(HBĐT) - Có dịp lên bản Mông, xã Pà Cò (Mai Châu) khi bà con trong bản vừa đón Tết vui tươi, no ấm. Người dân phấn khởi, hăng say lao động, sản xuất. Đồng chí Sùng A Màng, Chủ tịch UBND xã Pà Cò chia sẻ: “Giờ đây đồng bào Mông ăn Tết gọn nhẹ, không kéo dài như trước. Hết tuần nghỉ Tết là bắt tay vào lao động sản xuất. Chè xuân mơn mởn do bà con cần mẫn chăm sóc. Những tấm vải thổ cẩm được phụ nữ khéo léo, tỉ mỉ dệt nên sau những ngày du xuân”.
Phụ nữ xã Pà Cò (Mai Châu) lưu giữ và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống.
Quả thật, trở lại xã Pà Cò lần này chúng tôi nhận thấy sự đổi thay trên từng con đường về bản, từng nếp nhà khang trang, những nụ cười phấn khởi và cả tinh thần làm việc trách nhiệm của cán bộ xã. Đồng chí Sùng A Màng, Chủ tịch UBND xã Pà Cò cho biết: Năm 2016, dưới sự lãnh, chỉ đạo tập trung của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp đồng bộ của các ban, ngành, đoàn thể từ xã đến các xóm, KT-XH của xã có nhiều chuyển biến tích cực. Cuộc sống của người dân từng bước được cải thiện, QP-AN được giữ vững. Văn hóa có nhiều tiến bộ. Các chính sách an sinh xã hội, chăm lo cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách được triển khai đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng...
Xác định phát triển kinh tế, xóa đói - giảm nghèo là mục tiêu trọng tâm, ngay từ đầu năm, xã tập trung chỉ đạo triển khai kế hoạch sản xuất các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn. Cụ thể trong sản xuất nông nghiệp, ngoài đảm bảo 100% diện tích trồng ngô như kế hoạch (760 ha), dong riềng (350 ha) và diện tích cây ăn quả, rau đậu các loại, xã chỉ đạo chăm sóc tốt 81,5 ha chè Shan tuyết và mở rộng 4,8 ha tại xóm Chà Đáy. Tổng lượng búp chè Shan tuyết thu được trong năm đạt 75,5 tấn (trị giá 377,5 triệu đồng). Trong năm 2016, xã chú trọng bảo vệ, chăm sóc tốt các khu rừng được khoanh nuôi tái sinh, ổn định độ che phủ rừng; phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đặc biệt, xã động viên, khuyến khích phụ nữ trong các gia đình đầu tư, mở rộng nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Công việc này nhẹ nhàng, tận dụng được thời gian nhàn rỗi lại có thu nhập ổn định, tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch. Nghề dệt thổ cẩm cũng góp phần thúc đẩy giá trị TTCN của xã đạt trên 5,5 tỷ đồng (đạt 100% kế hoạch đề ra).
Đồng chí Chủ tịch UBND xã Pà Cò cho biết thêm: Để thúc đẩy KT-XH địa phương phát triển, xã đã chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác xây dựng cơ bản đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả. Từ đó tạo đòn bẩy phát triển các lĩnh vực khác. Từ nguồn vốn của Chương trình 135 (500 triệu đồng), các ngành, đoàn thể và 2 xóm Pà Cò Lớn, Chà Đáy đã cứng hóa 346 m đường bê tông (trong đó, xóm Pà Cò Lớn 206 m, Chà Đáy 140 m). Với nguồn vốn Ngân hàng thế giới (410 triệu đồng) đã bê tông hóa đường giao thông hai xóm: Pà Háng Lớn 240 m và Chà Đáy 240 m. Cùng với đó, xã chỉ đạo tập trung kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng kết cấu hạ tầng giao thông, đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân và giao thương hàng hóa.
Hồng Duyên
(HBĐT) - Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền, UB MTTQ các cấp huyện Cao Phong đã đẩy mạnh thực hiện chương trình hỗ trợ xây dựng nhà đại đoàn kết cho người nghèo. Qua đó đã phát huy truyền thống tương thân, tương ái, huy động sức mạnh cộng đồng chung tay giúp đỡ người nghèo ổn định cuộc sống.
(HBĐT) - Ngày 17/2, Hội NCT phường Tân Thịnh, TP. Hòa Bình đã tổ chức kỷ niệm 20 năm thành lập Hội (20/2/1997 – 20/2/2017). Dự lễ kỷ niệm có lãnh đạo Hội NCT tỉnh, Hội Hỗ trợ gia đình liệt sỹ, UBND, các ban, ngành, đoàn thể TP. Hòa Bình, phường Tân Thịnh và đông đảo hội viên NCT trên địa bàn phường.
Bộ Nội vụ công bố danh sách 9 địa phương có hiện tượng cả nhà làm quan, trong đó 1 trường hợp đã bị thu hồi Quyết định và xem xét việc miễn nhiệm chức vụ lãnh đạo
(HBĐT) - Nhờ sự giúp đỡ của các “mạnh thường quân”, 2 trong 3 cây cầu xuống cấp nghiêm trọng ở xã Phú Lương (Lạc Sơn) đã được tu sửa, thay thế sàn mới trong niềm vui khôn xiết của bà con…
Cả một tập thể, trong đó có cả học sinh tiểu học, sợ nói ra sự thật, bao che cho cái xấu. Vì sao?
(HBĐT) - “Năm 2011, con gái tôi có biểu hiện ho nhiều và tiêu chảy cấp, vì vậy, gia đình đưa cháu đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Mai Châu. Tuy nhiên, xóm Chiêng không có đường bộ xuống trung tâm xã Tân Dân nên chúng tôi phải đi thuyền xuống xóm Đá Đỏ để thuê xe đi về bệnh viện huyện. Do mất quá nhiều thời gian di chuyển, con gái tôi đã mất trên đường đi cấp cứu”. Đó là những lời chia sẻ đầy nước mắt của chị Lường Thị Vượng khi trò chuyện với chúng tôi về nỗi khổ không có đường giao thông của người dân xóm Chiêng.