(HBĐT) - Là huyện vùng cao của tỉnh, đời sống người dân còn nhiều khó khăn nhưng huyện Mai Châu là một trong các đơn vị được đánh giá thực hiện tốt công phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” của tỉnh. Hiện nay, trên địa bàn huyện Mai Châu đang quản lý 441 đối tượng người có công đang hưởng trợ cấp hàng tháng. Trong đó có 142 đối tượng là thương binh, 28 bệnh binh, 83 đối tượng chất độc hóa học, còn lại là các đối tượng người có công khác.

 

Những năm qua, ngoài thực hiện các chính sách của Đảng, Nhà nước đúng, đủ, kịp thời, các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể và nhân dân trên địa bàn huyện đã có nhiều hoạt động cụ thể để hỗ trợ, giúp đỡ người có công như: Tặng quà, trao nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm, giúp đỡ ngày công lao động sản xuất. Năm 2016, Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” của huyện đã được các cấp, ngành, doanh nghiệp và nhân dân tích cực ủng hộ được với tổng số tiền trên 511 triệu đồng. Từ nguồn quỹ này, huyện đã hỗ trợ nhà ở cho 41 đối tượng người có công và thân nhân người có công cần làm mới và sửa chữa nhà ở. Ngoài ra còn hỗ trợ 2 đối tượng người có công có hoàn cảnh khó khăn; tu sửa nhà bia ghi tên liệt sỹ 2 xã Xăm Khòe và Mai Hịch; tặng quà cho 8 đối tượng thương binh nặng, chất độc hóa học và thân nhân liệt sỹ. Qua đó đã góp phần chia sẻ mất mát, hy sinh đối với các gia đình thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng.

 

 

Lãnh đạo thành phố Hòa Bình thăm hỏi, tặng quà cho gia đình người có công với cách mạng phường Phương Lâm (TPHB).

 

Đồng chí Nguyễn Quang Huy, Phó trưởng phòng Người có công (Sở LĐ-TB&XH) cho biết: Việc xây dựng và đóng góp Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” là một hoạt động có ý nghĩa xã hội sâu sắc, tạo thêm nguồn lực cùng nhà nước chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng. Qua đó cũng nhằm phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc; thực hiện ngày càng tốt hơn tốt hơn các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng, mãi mãi khắc ghi công ơn các anh hùng liệt sỹ và giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc cho thế hệ mai sau. Để thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, hàng năm, tỉnh đều kiện toàn BCĐ chăm sóc người có công và xây dựng điều hành Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”; xây dựng, ban hành và triển khai kế hoạch vận động xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa phong trào Đền ơn đáp nghĩa, góp phần chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các gia đình chính sách và người có công trên địa bàn.

 

Từ đó, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” đã trở thành một phong trào sâu rộng, có sức lan tỏa lớn lao và thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh tích cực, chủ động tham gia. Trong đó có các hoạt động tình nghĩa chủ yếu như: Tu bổ nghĩa trang, đài tưởng niệm, xây dựng nhà bia ghi tên liệt sỹ. Hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng và thân nhân liệt sỹ khó khăn về nhà ở. Thăm hỏi, hỗ trợ người có công với cách mạng và thân nhân liệt sỹ khi ốm đau, khám, chữa bệnh và khi qua đời mà gia đình gặp khó khăn. Giúp đỡ người có công với cách mạng và thân nhân khi gặp khó khăn trong cuộc sống. Hỗ trợ địa phương có nhiều đối tượng là người có công với cách mạng mà nguồn vận động ủng hộ thấp… Năm 2016, tổng số Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” toàn tỉnh thu được là trên 5,1 tỷ đồng. Trong đó, cấp huyện trên 4,2 tỷ đồng; cấp tỉnh trên 972 triệu đồng. Từ nguồn quỹ này, toàn tỉnh đã tặng 128 sổ tiết kiệm với số tiền trên 61 triệu đồng. Hỗ trợ xây mới 66 nhà; hỗ trợ sửa chữa và nâng cấp 53 nhà. Toàn tỉnh có 207/210 xã, phường được công nhận xã, phường làm tốt công tác thương binh liệt sĩ và người có công, đạt 98,6%.

 

Theo đồng chí Nguyễn Quang Huy, năm 2017 này, hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày thương binh, liệt sỹ (27/7/1947- 27/7/2017), phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” từ tỉnh đến cơ sở sẽ có nhiều hoạt động cụ thể thiết thực hơn. Cùng với việc thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công, toàn tỉnh phấn đấu có từ 96,5% trở lên hộ gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư cùng nơi cư trú; 100% xã, phường, thị trấn làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ và người có công; triển khai xây mới và sửa chữa 200 nhà ở cho gia đình chính sách, người có công bằng nguồn vốn của Chính phủ và các nguồn hỗ trợ khác.

 

 

                                                                                             P.V

 

Các tin khác


Hiệu quả từ các hoạt động Dự án VIE071

Sau 3 năm triển khai (2021 - 2024), dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của người cao tuổi (NCT) tại Việt Nam” (VIE071) đã hoàn thành mục tiêu thành lập 30 câu lạc bộ (CLB) Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) trên địa bàn tỉnh. Mô hình sau khi đưa vào hoạt động đã, đang tăng cường sự tham gia của NCT trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe, tăng nhu nhập… trong cộng đồng xã hội. Từ đó nhanh chóng thích ứng với xu hướng già hóa dân số, đồng thời giúp NCT sống vui - khỏe - hạnh phúc.

Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục