(HBĐT) - Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 120/ 2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí. Theo đó, quy định mới sẽ tập trung vào các nội dung về kê khai, thu, nộp phí, lệ phí; quản lý, sử dụng phí; quyết toán phí, lệ phí; trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, tổ chức trong việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí. Cụ thể như sau:

 

Thẩm quyền quy định về kỳ kê khai, nộp phí, lệ phí  

Theo hướng dẫn mới, người nộp phí, lệ phí thực hiện kê khai, nộp phí, lệ phí theo tháng, quý, năm hoặc theo từng lần phát sinh. Căn cứ tính chất, đặc điểm của từng khoản phí, lệ phí, ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ Trưởng Bộ Tài chính, HĐND cấp tỉnh (4 cấp) có thẩm quyền quy định cụ thể kỳ kê khai, nộp phí, lệ phí cho phù hợp. Nghị định nêu rõ, tổ chức thu lệ phí thực hiện nộp toàn bộ tiền lệ phí thu được vào ngân sách Nhà nước (NSNN), đồng thời thực hiện kê khai, nộp lệ phí theo tháng, quyết toán lệ phí năm theo quy định của pháp luật quản lý thuế.  

Định kỳ hàng ngày, tuần hoặc tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí thu được vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước. Căn cứ số tiền phí thu được nhiều hay ít, nơi thu phí xa hay gần Kho bạc Nhà nước, 4 cấp có thẩm quyền quy định định kỳ ngày; tuần hoặc tháng tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu được trong kỳ vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách.  

Tổ chức thu phí thực hiện kê khai tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và nộp tiền phí phải nộp vào NSNN, sau khi trừ số tiền phí được để lại. Đối với tổ chức thu phí sử dụng đường bộ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thu phí, lệ phí thực hiện kê khai, thu, nộp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Tổ chức thu phí, lệ phí thực hiện lập và cấp chứng từ thu phí, lệ phí theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.  

3 nguyên tắc quản lý và sử dụng phí:  

- Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan Nhà nước thực hiện phải nộp vào NSNN, trường hợp cơ quan Nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí thì được khấu trừ theo tỷ lệ xác định; phần còn lại (nếu có) nộp NSNN. Trong đó, cơ quan Nhà nước được khoán chi phí hoạt động bao gồm: Cơ quan thực hiện cơ chế tài chính theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng biên chế và sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước; cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; cơ quan công an, quốc phòng được giao cung cấp dịch vụ, phục vụ công việc quản lý Nhà nước được thu phí theo quy định của Luật Phí và lệ phí.  

- Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện được để lại một phần hoặc toàn bộ số tiền phí thu được để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí theo tỷ lệ xác định quy định tại Điều 5, Nghị định số 120; phần còn lại (nếu có) nộp ngân sách Nhà nước.  

- Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do tổ chức được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện được để lại một phần hoặc toàn bộ số tiền phí thu được để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí được xác định theo quy định tại Điều 5, Nghị định số 120; phần còn lại (nếu có) nộp NSNN, trừ trường hợp Chính phủ có quy định khác thì thực hiện theo quy định của Chính phủ. Số tiền phí được để lại là doanh thu của tổ chức thu phí. Nghị định số 120/2016/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2017.  

                                   

                                   Văn Hồng Quý (Cục Thuế tỉnh)

 

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Báo động tình trạng sinh con thứ 3 ở huyện Cao Phong

(HBĐT) - Hiện nay, quan niệm “có con trai nối dõi tông đường”, “đông con hơn đông của” vẫn tồn tại ở không ít người dân khiến tỷ lệ sinh con thứ 3 trên địa bàn huyện Cao Phong tăng cao. Vấn đề DS -KHHGĐ đang trở thành bài toán nhức nhối đối với những người làm công tác dân số và chính quyền địa phương.

940 lượt người xuất cảnh trái phép

(HBĐT) - 9 tháng qua, các lực lượng chức năng tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật, thực hiện tốt việc quản lý Nhà nước về ANTT.

Tịch thu 58 kg mì chính giả nhãn hiệu Ajinomoto

(HBĐT) - Theo tin từ Ban chỉ đạo 389/ĐP huyện Đà Bắc, ngày 7/9, trong đợt triển khai kiểm tra, kiểm soát thị trường dịp Tết Trung thu, đoàn kiểm tra liên ngành VSATTP huyện đã phát hiện 1 vụ kinh doanh mì chính giả nhãn hiệu Ajinomoto tại tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc. Chủ hộ kinh doanh là bà Nguyễn Thị Sinh, số lượng hàng hóa vi phạm 58 kg, bao gồm 44 gói loại 1 kg và 140 gói loại 100g.

CLB Thiện Nguyện Hòa Bình tổ chức chương trình “Trung thu yêu thương” 2016 tại trường Tiểu học Hòa Bình

(HBĐT) - Ngày 11/9, tại trường Tiểu học Hòa Bình, xã Hòa Bình (TP.Hòa Bình), nhân dịp Tết Trung thu 2016, CLB Thiện Nguyện Hòa Bình phối hợp với Hội Chữ thập đỏ thành phố, Văn phòng Phát triển vùng ChildFund Hòa Bình và Đội Tình nguyện viên áo đỏ tổ chức chương trình “Trung thu yêu thương” năm 2016 .Tham dự có đại diện phòng GD&ĐT thành phố, lãnh đạo xã cùng đông đảo giáo viên và học sinh nhà trường.

Giải quyết tình trạng nợ đọng bảo hiểm ở huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Tình trạng doanh nghiệp nợ đọng BHXH diễn ra khá phổ biến và là vấn đề nhức nhối của huyện Lương Sơn trong nhiều năm. Hiện, tình trạng này dần được giải quyết khá tích cực, góp phần bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn.

Thông tin cùng bạn đọc

(HBĐT) - Vừa qua, Báo Hòa Bình nhận được đơn của ông Nguyễn Trọng Ấn trú tại tổ 2, phường Đồng Tiến - TP Hòa Bình phản ánh về cách hành xử của hiệu trưởng trường tiểu học Lê Văn Tám đối với phụ huynh cháu Đinh Nguyễn Gia Bảo (khi phụ huynh đến tìm hiểu việc làm hồ sơ xin nhập học cho con). Qua sự việc này đề nghị các cơ quan chức năng kiểm tra làm rõ các trường hợp không có hộ khẩu và không có danh sách phổ cập trên địa bàn phường Đồng Tiến mà vẫn được nhận vào học tại trường tiểu học Lê Văn Tám.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục