(HBĐT) - Xuôi theo quốc lộ 6 về phía hạ lưu sông Đà, đi hết địa phận thành phố Hoà Bình là huyện Kỳ Sơn, mảnh đất kiên cường trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Những ngày này, nhân dân các dân tộc trong toàn huyện sôi nổi hoà cùng không khí vui tươi, phấn khởi của nhân dân cả nước chào mừng kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9. Tinh thần, ý chí cách mạng sục sôi những ngày kháng chiến năm xưa tiếp tục truyền lửa cho thế hệ người Kỳ Sơn hôm nay trong công cuộc kiến tạo, đổi mới, xây dựng huyện phát triển, đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

   Nhân dân xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) trồng mía trên diện tích đất không trồng được lúa, tăng thêm nguồn thu nhập. 

Nằm ở cửa ngõ thành phố Hoà Bình, huyện Kỳ Sơn được xác định là vùng động lực của tỉnh. Đây là lợi thế đồng thời cũng là nhiệm vụ lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện để phát triển huyện xứng tầm. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, hưởng ứng, đồng lòng của nhân dân đã tạo sự đổi thay về KT-XH của huyện, mang lại diện mạo mới nơi vùng đất hạ lưu sông Đà.

Trong phát triển kinh tế, tận dụng lợi thế vùng động lực, huyện tập trung phát triển mạnh về CN-TTCN. Cùng với đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, huyện chú trọng phát triển các ngành, nghề truyền thống như sản xuất vật liệu xây dựng, làm chổi chít… Quan tâm tạo mặt bằng để thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh. Đến nay, trên địa bàn huyện đã hình thành 2 khu công nghiệp là Mông Hoá, Yên Quang, cụm công nghiệp Trung Mường và một số điểm công nghiệp tại các xã Dân Hoà, Hợp Thịnh. Toàn huyện hiện có 37 dự án đầu tư, trong đó có 18 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp, 4 dự án du lịch, còn lại là các dự án về dịch vụ thương mại, nông nghiệp, khai thác, chế biến khoáng sản, hạ tầng đô thị, nhà ở… Các dự án triển khai, đi vào hoạt động đã góp phần tích cực giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu ngân sách cho địa phương. Trong 7 tháng năm nay, giá trị sản xuất CN-TTCN của huyện đạt 257,8 tỷ đồng, đạt 54,27% kế hoạch năm, bằng 104,2% so với cùng kỳ. Giá trị dịch vụ, lưu chuyển hàng hóa ước đạt 300,5 tỷ đồng, đạt 57,3% kế hoạch năm. Tổng thu NSNN trên địa bàn đạt 17,6 tỉ đồng, bằng 48,9% dự toán giao.

 

Song song với đó, huyện chủ trương phát triển nông nghiệp theo hướng tập trung canh tác, chăn nuôi các loại cây, con là thế mạnh của địa phương, khai thác có hiệu quả vùng đất được phù sa sông Đà bồi đắp. Dọc tuyến đường liên xã Hợp Thành, Hợp Thịnh, Phú Minh, 3 xã vùng hạ lưu sông Đà nối dài là những cánh đồng bốn mùa phủ màu xanh cây màu. Nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng KH-KT, đưa các loại cây có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, trong đó, nhiều mô hình như thanh long ruột đỏ, trồng bưởi, trồng hoa ly, cánh đồng lúa lớn… đã và đang khẳng định giá trị kinh tế từ sự năng động, nhạy bén của người nông dân.

 

Hôm nay, khắp xóm, làng từ vùng cao đến vùng thấp hay vùng sâu, phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng được người dân hưởng ứng mạnh mẽ. Đó là xóm Nội, xã Mông Hoá cơ bản chuyển đổi từ trồng lúa thu nhập thấp sang trồng mía, ngô. Có hộ cho thu nhập từ 200-300 triệu đồng/năm. Đó là người dân xã vùng cao Độc Lập đầu tư trồng bí đỏ, mướp đắng lấy hạt...  Từ thành công bước đầu của mô hình cánh đồng lớn, giảm chi phí đầu tư, tăng giá trị lợi nhuận trên cùng diện tích canh tác, huyện tiếp tục triển khai tại 3 xã Hợp Thành, Dân Hạ, Độc Lập, tạo nền tảng nhân rộng mô hình canh tác khoa học, hiện đại, bền vững, hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Đến nay, bình quân thu nhập đầu người trên địa bàn huyện đạt 35 triệu đồng/năm. Toàn huyện còn 7,34% hộ nghèo theo chuẩn đa chiều.

 

Định hướng phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, giải quyết việc làm, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, tạo sự gắn kết giữa sản xuất nông nghiệp với sản xuất công nghiệp, dịch vụ, huyện xác định các vùng trọng điểm gồm vùng Phú Cường tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao và vùng thị trấn Kỳ Sơn - Dân Hạ - Mông Hóa - Dân Hòa phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch, CN-TTCN. Cùng với đó là 5 khâu đột phá phát triển đồng bộ hạ tầng KT-XH, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, dịch vụ du lịch chất lượng cao, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập kinh tế. Trên con đường phát triển, huyện Kỳ Sơn đã, đang tạo nên bức tranh sống động, đổi mới nơi vùng đất hạ lưu sông Đà.

 

                                                                                       Hà Thu

 

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục