(HBĐT) - Công tác chính trị tư tưởng của Đảng luôn được xác định là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động cách mạng của Đảng, là lĩnh vực trọng yếu để xây dựng, bồi đắp nền tảng chính trị của chế độ, tuyên truyền, giáo dục, động viên và tổ chức nhân dân thực hiện các nhiệm vụ cách mạng, là cơ sở để khẳng định và nâng cao vai trò tiên phong của Đảng về chính trị, lý luận, trí tuệ, văn hoá và đạo đức, thể hiện vai trò đi trước, mở đường trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đánh giá về kết quả của công tác tư tưởng, lý luận trong nhiệm kỳ 2010-2015, Dự thảo Văn kiện trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII nêu rõ: Chất lượng và hiệu quả công tác tư tưởng, lý luận có bước được nâng lên. Công tác tư tưởng được coi trọng và tăng cường, góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Tích cực đấu tranh với hoạt động “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch; chủ động phòng ngừa, đấu tranh phê phán, ngăn chặn những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ. Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận được đẩy mạnh hơn.
Tuy nhiên, công tác tư tưởng, chính trị của Đảng những năm qua còn bộc lộ những mặt hạn chế, khuyết điểm. Đánh giá về công tác xây dựng Đảng, Dự thảo văn kiện nêu rõ: Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số tổ chức Đảng còn thấp, công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên chưa được quan tâm thường xuyên. Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận còn bất cập, chưa làm rõ một số vấn đề đặt ra trong quá trình đổi mới để định hướng trong thực tiễn, cung cấp cơ sở khoa học cho hoạch định đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Chất lượng và hiệu quả công tác tư tưởng, lý luận chưa cao. Đấu tranh chống âm mưu, hoạt động “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch, phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” còn bị động. Hệ thống, chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị còn bất hợp lý. Phương pháp giảng dạy, học tập lý luận chính trị còn lạc hậu. Việc triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, chủ trương, chính sách của Đảng về rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ, đảng viên chưa thực sự tích cực, đồng bộ, thường xuyên, một số nơi thực hiện chưa nghiêm túc. Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tuy đã có tác động nhất định đến tư tưởng, hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân nhưng nhìn chung vẫn chưa đều, chưa đi vào chiều sâu ở nhiều ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị; một số nơi thực hiện còn mang tính hình thức.
Trên cơ sở đánh giá những thành tựu, hạn chế, khuyết điểm, Dự thảo Văn kiện đã đề ra những nhiệm vụ, giải pháp để tăng cường và nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng nói chung, công tác tư tưởng, lý luận nói riêng, về cơ bản tôi nhất trí với dự thảo và xin được đóng góp ý kiến làm rõ một số giải pháp để tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong tình hình mới.
Thứ nhất, công tác tư tưởng, lý luận của Đảng cần đổi mới về phương pháp, nội dung tuyên truyền, giáo dục tư tưởng chính trị, lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đây là những định hướng hết sức đúng đắn và cần thiết, đề nghị cần đặc biệt nhấn mạnh đến giải pháp về giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ bằng việc tăng cường giáo dục lịch sử, văn hóa truyền thống, đề cao lòng tự hào dân tộc. Chăm lo đời sống tinh thần trên nền tảng vật chất là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội mà vốn hiểu biết lịch sử là một “chìa khóa” quan trọng để mở cánh cửa tương lai. Giáo dục lịch sử có một mục đích chung là hiểu biết về quá khứ, học hỏi từ những thành công và cả sai lầm trong quá khứ để biết mình phải làm gì cho bản thân, quê hương, đất nước và nhân loại. Việc thế hệ trẻ hiểu biết chưa nhiều về lịch sử dân tộc là một thực tế đáng suy nghĩ và cần có sự quan tâm kịp thời của toàn xã hội, đặc biệt là ngành tư tưởng văn hóa và ngành giáo dục để tạo dựng một xã hội lấy giá trị dân tộc làm nền tảng. Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương trong các nhà trường; có quy định cụ thể về việc học tập, nghiên cứu lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống tại Trường Chính trị tỉnh, các Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện.
Thứ hai, “Tiếp tục đẩy mạnh, thường xuyên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với chống suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống” phải được nhận thức sâu sắc hơn nữa, phải được Dự thảo văn kiện nói chung, nghị quyết của các cấp ủy Đảng nói riêng xác định là một trong những giải pháp đặc biệt quan trọng để góp phần đẩy lùi “sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên”. Trong giáo dục tư tưởng đạo đức Bác Hồ, tập trung đề cao công tác tuyên truyền nêu gương tốt, nhân rộng các điển hình trong học tập, công tác, lao động sản xuất có những đóng góp cho cộng đồng. Gương mẫu phải trở thành ý thức của đảng viên, đặc biệt là đối với đảng viên nắm giữ cương vị chủ chốt, người được xã hội tôn trọng và tin tưởng; cấp trên làm gương cho cấp dưới, đảng viên gương mẫu trước quần chúng nhân dân... Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Một tấm gương sống có giá trị hơn hàng trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Những giá trị tốt đẹp sẽ có sức lan tỏa, cho “cái đẹp” có đất sinh sôi, nhân rộng, đẩy lùi “cái xấu”. Xây dựng những giá trị đạo đức, lối sống tốt đẹp trong toàn xã hội là cơ sở để đẩy lùi âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch và chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Thứ ba, trong dự thảo của Văn kiện cũng cần nêu việc lựa chọn ban hành và tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng. Thực tiễn cho thấy, có một số chỉ thị, nghị quyết của Đảng chậm đi vào cuộc sống. Việc triển khai, quán triệt nghị quyết của một số cấp ủy Đảng còn chậm, có nơi ít hiệu quả. Vì vậy, việc ban hành nghị quyết, chỉ thị của Đảng cần được lựa chọn kỹ, có lộ trình đầy đủ, có tính khả thi, phù hợp với thực tế, đảm bảo tính thuyết phục, tạo sự đồng thuận cao trong Đảng, trong nhân dân. Đồng thời với ban hành nghị quyết, cần xác định rõ nguồn lực, tiến độ, giải pháp triển khai, thực hiện. Trong quá trình thực hiện cần đôn đốc, kiểm tra, giám sát chặt chẽ để đạt chất lượng, hiệu quả.
Nguyễn Văn Toàn
(UVTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy)
(HBĐT) - Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 thành phần dân tộc, đã cùng đoàn kết chung sức trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong sự nghiệp đổi mới và phát triển, Đảng ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm phát triển các dân tộc thiểu số, ra sức xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc.
Thực hiện Chỉ đạo của Bộ Chính trị, ngày 15-9, Toàn văn các Dự thảo văn kiện chuẩn bị trình Đại hội XII của Đảng được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân đóng góp ý kiến. Các dự thảo văn kiện gồm: Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XI tại Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Ðảng; Dự thảo báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020.
Thực hiện Chỉ đạo của Bộ Chính trị, ngày 15-9, Toàn văn các Dự thảo văn kiện chuẩn bị trình Đại hội XII của Đảng được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân đóng góp ý kiến. Các dự thảo văn kiện gồm: Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XI tại Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Ðảng; Dự thảo báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 (Dự thảo Báo cáo về kinh tế - xã hội).
Ngày 7/9/2015, Ban Tuyên giáo T.Ư đã ban hành Hướng dẫn số 160-HD/BTG TW, lấy ý kiến và tổng hợp ý kiến nhân dân đóng góp dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng qua báo chí. Theo Hướng dẫn, ý kiến đóng góp cần tập trung vào các vấn đề lớn sau đây: