(HBĐT) - Được lãnh đạo UBND xã Thanh Hối (Tân Lạc) giới thiệu, chúng tôi đến thăm gia đình ông Bùi Văn Thỉm, xóm Bào 2 là người có công tiêu biểu trong phát triển kinh tế trên địa bàn. Vườn bưởi xanh tốt trải dài trước mắt, từng chùm hoa bưởi đã rụng cánh, quả sai hứa hẹn một mùa quả bội thu. Chúng tôi ngạc nhiên khi chủ nhân của vườn bưởi ra đón chúng tôi là người thương binh cụt tay trái. Qua đó càng khâm phục hơn nghị lực của ông.
Rót chén trà mời khách, ông Thỉm tâm sự: Năm 18 tuổi, nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, tôi lên đường nhập ngũ, tham gia đấu ở chiến trường Tây Ninh. Năm 1978, tôi bị thương ở chiến trường biên giới Campuchia và được công nhận là thương binh mất 61% sức khỏe. Sau một thời gian điều trị, tôi trở về quê và lập gia đình. Thời kỳ đầu muôn vàn khó khăn, vất vả, trên mảnh đất 6.000 m2, gia đình cần cù trồng mía, lạc, đậu tương, thêm 1.200 m2 ruộng cấy cũng đủ trang trải cuộc sống và dần tích lũy xây được ngôi nhà khang trang để ở.
Từ năm 2013, thấy nhiều hộ trồng bưởi đỏ hiệu quả, gia đình ông mạnh dạn đầu tư trồng 150 cây. ông bảo con trai đi học thêm kỹ thuật trồng, chăm sóc cây. Năm 2016, vườn bưởi bắt đầu cho thu bói cũng đủ tiền đầu tư chăm sóc cho cây phát triển tốt. Theo ông Thỉm, năm nay, cây bưởi bắt đầu cho thu hoạch nhiều, mỗi cây khoảng 200 - 300 quả, bình quân mỗi quả bán được 15.000 - 20.000 đồng. Cùng với chế độ của Nhà nước và sự nỗ lực không ngừng, đời sống gia đình ông ngày càng ổn định. ông Bùi Văn Thỉm xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ” vượt khó xây dựng cuộc sống mới trên mảnh đất quê hương.
Cán bộ LĐ-TB&XH xã Thanh Hối (Tân Lạc) thăm vườn bưởi của thương binh Bùi Văn Thỉm, xóm Bào 2.
Anh Tống Thanh Sơn, cán bộ LĐ-TB&XH xã Thanh Hối khẳng định: Không chỉ gia đình ông Thỉm mà hầu hết người có công trên địa bàn xã đã có cuộc sống ổn định, nhiều hộ là điển hình trong phát triển kinh tế ở xã. Hiện nay, xã có 87 người có công với cách mạng được hưởng trợ cấp. Trong đó có 22 thương binh, 5 bệnh binh, 24 người nhiễm chất độc da cam, 3 người bị địch bắt tù đầy, 23 thân nhân liệt sĩ, 4 thờ cúng Bà mẹ Việt Nam anh hùng… Trong những năm qua, công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng luôn được các cấp uỷ Đảng, chính quyền xã quan tâm thực hiện. Các chế độ, chính sách đối với thương, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công luôn được thực hiện đúng, đủ, đảm bảo kịp thời. Hàng năm, vào các dịp lễ, tết, ngày thương binh - liệt sĩ, Đảng ủy, UBND xã, MTTQ và các đoàn thể như Hội CCB, Hội NCT, Hội Phụ nữ, Đoàn xã đều có hoạt động thăm hỏi, tặng quà, giúp đỡ gia đình chính sách. Năm 2016, nhân kỷ niệm ngày thương binh - liệt sĩ, xã tổ chức gặp mặt người có công trên địa bàn; tặng quà của Chủ tịch nước, tỉnh, huyện cho các đối tượng người có công; giúp đỡ 120 ngày công cho gia đình chính sách neo đơn làm cỏ, cấy lúa… Quỹ Đền ơn - đáp nghĩa của xã được người dân trên địa bàn ủng hộ 16 triệu đồng phục vụ hiệu quả công tác chăm sóc người có công. Xã tiếp tục được công nhận làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ.
Năm 2017, hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày thương binh liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2017), xã có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực hơn để chăm sóc người có công trên địa bàn. Trong đó, bên cạnh việc thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người có công, xã phối hợp với các cấp, ngành tổ chức thăm hỏi, tặng quà các đối tượng người có công. Xã tổ chức gặp mặt thương binh, liệt sĩ, người có công trên địa bàn. Giao các tổ chức hội, đoàn thể có kế hoạch ủng hộ, giúp đỡ ngày công phù hợp với từng gia đình người có công. Tham gia thắp nến tri ân anh hùng liệt sĩ của huyện. Trích Quỹ đền ơn - đáp nghĩa để sửa chữa, cải tạo mộ Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Đặc biệt, hiện nay, trên địa bàn còn 1 gia đình chính sách nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều mới), xã tập trung hỗ trợ để cùng gia đình phấn đấu thoát nghèo trong năm 2017…
H.L
(HBĐT) - Sáng ngày 30/3/2017, Chi đoàn Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với Chi đoàn thanh niên trường Tiểu học và Trung học cơ sở Tu Lý A và Chi đoàn xã Tu Lý, huyện Đà Bắc tổ chức hoạt động hưởng ứng Tháng thanh niên năm 2017 với chủ đề “cùng em đến trường”, giao lưu, tặng quà cho các em học sinh trường Tiểu học và Trung học cơ sở Tu Lý A, huyện Đà Bắc và trồng cây xanh bóng mát xung quanh nhà trường. Tham dự chương trình có đồng chí Hà Ngọc Tuấn, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh, Lãnh đạo nhà trường, đại diện Ban chấp hành Chi đoàn xã Tu Lý và các đồng chí đoàn viên Chi đoàn Ban Dân tộc tỉnh.
(HBĐT) - Sáng 31/3, BQL các KCN tỉnh và Tỉnh đoàn đã ký kết chương trình phối hợp giai đoạn 2017-2022.
Bùi Trọng Đắc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
(HBĐT) - Thực hiện chủ trương của tỉnh về tinh gọn tổ chức bộ máy thời gian qua, ngành giáo dục đã thực hiện việc sáp nhập Trung tâm giáo dục thường xuyên và Trung tâm dạy nghề huyện; sáp nhập các trường mầm non, tiểu học và THCS ở một số xã.
Phạm Thị Tuyết Phó Giám đốc Sở Nội vụ
(HBĐT) - Có nhiều ý kiến cho rằng thực hiện tinh giản biên chế theo tinh thần Nghị định số 108 ngày 20/11/2014 của Chính phủ khó vì:
Bùi Thị Kim Cúc Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy
(HBĐT) - Hiện nay, các trạm Khuyến nông, Thú y và BVTV thuộc sự quản lý của các cơ quan, đơn vị khác nhau. Trong khi đó, hàng năm, việc ban hành kế hoạch chuyên môn của phòng NN&PTNT phải dựa trên cơ sở tham mưu của 3 trạm trên.
(HBĐT) - Là tỉnh miền núi với hơn 70% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, những năm qua, vai trò của đội ngũ già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, người có uy tín ở tỉnh đã được chú trọng phát huy có hiệu quả. Hàng nghìn già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, người có uy tín trong cộng đồng dân cư đã thực sự trở thành nhân tố nòng cốt, “hạt nhân đoàn kết” trong giữ gìn ANTT, xây dựng quê hương…