(HBĐT) - Sau 5 năm trở lại bản Cang, xã Pà Cò (Mai Châu) tôi thật sự ngỡ ngàng trước sự đổi thay ở đây. Từ một xóm tạm chủ yếu là những người ở Pà Cò đến làm kinh tế. Họ dựng nhà trông coi ngô theo mùa vụ, khi hết vụ ngô họ không ở nữa. Thấy điều kiện thuận tiện, một vài hộ mới lập gia đình về đây làm nhà ở hẳn để làm ăn kinh tế.
Năm 2009, được sự đồng ý của UBND tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh quyết định thành lập xóm di dân định canh, định cư và dãn dân ở đây. Những hộ này hầu hết đều gặp khó khăn như: nhà ở không ổn định, xa KDC, không có đường đi lại, không có đất sản xuất… Đến nay, bản Cang có điều kiện sống, sinh hoạt tốt hơn nhiều so với các bản khác. Điện, đường giao thông, nước sinh hoạt đến từng nhà. Ngoài ra, xóm đã có trường mẫu giáo, nhà văn hóa…
Một góc bản Cang, xã Pà Cò (Mai Châu).
Anh Sùng A Sa kể: Nhà tôi có 5 người, thu nhập chủ yếu từ làm nương trồng ngô. Mỗi vụ, gia đình trồng từ 6-7 kg ngô giống, thu được khoảng 2 tấn ngô. Với nguồn thu đó, cả nhà không đủ mua gạo cho cả năm nên bữa đói, bữa no. Bao nhiêu năm nay, gia đình sống ở bản Trà Đáy trong cảnh không có điện, xa người trong bản nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Sau mỗi trận mưa, đường sá lầy lội, chòm xóm tách biệt hẳn với bên ngoài. Hai đứa con đi học xa, hôm nào cũng phải đưa đi, đón về. Về đây, mình sướng hơn nhiều, có nhà ở, được Nhà nước hỗ trợ gia đình mua thêm đất trồng ngô, con cái đi học gần nhà lại được gần hàng xóm nên ai cũng vui.
Anh Phàng A Thông là một trong những nhà đầu tiên chuyển về đây theo dự án định canh, định cư. Trước nhà anh ở xóm Pà Cò, không có điện, không có đường đi. Nhà nào có điều kiện mua xe máy cũng không đi được vì toàn đường mòn. Được Nhà nước hỗ trợ, anh vay mượn thêm làm được căn nhà gần 20 triệu đồng. Làm nhà xong, Nhà nước hỗ trợ anh một bình đựng nước sạch và 20 triệu đồng mua đất. Từ ngày về bản mới, nguồn thu nhập ổn định, cuộc sống đỡ vất vả. Ngoài diện tích của gia đình mua được, anh còn thuê đất xã bên cạnh trồng ngô. Mỗi vụ thu từ 4-5 tấn ngô.
ông Phạm Tiến Dũng, Giám đốc Trung tâm dịch vụ hỗ trợ vùng 135, Ban Dân tộc cho biết: Thực hiện Quyết định số 33 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ các hộ dân vùng khó khăn đến nơi ở thuận tiện. Ban Dân tộc đã hỗ trợ 24 hộ di dân. Ngoài ra còn hỗ trợ các hộ sắp xếp chỗ ở, đất canh tác tại chỗ. Đây là điểm di dân thành công và sáng tạo nhất của cả tỉnh. Bởi ngoài hỗ trợ đất làm nhà còn giúp các hộ có đất sản xuất mà Nhà nước ít tốn kém ngân sách nhất. Các hộ trong bản tự sắp xếp mua, chuyển nhượng đất sinh hoạt cho nhau. Nhà nước chỉ hỗ trợ kinh phí. Như vậy giảm được nhiều thủ tục hành chính và ngân sách. Hiện nay, bản Cang có khoảng 40 hộ sinh sống. Cuộc sống của bà con ngày càng có điều kiện hơn và chẳng hộ nào muốn về nơi ở cũ.
Trao đổi với chúng tôi, ông Hà Công Hợi, Trưởng phòng Dân tộc huyện Mai Châu cho biết: Không chỉ có bản Cang, trong những năm qua, đồng bào dân tộc Mông ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư đường giao thông, điện lưới, nước sinh hoạt, trường học. Ngoài ra, từ nguồn vốn của các tổ chức đã hỗ trợ cây giống, vật nuôi, tạo điều kiện cho vay vốn ngân hàng phát triển sản xuất, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đến nay, đồng bào Mông hai xã cơ bản xóa bỏ những tập quán canh tác lạc hậu, đưa cây ngô giống mới, chè, mận hậu vào canh tác cho thu nhập cao. Riêng xã Pà Cò đến nay tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 19%. Đường giao thông đến trung tâm xã và các xóm đã được trải nhựa hoặc bê tông. Tình hình chính trị ổn định, đời sống của bà con ngày càng no ấm.
Việt Lâm
ĐBQH Dương Trung Quốc cho rằng phải xây dựng luật pháp và các qui định để xử lý được khi một người đương quyền mới ngăn chặn được hậu quả.
(HBĐT) - Vào đầu năm học, nhiều bậc phụ huynh đau đầu với các khoản đóng góp của con em, đặc biệt là với những gia đình kinh tế không được dư giả. Không biết có phải vì thấu hiểu cái khó đó của các bậc phụ huynh hay không mà Ban Giám hiệu trường tiểu học (TH) và THCS xã Tú Sơn (Kim Bôi) đã đồng loạt yêu cầu giáo viên và các bậc phụ huynh mua sim Vinaphone để nhà trường liên lạc nội mạng cho “đỡ tốn tiền”. Tuy nhiên, đối với nhiều bậc phụ huynh ở xã vùng 135, tiết kiệm đâu chưa thấy chỉ thấy sự bất tiện hàng ngày.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, huyện Lương Sơn đã tiếp trên 170 lượt công dân đến KN -TC, kiến nghị, phản ánh, tăng 74 lượt so với cùng kỳ năm 2015; tiếp nhận, phân loại và xử lý 156 đơn các loại với 77 vụ việc, đã giải quyết 90 đơn với 37 vụ việc.
(HBĐT) - Ngày 10/10/2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 141/2016/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác. Theo đó, hoạt động chi thường xuyên của đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên được quy định như sau:
(HBĐT) - Theo Sở Nội vụ, thực hiện Nghị định số 134, ngày 14/11/2006 của Chính phủ về chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, từ năm 2010 đến nay, tỉnh ta đã cử tuyển 407 chỉ tiêu theo học ở các trường đại học, cao đẳng, chung học chuyên nghiệp.
(HBĐT) - Một ngày tháng 10, khi tiết trời se lạnh, chúng tôi có dịp cùng đoàn CCB huyện Mai Châu về thăm căn nhà mới hoàn thành của CCB Hà Văn Nguyên, xóm Bước, xã Xăm Khòe. Ngôi nhà mới là niềm vui khôn xiết của gia đình cùng anh em họ hàng và bà con lối xóm. ông Nguyên xúc động: Tôi cứ tưởng cả đời phải sống trong cảnh nhà tranh vách đất, dột nát. Không ngờ giờ được sống trong ngôi nhà khang trang ấm tình đồng đội thế này. Có nhà mới, gia đình không phải lo mưa dầm gió bấc, ai cũng phấn khởi. Tôi chỉ biết cảm ơn các đồng đội đã giúp đỡ gia đình trong lúc khó khăn.