(HBĐT) - Cùng đoàn công tác tặng quà Tết cho người nghèo xuân Đinh Dậu, chúng tôi đến xã Tân Pheo (Đà Bắc) vào những ngày đầu năm 2017. Đồng chí Lê Văn Sinh, Chủ tịch UBND xã Tân Pheo chia sẻ: Được nhân dân tín nhiệm, trước đây, tôi làm Bí thư Đảng ủy và hiện tại là Chủ tịch UBND xã. Là cán bộ xã nhiều năm nên tôi hiểu khá rõ cuộc sống của người dân nơi đây.

Người dân xã Tân Pheo (Đà Bắc) phát triển kinh doanh dịch vụ nhỏ, tăng thu nhập gia đình.

 

Tân Pheo có 7 xóm với 903 hộ, 4.203 khẩu. Xã có địa hình đồi núi phức tạp, dân số đông, diện tích đất trồng trọt ít. Trước đây, người dân chủ yếu trồng trọt, chăn nuôi nhỏ lẻ, tự cấp, tự túc. Những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước cùng sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, UBND và các ban, ngành, đoàn thể xã, nhân dân đã tích cực sản xuất theo hướng hàng hóa. Trong đó, tập trung thực hiện 2 Nghị quyết của Huyện ủy là chăn nuôi đại gia súc và trồng rừng bền vững. Cuộc sống của người dân dần được cải thiện.

 

Là xã vùng 135, trong những năm qua, được sự đầu tư của Đảng, Nhà nước, diện mạo nông thôn xã Tân Pheo thay đổi rõ nét. Đường giao thông cứng hóa tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển kinh tế, giao lưu hàng hóa. Các bai, mương được đầu tư phục vụ phát triển sản xuất. Trạm y tế  xây mới đáp ứng nhu cầu khám - chữa bệnh ban đầu của nhân dân. Các trường học được trang bị cơ sở vật chất góp phần nâng cao chất lượng dạy  và học.

 

Từ các nguồn lực đầu tư, người dân đã chủ động tìm hướng phát triển kinh tế, xóa đói - giảm nghèo. Trên địa bàn xã, người dân chủ yếu sống dựa vào sản xuất nông- lâm nghiệp. Tỷ lệ nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 65%. TTCN- xây dựng chiếm 10%, dịch vụ- thương mại chiếm 25%. Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã trên 4.700 ha, trong đó đất lâm nghiệp trên 4.100 ha (chủ yếu là rừng phòng hộ),  đất sản xuất nông nghiệp  có 290 ha.

 

Những năm gần đây, được tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, người dân đã tích cực ứng dụng KH-KT vào sản xuất. Nhờ đó, năng suất cây trồng, vật nuôi đã nâng lên đáng kể. Với tổng diện tích trồng lúa nước 170 ha, năng suất đạt 56 tạ/ha, sản lượng đạt 954,24 tấn. Diện tích ngô 101 ha, năng suất đạt 45 tạ/ha. Diện tích sắn 295 ha, năng suất đạt 120 tạ/ha. Về chăn nuôi, tổng đàn trâu, bò trên 1.100 con; lợn 1.467 con; đàn gia cầm trên 12.200 con… Ngoài ra, bà con trồng cây ngắn ngày, rau đậu, nuôi thủy sản để tăng thu nhập.

 

Về lâm nghiệp, thực hiện kế hoạch trồng rừng năm 2016, toàn xã trồng được 80 ha, chủ yếu là cây mỡ, trẩu, bồ đề, lát. Trong năm, 19 hộ có rừng trồng sản xuất cho khai thác trên 535 m3 gỗ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tiêu biểu có các hộ ông Lường Văn Dong, trưởng xóm Than trồng rừng theo Dự án 661 vừa khai thác cho thu hơn 70 triệu đồng. Xóm Bương có gia đình các anh: Bàn Văn Tình, Lê Văn Sửu trồng rừng cho thu hơn 100 triệu đồng… Bên cạnh đó, các hộ dọc đường 433 đã đầu tư buôn bán, dịch vụ nhỏ cho thu nhập khá. Hiện tại, cả xã có 53 hộ buôn bán tạp hóa nhỏ, lẻ…

 

Theo Chủ tịch UBND xã Lê Văn Sinh, mặc dù đời sống vật chất, tinh thần của người dân đã được cải thiện. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa mức sống người dân vẫn là “bài toán” khó đối với Đảng bộ, chính quyền xã Tân Pheo. Năm 2016, thu nhập bình quân của xã đạt 17 triệu đồng/người. Tỷ lệ hộ nghèo theo điều tra hộ nghèo đa chiều chiếm  63%. Thực hiện xây dựng NTM, xã mới đạt 11 tiêu chí, trong đó, để đạt được tiêu chí thu nhập rất khó thực hiện. Trong thời gian tới, xã tiếp tục chỉ đạo người dân khai thác tiềm năng, thế mạnh để phát triển trồng rừng sản xuất, chăn nuôi đại gia súc… Bên cạnh đó, xã rất mong được Đảng, Nhà nước tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, công trình phúc lợi như: nhà văn hóa xóm, bai, mương... Có chính sách vay vốn phù hợp để hộ nghèo đầu tư  phát triển sản xuất, xóa nhà tạm, dột nát…

 

 

                                                                       Hương Lan

 

 

Các tin khác


Pà Cò khởi sắc

(HBĐT) - Có dịp lên bản Mông, xã Pà Cò (Mai Châu) khi bà con trong bản vừa đón Tết vui tươi, no ấm. Người dân phấn khởi, hăng say lao động, sản xuất. Đồng chí Sùng A Màng, Chủ tịch UBND xã Pà Cò chia sẻ: “Giờ đây đồng bào Mông ăn Tết gọn nhẹ, không kéo dài như trước. Hết tuần nghỉ Tết là bắt tay vào lao động sản xuất. Chè xuân mơn mởn do bà con cần mẫn chăm sóc. Những tấm vải thổ cẩm được phụ nữ khéo léo, tỉ mỉ dệt nên sau những ngày du xuân”.

Hội Chữ thập đỏ - điểm tựa của những đối tượng khó khăn

(HBĐT) - Năm 2017 đánh dấu chặng đường 26 năm thành lập Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh, cũng là năm đánh dấu mốc quan trọng để các cấp Hội thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội đại biểu Hội CTĐ tỉnh lần thứ V, nhiệm kỳ 2017 - 2022.

Viện Khoa học Công nghệ lấy mẫu nước đỏ ở Vũng Áng

Khoảng 10g ngày 17-2, tại khu vực cầu cảng dịch vụ cảng Sơn Dương, thuộc Công ty Formosa Hà Tĩnh, xuất hiện một dải nước màu đỏ dài khoảng 50m tấp vào chân bờ kè cảng.

Vụ ô tô đâm gãy chân học sinh trong trường học: Bộ GD-ĐT đề nghị xử lý nghiêm

Liên quan đến vụ việc “học sinh Trường Tiểu học Nam Trung Yên (Hà Nội) gãy chân, nhà trường báo cáo sai sự thật” đang gây bức xúc dư luận, chiều 18-2, Bộ GD-ĐT thông báo thông tin tới các cơ quan báo chí cho biết, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã yêu cầu các cơ quan chức năng của TP Hà Nội sớm kết luận, xử lý nghiêm nếu có sai phạm.

Giải pháp nào kéo giảm tai nạn giao thông ?

(HBĐT) - Theo số liệu thống kê từ Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh, năm 2016 và tháng 1/2017, lần đầu tiên sau 7 năm tình hình tai nạn giao thông (TNGT) của tỉnh có sự gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân và giải pháp nào để kéo giảm các tiêu chí về TNGT trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới?.

Huyện Cao Phong hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo

(HBĐT) - Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền, UB MTTQ các cấp huyện Cao Phong đã đẩy mạnh thực hiện chương trình hỗ trợ xây dựng nhà đại đoàn kết cho người nghèo. Qua đó đã phát huy truyền thống tương thân, tương ái, huy động sức mạnh cộng đồng chung tay giúp đỡ người nghèo ổn định cuộc sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục