Nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em diễn ra gần đây đòi hỏi các trường học, giáo viên phải đề cao việc dạy kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh.

“Có bao nhiêu trường học trước khi các em vào trường được dạy bơi, dạy võ tự vệ, dạy kỹ năng chống xâm hại? Nếu không được trang bị những kỹ năng trên, liệu các em có sống tốt và an toàn để học giỏi không?” - một chuyên gia giáo dục bày tỏ bức xúc trước việc hiện nay ở trường học thay vì trẻ em được dạy những kỹ năng để sinh tồn trước thì lại được dạy để trở thành những học sinh giỏi.

Giáo dục giới tính qua loa

Vị chuyên gia này cho rằng nhiều trường học trên thế giới không ngần ngại đưa giáo dục giới tính, nhận biết cảm xúc vào môn học bắt buộc trong trường học. Còn hầu hết trường học hiện nay ở Việt Nam xem giáo dục giới tính như là một việc nếu bắt buộc thì phải làm. Vì tâm thế bắt buộc nên làm hời hợt, thiếu nghiêm túc.

Thừa nhận việc giáo dục giới tính, kỹ năng chống xâm hại tình dục là vô cùng quan trọng nhưng hiệu trưởng nhiều trường phổ thông cho rằng giáo viên không ai bỗng dưng nói những chuyện này với học sinh, trừ những môn học có chút liên quan như sinh học hoặc giáo dục công dân. Trong khi đó, để tổ chức một chuyên đề với nội dung trên trong nhà trường vô cùng khó. Ngoài chuyện kinh phí, sắp xếp thời gian, chuyện thuyết phục phụ huynh cũng gay go. Hiệu trưởng một trường tiểu học kể lại không phải phụ huynh nào cũng đồng lòng với các chủ trương của nhà trường. Có lần, trường mời chuyên gia tâm lý về hướng dẫn cho học sinh chuyên đề về giới tính, có phụ huynh nói thẳng: “Gia đình đang ra sức cấm, sao các cô còn vẽ đường cho hươu chạy”?.

 

Mọi học sinh cần được bảo đảm an toàn trong trường học Ảnh: TẤN THẠNH

Bà Phạm Thúy Hà, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (quận 4, TP HCM), cho biết hằng năm, nhà trường đều tổ chức chuyên đề, mời chuyên gia tâm lý, giáo dục về trường hướng dẫn học sinh các kỹ năng tự bảo vệ mình, chống xâm hại tình dục. Riêng khối lớp 5, do có phụ huynh là bác sĩ làm ở bệnh viện nên nhà trường mời luôn về để giảng thêm trong các tiết học về giáo dục giới tính.

Bảo vệ an toàn cho trẻ từ bậc mầm non

Theo cô Hà, học sinh hiện nay phát triển rất sớm, có em mới lớp 3 đã đến tuổi dậy thì. Rồi cộng thêm những ảnh hưởng từ phim ảnh, sách báo… nên việc tổ chức giáo dục giới tính, giáo dục các kỹ năng tự vệ, bảo vệ bản thân vô cùng quan trọng.

Cô Nguyễn Đặng Thị Phương Hoa, Hiệu trưởng Trường Mầm non Nam Sài Gòn, cho biết từ những năm còn là giáo viên cho đến khi lên làm quản lý, cô luôn căn dặn kỹ càng tất cả học sinh, kể cả các bé nam về những kỹ năng tự bảo vệ mình, chống xâm hại tình dục. Điều đơn giản nhất chúng ta đều có thể nhắc các em là, ngoại trừ bố mẹ, không cho phép ai được đụng đến các vùng nhạy cảm trên cơ thể. Cô Hoa kể cô sẵn sàng nói trước phụ huynh để nhắc nhở phụ huynh. “Khi chia tay các em lớp lá, tôi luôn căn dặn ở môi trường tiểu học, sẽ đông người và phức tạp hơn nhiều nên các em cần phải chú ý những gì, phòng vệ ra sao” - cô Hoa chia sẻ.

 

                                                      TheoNLĐ

Các tin khác


Tổng thu bảo hiểm đạt 4,3 tỉ

(HBĐT) - Thực hiện công tác chi trả trợ cấp BHXH, BHYT, những tháng đầu năm, huyện Kỳ Sơn quan tâm đảm bảo đủ nguồn kinh phí chi trả cho các đối tượng kịp thời, đầy đủ, đúng quy định với tổng số tiền trên 8, 469 tỉ đồng cho 2.293 lượt đối tượng. Tổng thu BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn đạt 4, 3 tỷ đồng. Tổng chi giám định, khám - chữa bệnh BHYT trên 857, 496 triệu đồng, chi cho 2.342 lượt đối tượng.

Huy động nguồn lực thực hiện tiêu chí nhà ở dân cư

(HBĐT) - Nhà ở dân cư là một trong những tiêu chí quan trọng, vừa góp phần xây dựng bộ mặt nông thôn, vừa nâng cao chất lượng đời sống của người dân. Nhà ở dân cư là một trong những tiêu chí khó, không ít địa phương lúng túng khi xác định tiêu chuẩn nhà ở nông thôn theo bộ tiêu chí. Do đó, việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư để tăng số xã đạt tiêu chí về nhà ở là mối quan tâm của các cấp, ngành trong quá trình xây dựng NTM.

Dấu ấn những phong trào thiện nguyện ở huyện Tân Lạc

(HBĐT) - “Đâu cần thanh niên cự, đâu khó có thanh niên”, phát huy vai trò xung kích, tuổi trẻ huyện Tân Lạc đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiện nguyện thiết thực trong phong trào xây dựng NTM cũng như gìn giữ, bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp.

Tỉnh Đoàn, CLB cán bộ trẻ tỉnh triển khai các hoạt động tình nguyện tham gia xây dựng NTM tại Kim Bôi

(HBĐT) - Tối 11/3, tại xã Thượng Tiến (Kim Bôi), Tỉnh đoàn Hòa Bình tổ chức chương trình giao lưu truyền thông với chủ đề “Đoàn thanh niên tham gia xây dựng Nông thôn mới” thu hút gần 1.000 bà con nhân dân, ĐVTN đến dự và cổ vũ.

ĐVTN thành phố Hòa Bình ra quân ngày Chủ nhật xanh

(HBĐT) - Ngày 12/3, các Đoàn phường Chăm Mát, Hữu Nghị, Tân Hòa (thành phố Hòa Bình) đã sôi nổi ra quân ngày Chủ nhật xanh. Đây là hoạt động mở đầu cho chuỗi hoạt động Tháng Thanh niên năm 2017.

Huyện Kỳ Sơn chăm lo đời sống người có công với cách mạng

(HBĐT) - Huyện Kỳ Sơn có 539 người có công được hưởng trợ cấp hàng tháng. Trong đó có 122 thương binh, 51 bệnh binh, 202 người nhiễm chất độc hóa học, 4 người bị tù đày; 6 người hưởng theo chế độ 142, 106 người hưởng tuất liệt sĩ, 39 người hưởng tuất thương bệnh binh, chất độc hóa học, 6 người phục vụ thương binh, chất độc hóa học từ 81% trở lên và có 2 bà mẹ Việt Nam anh hùng. Trong những năm qua, công tác chăm sóc người có công trên địa bàn được các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể từ huyện đến cơ sở và nhân dân đặc biệt quan tâm, thực hiện tốt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục