(HBĐT) - Người dân là chủ thể trong cả sản xuất cũng như tiêu dùng sản phẩm thực phẩm. Chính vì vậy, song song với phát huy tốt vai trò quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước cần phát huy vai trò của người dân trong công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Nhờ xác định rõ điều đó và tập trung triển khai các hoạt động phù hợp, huyện Cao Phong đã từng bước nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo VSATTP, góp phần duy trì sự phát triển ổn định trên địa bàn.

 

Đồng chí Phạm Văn Long, Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban Chỉ đạo VSATTP huyện Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng của vấn đề VSATTP đối với đời sống người dân, trong những năm qua, huyện Cao Phong đã triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo VSATTP. Trong đó, chú trọng triển khai nhiều biện pháp phòng ngừa, tránh những ngộ độc cấp tính, mãn tính. Cụ thể, huyện đã sớm thành lập Ban chỉ đạo đảm bảo chất lượng VSATTP cấp huyện và cấp xã nhằm tạo sự đồng bộ, nhất quán trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Hàng năm đều triển khai thực hiện tốt Tháng VSATTP, tăng cường tuyên truyền, giáo dục về VSATTP, đẩy mạnh công tác tập huấn... Đặc biệt, song song với tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về VSATTP, vấn đề quan trọng là nâng cao nhận thức để người dân chung tay hành động, quyết tâm đẩy lùi vấn nạn thực phẩm bẩn. Nhờ đó, những năm qua, huyện đã hạn chế được các vụ ngộ độc thực phẩm cấp tính đông người, không để xảy ra trường hợp tử vong do ngộ độc thực phẩm, công tác đảm bảo VSATTP dần đi vào nề nếp và đạt những kết quả đáng ghi nhận. 

 

Người dân lựa chọn các loại nông sản địa phương đảm bảo chất lượng ATTP tại chợ đầu mối nông sản Cao Phong (thị trấn Cao Phong). 

Nhằm nâng cao nhận thức và hành động của người dân  về VSATTP, hàng năm, Ban Chỉ đạo VSATTP các cấp huyện Cao Phong đã tham mưu cấp uỷ, chính quyền địa phương quán triệt, triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật của các cấp, các ngành có liên quan đến lĩnh vực VSATTP; thực hiện tốt Tháng VSATTP; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về VSATTP; tổ chức các lớp tập huấn phổ biến kiến thức về VSATTP cho cán bộ làm công tác quản lý, người sản xuất, chế biến, kinh doanh và người tiêu dùng. Cùng với đó, cơ quan quản lý Nhà nước các cấp của huyện đã làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực VSATTP, nhất là vào những dịp Trung thu, trước, trong và sau Tết Nguyên đán... Nhờ đó đã từng bước tạo chuyển biến tích cực trong công tác đảm bảo VSATTP, giúp nâng cao ý thức tự giác của người dân trong việc nuôi, trồng, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm đảm bảo an toàn. Thực tế trong những năm gần đây, trên địa bàn huyện Cao Phong đã xảy ra một số vụ ngộ độc thực phẩm. Ví dụ như vụ ngộ độc lá của cây cà độc dược tại xã Bắc Phong (năm 2013), ngộ độc xôi gấc bán rong tại một số xã gần thị trấn Cao Phong (đầu năm 2013), mới đây nhất là vụ ngộ độc măng xảy ra tại xã Dũng Phong... Tuy không gây thiệt hại về người nhưng đó là những “hồi chuông” cảnh báo, là bài học hữu ích giúp người dân nâng cao ý thức trong chế biến và tiêu thụ thực phẩm đảm bảo an toàn.  

Xung quanh vấn đề này, đồng chí Bùi Văn Chậc, Trưởng phòng Y tế,  thành viên Ban Chỉ đạo VSATTP huyện Cao Phong trao đổi: Lá rau, con cá, con gà, con lợn, quả cam, cây mía và những sản phẩm thực phẩm khác đều từ người dân mà ra. Vì lợi nhuận hay thiếu hiểu biết những kiến thức về VSATTP mà người sản xuất, chế biến, kinh doanh bất chấp đạt được mục đích lợi nhuận. Do đó, để ngăn chặn những hành vi vi phạm trong lĩnh vực VSATTP, chúng tôi xác định cần có sự vào cuộc đồng bộ, tích cực của cấp uỷ, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở vận động, tuyên truyền, hướng   dẫn cho nhân dân chế biến, bảo quản và tiêu thụ thực phẩm sạch. Trang bị kiến thức VSATTP nhằm nâng cao nhận thức của người dân để họ tự nguyện hưởng ứng và thực hiện việc đảm bảo chất lượng thực phẩm, từ đó phát huy tốt vai trò trung tâm của người dân, tạo nền tảng vững chắc nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo VSATTP trên địa bàn huyện.  

                                                                            Thu Trang

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Sự cố thủy điện Sông Bung 2: Không thể đỗ lỗi cho thiên tai!

Một số chuyên gia cho rằng, bất cứ công trình thủy điện nào cũng đều phải tính đến trường hợp lũ cực đại về. Trận lũ từ cơn bão số 4 không phải là quá lớn, bất thường, chỉ mới bằng 1/3 lũ cực đại theo thiết kế nên việc vỡ cửa van số 2 hầm dẫn dòng thi công của Dự án Thủy điện Sông Bung 2 không thể đổ lỗi cho ông trời.

Xin ý kiến 8 Bộ về quy hoạch tổng thể sông Hồng

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có công văn gửi 8 Bộ: Tư pháp, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Giao thông vận tải, Công Thương, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Văn hóa- Thể thao và Du lịch để xin ý kiến góp ý về xây dựng Quy hoạch tổng thể khai thác sông Hồng.

Bảo hiểm xã hội tỉnh tặng quà tại xã Đồng Ruộng (Đà Bắc)

(HBĐT) - Ngày 14/9, Bảo hiểm xã hội tỉnh Hòa Bình đã đến đến thăm và tặng quà cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn thuộc xã Đồng Ruộng (huyện Đà Bắc).

Vẫn còn vi phạm hàng cấm, hàng giả, ATTP

(HBĐT) - Đó là thông tin nhanh từ Ban chỉ đạo 389/ĐP tỉnh trong tuần đầu kiểm tra, kiểm soát thị trường hàng hóa dịp Tết Trung thu 2016. Vào những ngày này, Tết Trung thu đã cận kề, các ngành chức năng dốc toàn lực thực hiện kiểm soát địa bàn, tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, ngăn chặn các hành vi sản xuất và kinh doanh hàng hóa không đảm bảo ATTP.

Quản lý dịch vụ Internet, trò chơi điện tử còn nhiều bất cập

(HBĐT) - Những năm gần đây, khi điện thoại di động ngày càng phát triển và trở nên phổ biến, nhiều loại máy công nghệ hiện đại, tích hợp nhiều chức năng như quay phim, chụp ảnh, lướt web, chơi game, giải trí… ra đời đáp ứng nhu cầu của giới trẻ thì các điểm truy nhập internet, trò chơi điện tử công cộng cũng dần thu hẹp lại. Tuy không còn phát triển ồ ạt nhưng trong công tác quản lý vẫn còn những bất cập, khó khăn.

Quy định mới về thẩm quyền, nguyên tắc trong quản lý và sử dụng phí, lệ phí

(HBĐT) - Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 120/ 2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí. Theo đó, quy định mới sẽ tập trung vào các nội dung về kê khai, thu, nộp phí, lệ phí; quản lý, sử dụng phí; quyết toán phí, lệ phí; trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, tổ chức trong việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí. Cụ thể như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục