Tòa án Nhân dân Tối cao cho rằng, Trần Văn Vót không bị oan sai. Việc kết tội của tòa đối với Trần Văn Vót là có căn cứ.
Tòa án Nhân dân Tối cao ngày 19/10 họp báo thông tin về vụ án Trần Văn Vót bị kết án về các tội Giết người, Vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai, Tàng trữ vũ khí trái phép, Gây rối trật tự công cộng ở tỉnh Nam Hà (cũ), nay là tỉnh Hà Nam.
Đây là vụ án dư luận quan tâm bởi hơn 20 năm qua, ông Trần Văn Vót luôn kêu oan.
Theo nội dung vụ án, do mâu thuẫn về tranh chấp ruộng đất giữa hai miền Nhân Phúc và Thanh Nga (xã Phú Phúc, huyện Lý Nhân, tỉnh Nam Hà cũ), nên khoảng 13h ngày 29/11/1992, nhân dân hai miền xảy ra xô xát, ném gạch đá lẫn nhau.
|
Trần Văn Vót tại trại giam |
Trong thời gian hai bên xô xát, Trần Văn Vót (Bí thư chi bộ 4, Lý Nội, Nhân Phúc) đã đưa cho Trần Ngọc Thanh 1 quả lưu đạn để ném về phía dân miền Thanh Nga.
Do lần đầu tiên ném lưu đạn, nên Thanh đã ném vào tốp người của miền Nhân Phúc. Hậu quả làm 1 người chết, 21 người bị thương.
Sau đó ngày 7/2/1993, Trần Ngọc Thanh nhập ngũ tại Trung đoàn 139 Bộ Tư lệnh thông tin.
Ngày 12/2/1993, Thanh tự thú với cán bộ chỉ huy cấp Tiểu đội, Trung đội, Đại đội của Trung đoàn 139 về hành vi ném lưu đạn ngày 29/11/1992 và khai Trần Văn Vót là người đưa lưu đạn cho Thanh ném.
Quá trình điều tra vụ án, Trần Văn Vót không thừa nhận hành vi đưa lưu đạn cho Trần Ngọc Thanh.
Bản án sơ thẩm ngày 26/2/1994 của Tòa án tỉnh Hà Nam (cũ) đã xử phạt Trần Văn Vót tù Chung thân cho 4 tội danh: Giết người, Phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế xã hội, Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, Gây rối trật tự công cộng. Trần Ngọc Thanh thì bị xử phạt 15 năm tù tội Giết người.
Sau bản án sơ thẩm, Trần Văn Vót kháng cáo kêu oan và Trần Ngọc Thanh kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Bản án phúc thẩm ngày 27/8/1994 của Tòa phúc thẩm Tòa án Nhân dân Tối cao giữ nguyên hình phạt đối với Thanh.
Đối với Trần Văn Vót, tòa phúc thẩm thay đổi tội danh và giảm hình phạt cho Vót từ tội Phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế xã hội sang tội Vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai.
Các tội danh khác của Trần Văn Vót vẫn giữ nguyên. Hình phạt của Trần Văn Vót cho các tội danh vẫn là Chung thân.
Sau khi xét xử phúc thẩm, TAND Tối cao, VKS Nhân dân Tối cao nhận được đơn khiếu nại của Trần Ngọc Thanh, của ông Trần Ngọc Thông và bà Trần Thị Tân (bố đẻ của Trần Ngọc Thanh), của ông Trần Văn Vấn (bố của Trần Văn Vót) về vụ án.
Công văn của TAND Tối cao năm 1995 trả lời đơn khiếu nại cho biết: “Việc Trần Ngọc Thanh tự thú là hoàn toàn tự giác, không có ai ép buộc, không có việc uống rượu dẫn đến khai sai sự thật.
Tại cơ quan công an cũng như tại VKSND tỉnh Nam Hà (cũ), Thanh đều nhận tội và thừa nhận không hề bị cán bộ đánh hoặc ép cung.
Việc bố mẹ Thanh nại rằng, người ném lưu đạn chiều 29/11/1992 là Trần Văn Cự (ở thôn Thanh Nga) là không có cơ sở.
Bản án phúc thẩm xử phạt Trần Ngọc Thanh 15 năm tù về tội Giết người là đúng pháp luật, không oan.
Sau đó, TAND Tối cao tiếp tục nhận được đơn khiếu nại của bố mẹ Thanh và gia đình người bị hại Trần Văn Việt cho rằng việc điều tra vụ án không khách quan, dẫn đến việc kết tội oan cho Trần Ngọc Thanh và Trần Văn Vót.
TAND Tối cao chuyển đơn khiếu nại này đến Vụ 3, VKS Nhân dân Tối cao để giải quyết theo thẩm quyền.
Năm 2000, VKS Nhân dân Tối cao nghiên cứu hồ sơ vụ án và thấy rằng, TAND các cấp kết án Trần Văn Vót, Trần Ngọc Thanh về tội Giết người là có căn cứ, không oan.
Tiếp đó, Văn phòng Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội có công văn, thông báo ý kiến chỉ đạo, yêu cầu Chánh án TAND Tối cao và Viện trưởng VKS Nhân dân Tối cao xem xét lại, giải quyết theo quy định của pháp luật, trả lời kiến nghị của đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Dũng về vụ án.
Ngoài ra, các đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh và Phùng Đức Tiến cũng có văn bản chuyển đơn khiếu nại liên quan đến vụ án này.
Sau đó, cuối tháng 7/2015, liên ngành Trung ương họp và quyết định thành lập tổ chuyên viên liên ngành để nghiên cứu lại vụ án, xác minh các vấn đề liên quan.
Kết quả tổng hợp các vấn đề đã được thẩm định, Tòa án Nhân dân Tối cao khẳng định, các căn cứ mà Tòa án cấp sơ thẩm và tòa án phúc thẩm áp dụng để kết tội Trần Văn Vót và Trần Ngọc Thanh về tội Giết người là có căn cứ, đúng pháp luật, không sai./.
Theo VOV.VN
Ông Đỗ Văn Ân cho rằng, có một thực tế là dân biết hết những tiêu cực, những cái tốt, xấu của cán bộ, đảng viên nhưng dân không dám nói.
(HBĐT) - Ngày 18/10, Đoàn TN Ngân hàng VP Bank chi nhánh Hòa Bình đã đến thăm, tặng quà, phát cơm, cháo miễn phí cho bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Tham gia có đại diện lãnh đạo Tỉnh đoàn, Ngân hàng VP Bank chi nhánh Hòa Bình.
(HBĐT) - Hội LHPN huyện Kỳ Sơn vừa tổ chức bàn giao nhà “Mái ấm tình thương” cho chị Đào Thị Huệ - Hội viên phụ nữ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn chi hội phụ nữ xóm Lũng Hang, xã Mông Hóa.
Sáng 17-10, tỉnh Hà Tĩnh đã chính thức mở van xả tràn hồ Kẻ Gỗ. Đây là hồ chứa nước lớn nhất trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nằm ở huyện Cẩm Xuyên và huyện Thạch Hà.
(HBĐT) - Nhằm nâng cao tình đoàn kết, tạo sân chơi lành mạnh bổ ích cho các nữ đoàn viên NHCSXH thiết thực Chào mừng Ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10, chiều ngày 16/10, Ban chấp hành Công đoàn NHCSXH tỉnh tổ chức hội thi “ nữ cán bộ NHCSXH tỉnh Hòa Bình nội trợ giỏi”. Cuộc thi nấu ăn năm nay có 11 đội với 61 chị em phụ nữ đến từ 11 công đoàn bộ phận. Đến với cuộc thi các đội phải trải qua 2 vòng thi gồm nấu 1 món ăn đặc sản vùng miền trong 90’ và 5’ thuyết trình về chủ đề món ăn tham gia.
Mưa lớn mấy ngày qua đã làm ngập lụt, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản cho các tỉnh miền trung. Tính đến hết ngày 15-10 đã có 26 người chết và mất tích, hàng chục nghìn học sinh phải nghỉ học. Hiện các tỉnh bị ảnh hưởng nặng là Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình đang tập trung lực lượng, phương tiện chủ động phòng tránh và tích cực khắc phục hậu quả thiên tai...