(HBĐT) - Không còn nơm nớp nỗi lo bị vùi lấp, bị trôi nhà như cơn ác mộng đến từ cơn bão số 5 (năm 2007), thế nhưng, sau nhiều năm chuyển về nơi ở mới, 35 hộ dân của khu tái định cư (TĐC) thuộc xóm Phiêng Xa, xã Đồng Bảng (Mai Châu) vẫn chật vật trong cuộc mưu sinh. Đất ở quá chật hẹp, bai chứa nước bị vỡ bờ, ruộng bị đất, đá vùi lấp là thực trạng mà bà con nơi đây đang rất cần sự giúp đỡ của cơ quan chức năng.
Những thửa ruộng bị nước lũ khoét sâu, đất, đá vùi lấp ở xóm Phiêng Xa, xã Đồng Bảng (Mai Châu) khiến xóm TĐC này khó khăn trong việc canh tác.
Những ngày trung tuần tháng 9, mưa to và kéo dài, nhiều địa điểm trên địa bàn xã Đồng Bảng (Mai Châu) xảy ra sạt lở. Theo đồng chí Hà Văn Nhung, Chủ tịch UBND xã Đồng Bảng cho biết, hiện cả xã có khoảng 10 hộ đứng trước nguy cơ bị sạt lở vào nhà ở, thậm chí, có hộ đã xuất hiện vết nứt trong nhà. Còn với 35 hộ dân thuộc khu TĐC ở xóm Phiêng Xa: “Từ khi được chuyển đến nơi ở mới, họ không còn lo xảy ra sạt lở nhưng đời sống vẫn khó khăn lắm, nhất là sau những trận mưa lớn vừa rồi…”.
Khu TĐC Phiêng Xa nằm phía taluy âm của QL 6, cách trụ sở UBND xã Đồng Bảng khoảng 7 km. ấn tượng đầu tiên khi đặt chân đến KDC mới này là những ngôi nhà san sát, chật chội, dưới gầm sàn có chuồng nuôi gia súc, gia cầm. ông Lò Văn Minh, Trưởng xóm Phiêng Xa cho biết: Khi chuyển về khu TĐC, mỗi hộ dân được cấp 200 m2 đất để làm nhà ở, diện tích quá chật hẹp vì bà con còn muốn xây dựng chuồng trại để chăn nuôi và các công trình phụ. Do đó, bất đắc dĩ, bao năm qua, chúng tôi vẫn phải để gia súc, gia cầm dưới gầm sàn, dù biết là mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Mùa mưa, những hố phân “nổi” bốc mùi rất khó chịu, có những ngôi nhà sàn mặt tiền hướng thẳng ra hố phân trâu của nhà hàng xóm. “Chật hẹp quá, muốn mở rộng chăn nuôi để phát triển kinh tế gia đình nhưng không có đất để xây chuồng trại, kể cả không gian để xây nhà vệ sinh cũng không có. Những năm qua, Nhà nước triển khai chương trình xây dựng NTM nhưng với khu TĐC như chúng tôi thì khó lắm…”, bà Hà Thị Dung, xóm Phiêng Xa chia sẻ.
Quỹ đất chật nên không thể phát triển chăn nuôi, kinh tế của bà con ở khu TĐC Phiêng Xa phụ thuộc vào ruộng và cây luồng, để có thêm thu nhập, nhiều người dân trong xóm phải đi làm ăn xa. Nhà neo người, con còn nhỏ nên anh Hà Công Huy đành phải ở nhà, chấp nhận cuộc sống chật vật. Sau cơn bão số 2 vừa qua, khoảng 200 m2 ruộng nhà anh bị đất, đá vùi lấp nên anh rất lo lắng cho việc canh tác vụ mùa tới: “Kinh tế gia đình phụ thuộc hoàn toàn vào mấy mảnh ruộng, giờ bị vùi lấp như vậy thì sức người làm không biết bao giờ mới múc hết được, thuê máy thì không có tiền. Rất mong các cấp, ngành quan tâm giúp đỡ bà con chúng tôi”.
Theo chân người dân Phiêng Xa, chúng tôi mất gần 1 giờ đồng hồ đi thực tế ở những mảnh ruộng của bà con. Những mảnh ruộng manh mún nằm dọc theo các khe suối chỗ bị nước khoét thành vũng sâu, chỗ bị vùi lấp quá nửa. Theo thống kê của Ban quản lý xóm Phiêng Xa, hiện có khoảng 2,5/4, 5 ha đất ruộng bị đất, đá vùi lấp; trong đó, chịu ảnh hưởng nặng nhất là ruộng ở khu vực km 138 thuộc phần taluy âm của QL6. Thêm nữa, Bai Cánh Trảng (1/2 bai chứa nước của xóm) bị vỡ bờ nên vụ mùa tới nếu không sớm được sửa chữa, sẽ thiếu nước để sản xuất.
Trước nhưng khó khăn chồng chất đó, bà con nơi đây mong muốn các cấp, ngành quan tâm, khắc phục thiệt hại do mưa, bão gây ra và có biện pháp thực hiệc việc giãn dân để có điều kiện mở mang sản xuất, chăn nuôi. “Năm 2009, cấp trên có dự án san đồi Cọ (thuộc xóm Phiêng Xa) để làm khu TĐC nhưng lại không triển khai. Đây là khu đồi có vị trí thuận lợi, rộng rãi, nếu triển khai thì bà con sẽ có chỗ ở thuận lợi, từng bước ổn định cuộc sống”, Trưởng xóm Phiêng Xa Lò Văn Minh bày tỏ.
Viết Đào
(HBĐT) - Sáng 26/9, Sở Nội vụ phối hợp với Trung tâm hoạt động thanh thiếu niên tỉnh tổ chức tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho cán bộ, công chức trẻ ở xã tỉnh Hòa Bình năm 2016. Tham dự lớp tập huấn có 250 học viên là cán bộ công chức trẻ cấp xã đến từ các xã thuộc 7 huyện vùng dự án Lương Sơn, Kỳ Sơn, Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Sơn, Yên Thủy, Lạc Thủy.
(HBĐT) - Ngày 25/9, một số người dân ở xóm Rút, xã Tân Vinh, Lương Sơn đã đổ đá, rào cổng của Công ty TNHH THT.
(HBĐT) - Nhiều năm qua, tình hình trật tự ATGT vận tải đường thủy trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định. Năm 2015, xảy ra 1 vụ làm chết 2 người trên vùng hồ Hòa Bình. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn, nguyên nhân chính là do ý thức chủ quan của chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện. Bên cạnh đó là sự lơ là của các cơ quan chức năng trong việc tuần tra, kiểm soát xử lý các vi phạm trong hoạt động vận tải đường thủy.
(HBĐT) - Từ ngày 1/7/2016, Nghị định số 106/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao (KDHĐTT) sẽ bắt đầu có hiệu lực.
Đang lưu thông trên đường, chiếc xe chở tôn bất ngờ đứt dây chun, văng vào cổ một phụ nữ đang ngồi chờ xe buýt bên đường khiến nạn nhân đứt khí quản, tử vong.
(HBĐT) - Vụ án Giàng A Sùng ở xóm Thung Mặn, xã Hang Kia (Mai Châu) dùng súng bắn chết anh họ là Giàng A Thào vì nghi bị bỏ bùa xảy ra ngày 13/3/2016 là đỉnh điểm sự mê muội của người dân khi vẫn còn mang nặng tư tưởng mê tín dị đoan. Sau vụ án, cấp uỷ, chính quyền ở Hang Kia đã đẩy mạnh tuyên truyền, bài trừ mê tín dị đoan và các hủ tục. Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn còn hạn chế.