(HBĐT) - UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 13, ngày 23/2/2017 thực hiện Chỉ thị số 24, ngày 2/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường phát triển hệ thống dịch vụ xã hội (DVXH) đảm bảo an sinh xã hội (ASXH) trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

 

Kế hoạch đề ra nhiệm vụ cần giải quyết 2 nhóm chương trình lớn là nhóm chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng khung và nhóm chương trình xây dựng mạng lưới đô thị trên địa bàn tỉnh thuộc Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hòa Bình. Cụ thể: 

Đối với nhóm chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng khung: sẽ tập trung đề xuất các chương trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật diện rộng kết nối các đô thị trong tỉnh (giao thông, cấp điện, nước, xử lý nước thải, chất thải rắn...), các chương trình xây dựng hạ tầng KT - XH diện rộng thuộc quản lý của T.ư hoặc phục vụ cấp vùng, quốc gia sẽ được xác định trong nhóm chương trình xây dựng mạng lưới đô thị 

Đối với nhóm chương trình xây dựng mạng lưới đô thị trên địa bàn tỉnh gồm 3 nội dung: (1) Lập quy hoạch hoặc đề án; (2) Các chương trình xây dựng phục vụ nâng loại đô thị; (3) Các chương trình xây dựng đô thị theo quy hoạch. Các chương trình xây dựng phục vụ nâng loại đô thị sẽ đề xuất danh mục các dự án ưu tiên đầu tư theo các giai đoạn đã được Tỉnh ủy và HĐND tỉnh thông qua nhằm đạt chuẩn nâng loại đô thị theo quy định tại Nghị định số 42/2009/NĐ-CP về phân loại đô thị. Các chương trình xây dựng đô thị theo quy hoạch sẽ đề xuất danh mục các dự án đầu tư xây dựng đáp ứng nhu cầu phát triển KT - XH địa phương nhưng tuân thủ đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt.  

Theo đó, nhiệm vụ cần phải hoàn thành cho các đô thị trong giai đoạn 2016 - 2020 là:

ưu tiên phát triển đô thị tại các vùng kinh tế trọng điểm, khu kinh tế tổng hợp đóng vai trò chủ đạo thúc đẩy phát triển các vùng đô thị trong tỉnh. Đầu tư các dự án phát triển đô thị trong khu vực phát triển đô thị đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tiếp tục cải tạo, điều chỉnh quy hoạch các đô thị hiện hữu theo các tiêu chí phân loại đô thị.  

Giai đoạn 2016 - 2020, mạng lưới đô thị tỉnh có 14 đô thị gồm: 1 đô thị loại II (TP Hòa Bình); 2 đô thị loại IV (đô thị Lương Sơn, Mai Châu); 11 đô thị loại V, trong đó có 9 đô thị loại V hiện hữu (Kỳ Sơn, Đà Bắc, Cao Phong, Bo, Mường Khến, Vụ Bản, Hàng Trạm, Chi Nê, Thanh Hà) và 2 đô thị loại V mới xây dựng (thị trấn Chợ Bến, huyện Lương Sơn và thị trấn Mông Hóa, huyện Kỳ Sơn).  

Đầu tư xây dựng cho các đô thị hạt nhân của tỉnh và các vùng huyện nhằm đạt tiêu chí của các đô thị cần nâng loại. Củng cố, phát triển, giữ vững các chỉ tiêu đối với các đô thị hiện hữu không có trong danh mục đô thị được nâng loại.  

Đạt chỉ tiêu đất xây dựng đô thị: Đối với đô thị loại II - III: 120 - 200 m2 /người. Đối với đô thị IV - V: 150 - 250 m2/người...  

Dự kiến nhu cầu vốn phát triển hạ tầng xã hội giai đoạn 2016 - 2020 trong toàn tỉnh khoảng 2.054,49 tỷ đồng; vốn phát triển hạ tầng kỹ thuật 4.476,60 tỷ đồng và nhu cầu vốn cải tạo hạ tầng cho các đô thị đến năm 2020 khoảng 111,38 tỷ đồng… Ngoài ra, kế hoạch cũng đề ra các tiêu chí cụ thể về nâng cao chất lượng nhà ở, hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

 

                                                                       H.N (TH)

 

Các tin khác


“Doanh nghiệp tặng quà cho tỉnh sẽ dẫn đến hệ lụy rất lớn”

Người quản lý không thể nhận quà của đối tượng bị quản lý, bởi đó là đòi hỏi bắt buộc cả về đạo lý, cũng như pháp lý.

Gian nan những con đường ở xã Tiền Phong

(HBĐT) - Giữa tháng 2, chúng tôi có dịp lên xã vùng cao Tiền Phong (Đà Bắc). Con đường từ trung tâm xã đến các xóm vô cùng gian nan, ổ trâu, ổ voi chi chít. Chiếc xe máy ì ạch vượt dốc do vừa có trận mưa. Nếu không có cán bộ UBND xã quen đường cầm lái thì chắc chắn chúng tôi không thể vượt qua những con đường chông chênh.

Quy định mới về cung cấp thông tin của cơ quan nhà nước

Cấp tỉnh hàng tháng phải cung cấp thông tin cho báo giới, 3 tháng họp báo một lần; công khai số điện thoại của người phát ngôn... là những quy định mới của Chính phủ về cung cấp thông tin cho báo chí.

Phó bí thư Bình Định hoàn trả 386 triệu đồng tiền học tiến sĩ

Chiều 1-3, một lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Định xác nhận ban này đã tiếp nhận từ ông Lê Kim Toàn - phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định - hơn 386 triệu đồng.

Xử lý nghiêm sai phạm của 2 ông Nguyễn Minh Quang và Võ Kim Cự

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Sau khi có kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương sẽ xử lý về mặt chính quyền.

Doanh nghiệp tặng xe tiền tỷ cho địa phương:Dư luận nghi ngờ có cơ sở?

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, việc địa phương được doanh nghiệp tặng xe Lexus sẽ tạo ra sự nể nang, thậm chí tạo điều tốt cho doanh nghiệp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục