(HBĐT) - Đó là chỉ đạo của Chi cục QLTT tỉnh yêu cầu Đội QLTT các huyện, thành phố khẩn trương tổ chức triển khai trước thực tế gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin về tình trạng ngộ độc do sử dụng rượu. Có những trường hợp ngộ độc tập thể dẫn đến tử vong mà nghiêm trọng nhất là vụ ngộ độc rượu với số ca bị ngộ độc lên tới vài chục người, 8 trường hợp đã tử vong tại huyện Phong Thổ (Lai Châu).
Qua nắm bắt tình hình của lực lượng QLTT, hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu trên địa bàn cơ bản ổn định, có rất ít các vụ rượu nhập lậu, rượu không đảm bảo chất lượng lưu thông trên thị trường. Tổ chức mạng lưới kinh doanh rượu bao gồm phân phối bán buôn, bán lẻ sản phẩm rượu dần hoàn thiện và đi vào nề nếp, sản xuất rượu thủ công được quản lý chặt chẽ, đang hình thành một số làng nghề sản xuất rượu để hoạt động tập trung và quy củ hơn. Việc cấp phép sản xuất, kinh doanh rượu thực hiện theo đúng quy định. Tuy nhiên, căn cứ vào Nghị định số 94/2014/NĐ – CP quy định về kinh doanh rượu, việc cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ và giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh được cấp trên địa bàn còn quá ít so với thực tế, chỉ khoảng 15% đối với cơ sở sản xuất rượu thủ công và 50% đối với cơ sở bán lẻ. Hầu hết các cơ sở nấu rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh có quy mô nhỏ, sản lượng ít, sản xuất chủ yếu để lấy phụ phẩm chăn nuôi. Các thương nhân bán lẻ thường là hộ kinh doanh nhỏ lẻ, bán rượu kèm với các loại hàng tạp hóa nên không đăng ký kinh doanh hoặc có đăng ký kinh doanh nhưng không đăng ký cấp phép bán lẻ rượu.
Rượu vang không rõ nguồn gốc, xuất xứ vận chuyển vào thị trường dịp Tết Nguyên đán được lực lượng QLTT phát hiện, tịch thu, tiêu hủy.
Thêm vào đó, trên thị trường còn tình trạng sản xuất, kinh doanh rượu quá hạn sử dụng, rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Điển hình trong vài năm gần đây, lực lượng QLTT qua kiểm tra, phối hợp kiểm tra đã đấu tranh làm rõ một số vụ sản xuất, kinh doanh rượu vang quá hạn sử dụng, rượu màu giả nhãn hiệu, nhiều nhất là các vụ vận chuyển, kinh doanh rượu quá hạn, không rõ nguồn gốc trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, TP Hòa Bình.
Theo đồng chí Trương Thanh Sơn, Phó Chi cục Quản lý thị trường tỉnh, các vụ ngộ độc rượu dẫn đến hậu quả thương tâm là bài học cảnh tỉnh đối với nhiều người. Vấn đề quan ngại hiện nay là vẫn còn một số đối tượng vì lợi nhuận đã bất chấp sản xuất, kinh doanh các loại rượu không đảm bảo chất lượng ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người. Mặt khác, một bộ phận người dân, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa do nhận thức hạn chế và điều kiện kinh tế khó khăn vẫn tiêu thụ và sử dụng rượu giá rẻ, không rõ xuất xứ. Bên cạnh việc đấu tranh quyết liệt, triệt để với các hành vi sản xuất, kinh doanh rượu vi phạm, lực lượng QLTT sẽ tích cực phối hợp với các lực lượng khác trong tuyên truyền, cảnh báo. Hiện nay, ở các thị trường vùng sâu, vùng xa trong tỉnh không còn hiện tượng buôn bán rượu săm. Nhiều người dân chỉ sử dụng rượu thủ công tự nấu có địa chỉ. Để kiểm soát tình hình thị trường, chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, gian lận thương mại, ổn định thị trường, đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt là đối với sản phẩm rượu, ngay sau khi có Công văn số 48/QLTT – NVTH ngày 16/2/2017, các Đội QLTT triển khai rà soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh mặt hàng rượu, có thông báo, hướng dẫn và yêu cầu cơ sở ký cam kết việc chấp hành nghiêm quy định của pháp luật. Tới đây, các Đội chủ trì phối hợp với lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện và kiên quyết xử lý các vi phạm, sử dụng Kit kiểm tra nhanh Methanol nếu cho kết quả dương tính sẽ lấy mẫu kiểm nghiệm theo quy định. Với Đội QLTT số 12 chống buôn lậu và Đội QLTT số 13 chống hàng giả và gian lận thương mại đang tăng cường thu thập thông tin tại các đầu mối giao thông, địa điểm tập kết hàng hóa, tụ điểm phát sinh luồng hàng hóa, phối hợp với các đơn vị chức năng để kiểm soát chặt hàng hóa vận chuyển trên các phương tiện giao thông để ngăn chặn hàng hóa nhập lậu, hàng giả, không đảm bảo ATTP và các hành vi gian lận thương mại khác.
B.M
(HBĐT) - Chiều ngày 22/2, Viettel Hòa Bình phối hợp với Công ty Điện lực Hòa Bình tổ chức lễ ra mắt dịch vụ nộp tiền điện qua Bankplus Viettel. Tham dự buổi lễ có lãnh đạo Sở TT&TT, Sở Công thương cùng đại diện các Điện lực trên toàn địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 20/2, tại địa phận xã Phú Cường (Tân Lạc), nhận được tin báo của quần chúng nhân dân, Đội Cảnh sát phòng -chống tội phạm về môi trường (Công an tỉnh) kiểm tra xe ô tô BKS: 29C – 048.12 do ông Nguyễn Anh Dũng (SN 1968), trú tại Thường Tín – Hà Nội là chủ hàng, phát hiện trên xe có khoảng gần 2 tấn da trâu, bò không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch, đang trong giai đoạn phân hủy, bốc mùi hôi thối.
Đêm 21-2, một xe khách giường nằm khi đang chạy trên Quốc lộ 18 đoạn cầu Đông Du (ở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) đã bất ngờ phát nổ khiến nhiều hành khách trên xe thương vong.
Vào lúc 8 giờ sáng ngày 21-2, toa tàu cuối cùng và cũng là toa khó nhất trong vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng tại Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế) đã được cẩu qua bên đường sắt, lúc 9 giờ 45 phút cùng ngày, đường sắt bắc - nam đã được thông tuyến.
(HBĐT) - Là huyện vùng cao của tỉnh, đời sống người dân còn nhiều khó khăn nhưng huyện Mai Châu là một trong các đơn vị được đánh giá thực hiện tốt công phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” của tỉnh. Hiện nay, trên địa bàn huyện Mai Châu đang quản lý 441 đối tượng người có công đang hưởng trợ cấp hàng tháng. Trong đó có 142 đối tượng là thương binh, 28 bệnh binh, 83 đối tượng chất độc hóa học, còn lại là các đối tượng người có công khác.
(HBĐT) -Trong tháng 1, huyện Lương Sơn quan tâm thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, góp phần ổn định đời sống nhân dân, đặc biệt là các hộ nghèo trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017. Huyện đã tổ chức các đoàn đến thăm hỏi, tặng quà thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ, gia đình người có công với cách mạng, người cao tuổi, hộ nghèo... tổng trị giá trên 1.753 triệu đồng.