(HBĐT) - Bên cạnh những chuyển biến tích cực, công tác cán bộ của huyện Lạc Sơn còn có một số hạn chế, bất cập như: Trình độ chuyên môn của một bộ phận cán bộ cấp huyện chưa cao. Cán bộ lãnh đạo quản lý chưa mạnh về năng lực tổng hợp, tầm nhìn, kỹ năng lãnh đạo, quản lý. Cán bộ cấp xã phần lớn từ cơ sở, không được đào tạo ngay từ đầu nên chất lượng, hiệu quả có phần hạn chế. Trong quản lý, giải quyết công việc còn ảnh hưởng của lối tư duy kinh nghiệm, văn hoá gia đình. Đồng chí Nguyễn Ngọc Điệp, Bí thư Huyện uỷ cho rằng, đây là những rào cản trong lãnh đạo, quản lý, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, phát triển KT-XH của địa phương và lòng tin của Nhân dân.


Cán bộ, công chức tại bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) đảm bảo yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, không ngừng nâng cao tinh thần phục vụ Nhân dân.

5 năm gần đây, huyện có 121 lượt cán bộ cấp huyện, xã được đào tạo và cấp bằng đại học; 39 cán bộ có trình độ thạc sỹ; 29 cán bộ được đào tạo cao cấp lý luận chính trị; 42 cán bộ được đào tạo chuyên viên, chuyên viên chính. Công tác luân chuyển cán bộ được quan tâm, chỉ đạo, trong đó 49 lượt cán bộ được luân chuyển ngang, luân chuyển dọc; 9 cán bộ cấp huyện luân chuyển về làm Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã. Hiện có 21 cán bộ lãnh đạo, quản lý xã không phải là người địa phương. Công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ đảm bảo đúng quy định, quy trình, không để xảy ra sai sót, đơn kiện. Vấn đề kiểm tra, giám sát, kỷ luật cán bộ, đảng viên được thực hiện nghiêm, đã thực hiện kỷ luật 137 cán bộ, qua đó chấn chỉnh, tăng cường kỷ cương, kỷ luật. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng thường xuyên được quan tâm; mở nhiều lớp đào tạo, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Không có cán bộ vi phạm các vấn đề về chính trị, tư tưởng.

Ngày 20/12/2021, Huyện uỷ đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/HU, trong đó xác định rõ vai trò cán bộ là gốc, then chốt của mọi công việc. Đồng thời, đề ra mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ, đủ về số lượng, chất lượng, có cơ cấu phù hợp với nhiệm vụ, chiến lược phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN của địa phương. Giai đoạn 2021-2025, huyện phấn đấu 100% cán bộ chuyên môn tuyển mới cấp huyện, cấp xã có bằng đại học; 30% số lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện (từ phó phòng, ban, đơn vị sự nghiệp trở lên) được luân chuyển ngang hoặc dọc; 100% xã, thị trấn có ít nhất 1 lãnh đạo chủ chốt không phải là người địa phương. Một số xã có 2 vị trí chủ chốt không phải là người địa phương. Cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên môn của huyện, xã được thường xuyên tham gia các lớp đào tạo, cập nhật kiến thức về lãnh đạo, quản lý, chuyên môn, lý luận chính trị.

Cũng theo đồng chí Nguyễn Ngọc Điệp, Bí thư Huyện uỷ, để tạo chuyển biến mạnh mẽ về công tác cán bộ, huyện quyết tâm thực hiện đồng bộ các giải pháp: Cán bộ cấp huyện, xã tuyển dụng mới phải có trình độ chuyên môn đại học, ưu tiên người được đào tạo tập trung dài hạn. Tuyển dụng và bố trí cán bộ phải có cơ cấu ngành nghề chuyên môn được đào tạo phù hợp với ngành nghề cần tuyển và yêu cầu nhiệm vụ. Cán bộ cấp huyện, xã phải được đào tạo để tinh thông chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, vững vàng về chính trị tư tưởng. Đánh giá cán bộ phải thực chất, thông qua thực tiễn, dựa trên kết quả công việc, khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, không khách quan, không chính xác. Quy hoạch cán bộ đúng quy trình, theo quy định, đảm bảo các yêu cầu "động” và "mở”, 3 độ tuổi, sự kế thừa giữa các thế hệ. Bổ nhiệm cán bộ căn cứ vào 2 tiêu chí tài và đức, trong đó đức là nền tảng. Xử lý hài hoà mối quan hệ giữa tiêu chuẩn, năng lực và cơ cấu. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý về những điều đảng viên không được làm, những biểu hiện suy thoái để kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm.


Bùi Minh


Các tin khác


Huyện Lạc Sơn không bỏ lỡ cơ hội phát triển: Bài 1 - Nghiêm túc đánh giá những thách thức cần giải quyết

(HBĐT) - Khát vọng, khát khao phát triển và mong muốn phát triển, thời gian qua, huyện Lạc Sơn được biết đến là địa phương có sự chuyển đổi mạnh mẽ trong tư duy nhận thức; quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành giải quyết những khó khăn, vướng mắc, nút thắt cản trở sự phát triển và có những chuyển biến tốt trong công tác cán bộ, giải phóng mặt bằng. Nhiều nhà đầu tư tin tưởng vào sự đồng hành, hỗ trợ của cấp uỷ, chính quyền đã "xuống tiền” triển khai dự án đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp, đô thị, thương mại, dịch vụ, mở ra cơ hội rất lớn để Mường Vang bứt phá vươn lên, hiện thực hoá Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và NQĐH Đảng bộ huyện lần thứ XXVII.

Trách nhiệm vì mục tiêu tăng trưởng 9% năm 2022

(HBĐT) - Với sự đổi mới trong chỉ đạo, điều hành, sự chuyển động của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm, tăng trưởng kinh tế ước đạt 5,13%, nhiều lĩnh vực như sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ đạt kết quả khá. Tỉnh chỉ đạo các ngành, địa phương khẩn trương xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả kịch bản tăng trưởng các quý còn lại của năm 2022, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm của cán bộ, công chức, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, quyết liệt chỉ đạo giải ngân hấp thụ các nguồn vốn trong và ngoài ngân sách, tạo động lực hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 9% năm 2022.

Đảng bộ huyện Kim Bôi nâng cao chất lượng hệ thống chính trị: Bài 2 - Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ có chất lượng - giải pháp căn cơ

(HBĐT) - Tập trung đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, phong cách, lề lối làm việc; mở rộng dân chủ, đi đôi với siết chặt kỷ luật, kỷ cương và phát huy vai trò, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu… Đó là những giải pháp căn cơ giúp Kim Bôi xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh, góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển. Và để thực hiện nhóm giải pháp đó, Kim Bôi xác định: Tập trung cho công tác cán bộ là nhiệm vụ tiên quyết.

Đảng bộ huyện Kim Bôi nâng cao chất lượng hệ thống chính trị: Bài 1 - Đề cao vai trò cơ sở

(HBĐT) - Hệ thống chính trị vững mạnh thể hiện bằng hiệu quả các hoạt động tại địa phương. Thực tiễn ở huyện Kim Bôi cho thấy nơi nào quan tâm xây dựng hệ thống chính trị thì ở đó có sự phát triển.

Khó khăn trong phát triển đảng viên mới ở huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Năm 2021, Đảng bộ huyện Kim Bôi là một trong những điểm sáng khi hoàn thành chỉ tiêu kết nạp đảng viên mới trước 2 tháng so với kế hoạch đề ra, với chất lượng đảng viên đảm bảo. Tuy nhiên, 5 tháng đầu năm nay, Đảng bộ huyện chỉ phát triển thêm 46 đảng viên, trong khi chỉ tiêu được giao là 150, tức là dù đã nửa năm nhưng số đảng viên kết nạp mới chỉ đạt 30,7%.

Huyện Cao Phong: Thực hiện Kết luận số 01-KL/TW: Quyết tâm, trách nhiệm, thực chất, chú trọng vai trò nêu gương

(HBĐT) - Hàng năm, ngay từ tháng 1, 100% cán bộ, đảng viên (CB, ĐV), công chức, viên chức nghiêm túc xây dựng kế hoạch cá nhân học tập và làm theo (HT) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Bản cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu HT Bác được cá nhân hóa, đảm bảo phù hợp với vị trí việc làm, vai trò, trách nhiệm của từng người, không rập khuôn, hình thức. Điều đáng ghi nhận trong quá trình Đảng bộ huyện Cao Phong triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị, đó là vừa phát huy được vai trò nêu gương của CB, ĐV, vừa tạo sự hưởng ứng tích cực từ các tầng lớp nhân dân và người lao động. Vì thế, Đảng bộ huyện đã đưa việc HT Bác đi sâu vào cuộc sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục