành trong môi trường mới, hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ, chức trách được giao. Nhiều dự án mới được triển khai nhanh và đi vào hoạt động, người dân có việc làm ổn định, thu nhập cao hơn thay vì quanh quẩn với củ khoai, hạt lúa… Không khí đổi mới vì mục tiêu phát triển lan toả rộng khắp, trở thành hành động cụ thể để Lạc Sơn bứt phá vươn lên.

(Còn nữa)

Lê Chung

Các tin khác


Huyện Cao Phong: Thực hiện Kết luận số 01-KL/TW: Quyết tâm, trách nhiệm, thực chất, chú trọng vai trò nêu gương

(HBĐT) - Hàng năm, ngay từ tháng 1, 100% cán bộ, đảng viên (CB, ĐV), công chức, viên chức nghiêm túc xây dựng kế hoạch cá nhân học tập và làm theo (HT) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Bản cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu HT Bác được cá nhân hóa, đảm bảo phù hợp với vị trí việc làm, vai trò, trách nhiệm của từng người, không rập khuôn, hình thức. Điều đáng ghi nhận trong quá trình Đảng bộ huyện Cao Phong triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị, đó là vừa phát huy được vai trò nêu gương của CB, ĐV, vừa tạo sự hưởng ứng tích cực từ các tầng lớp nhân dân và người lao động. Vì thế, Đảng bộ huyện đã đưa việc HT Bác đi sâu vào cuộc sống.

Huyện Lạc Sơn: Tạo chuyển biến mạnh mẽ về công tác cán bộ

(HBĐT) - Bên cạnh những chuyển biến tích cực, công tác cán bộ của huyện Lạc Sơn còn có một số hạn chế, bất cập như: Trình độ chuyên môn của một bộ phận cán bộ cấp huyện chưa cao. Cán bộ lãnh đạo quản lý chưa mạnh về năng lực tổng hợp, tầm nhìn, kỹ năng lãnh đạo, quản lý. Cán bộ cấp xã phần lớn từ cơ sở, không được đào tạo ngay từ đầu nên chất lượng, hiệu quả có phần hạn chế. Trong quản lý, giải quyết công việc còn ảnh hưởng của lối tư duy kinh nghiệm, văn hoá gia đình. Đồng chí Nguyễn Ngọc Điệp, Bí thư Huyện uỷ cho rằng, đây là những rào cản trong lãnh đạo, quản lý, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, phát triển KT-XH của địa phương và lòng tin của Nhân dân.

Không bỏ lỡ cơ hội phát triển

(HBĐT) - Với lợi thế cảnh quan, môi trường, bản sắc văn hoá, kề cận và nằm trong quy hoạch vùng Thủ đô, tỉnh đứng đang đứng trước những cơ hội rất lớn để bứt phá, vươn lên mạnh mẽ.

Đảng bộ huyện Lương Sơn: Hành động xây dựng đô thị Lương Sơn đạt tiêu chí cấp thị xã

(HBĐT) - Kế thừa những kết quả quan trọng đạt được là huyện nông thôn mới (NTM) và đạt tiêu chí đô thị loại IV, về đích trước Nghị quyết Tỉnh ủy 1 năm, Đảng bộ và Nhân dân huyện Lương Sơn tiếp tục đổi mới tư duy, cách làm, xây dựng, triển khai các kế hoạch, chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Phấn đấu xây dựng huyện Lương Sơn đạt tiêu chí cấp thị xã vào năm 2025, là đô thị công nghiệp, dịch vụ, đô thị sinh thái, thông minh, xanh, kết nối với các đô thị vệ tinh của Thủ đô Hà Nội - đồng chí Bùi Quang Toàn, Bí thư Huyện ủy Lương Sơn cho biết.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

(HBĐT) - Bám sát chỉ đạo của T.Ư, Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng, công tác tổ chức cán bộ, xây dựng bộ máy trong hệ thống chính trị hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ đảng viên và cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; củng cố lòng tin, sự gắn bó của nhân dân với chính quyền... Từ đó góp phần đưa nhanh nghị quyết đại hội Đảng vào cuộc sống.

Đưa nghị quyết vào cuộc sống, tạo chuyển biến mới trong phong trào phụ nữ

(HBĐT) - Việc đưa Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ (PN) tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vào cuộc sống là nhiệm vụ trọng tâm, tạo chuyển biến mới trong phong trào PN toàn tỉnh. Phóng viên Báo Hòa Bình đã trao đổi với đồng chí Hoàng Thị Duyên, TUV, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh xung quanh vấn đề này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục