Sáng nay (1/4/2017), tại Bảo tàng Hà Nội, báo Kinh tế & Đô thị phối hợp cùng Ban An toàn giao thông TP, Sở Giao thông Vận tải và các ngành liên quan tổ chức Lễ tổng kết, trao giải cuộc thi viết “Vì An toàn giao thông Thủ đô" - năm 2016 và phát động cuộc thi viết “Vì An toàn giao thông Thủ đô" - năm 2017.
Đến tham dự Lễ tổng kết và trao giải, về phía các cơ quan Trung ương có sự hiện diện của đồng chí Bùi Thế Đức - Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Đồng chí Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Đồng chí Khuất Việt Hùng – Phó Chủ tịch chuyên trách UB ATGT quốc gia.
Về phía thành phố Hà Nội: Đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn – Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội; Đồng chí Nguyễn Thế Hùng– Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội, Phó Ban Thường trực Ban An toàn giao thông Thành phố; Đồng chí Vũ Văn Viện – Thành ủy viên, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội; Đồng chí Trần Xuân Hà – Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội; Đồng chí Nguyễn Minh Đức, Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị - Trưởng ban Tổ chức Cuộc thi viết “Vì an toàn giao thông Thủ đô 2016”.
Tại buổi lễ, Đồng chí Nguyễn Thế Hùng – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội trao bằng khen của UBND TP Hà Nội cho 5 đơn vị và 5 cá nhân đã có thành tích triển khai và tổ chức Cuộc thi viết” Vì ATGT Thủ đô “giai đoạn 2012 -2016, cùng với 5 tập thể, cá nhân đã có thành tích triển khai và tổ chức cuộc thi viết “Vì ATGT thủ đô năm 2016”.
Bao gồm: Đại diện Sở GTVT Hà Nội; Đại diện Đài PT-TH Hà Nội; Ông Nguyễn Minh Đức – Tổng Biên tập Báo KT & ĐT; Ông Nguyễn Xuân Tân – Nguyên Phó GĐ Sở GTVT Hà Nội; Ông Nguyễn Quyết Thắng – Phó trưởng Ban Xây dựng và Quản lý Đô thị Đài PT-TH Hà Nội… Báo Kinh tế và Đô thị; Sở Giáo dục và Đào tạo HN; Tổng Công ty Vận tải Hà Nội; Ông Nguyễn Đức Kha – Chánh Văn phòng Ban ATGT Thành phố HN; Ông Nguyễn Cao Cường – Trưởng Ban thư ký tòa soạn Báo KT&ĐT.
Phát biểu tại Lễ trao giải, Phó Chủ tịch Nguyễn Thế Hùng thay mặt lãnh đạo Thành phố, chúc mừng các tập thể và cá nhân đạt giải cuộc thi viết “Vì an toàn giao thông Thủ đô - 2016”; hoan nghênh Ban Tổ chức đã tổ chức thành công cuộc thi thiết thực này.
Sự có mặt của các đồng chí lãnh đạo các cơ quan Trung ương và Thành phố; lãnh đạo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, các cơ quan, ban ngành của Thành phố, các nhà quản lý, các chuyên gia, các khách mời đã thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đối với công tác đảm bảo an toàn giao thông của Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.
Phó Chủ tịch cho biết, với nhận thức sâu sắc về tác động tiêu cực của tai nạn và ùn tắc giao thông đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, trong những năm qua, Thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và thiết thực để hưởng ứng chương trình “Thập kỷ hành động an toàn giao thông đường bộ 2011 – 2020” của Liên Hợp quốc và giải quyết tình trạng này.
Đặc biệt, thực hiện chủ trương “Năm trật tự và văn minh đô thị - 2016”, trong năm qua, tình trạng tai nạn giao thông trên địa bàn Thành phố đã giảm cả 3 tiêu chí; xóa nhiều “điểm đen” về tai nạn và ùn tắc giao thông; ý thức chấp hành Luật giao thông của các tầng lớp nhân dân đã được nâng cao; Hà Nội là một trong những điểm đến an toàn của du khách trong và ngoài nước. Có được thành tích ấn tượng này, ngoài sự quyết tâm và vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, sự nỗ lực của các cơ quan chức năng, còn có sự đồng hành của Cuộc thi viết “Vì an toàn giao thông Thủ đô”.
Phó Chủ tịch cho rằng, sau 5 năm triển khai, Cuộc thi “Vì An toàn giao thông Thủ đô” đã thực sự trở thành phong trào sâu rộng, có sức lan tỏa rộng lớn, sự đón nhận tích cực từ các tầng lớp nhân dân. Qua 5 mùa giải, Cuộc thi viết “Vì An toàn giao thông Thủ đô” đã nhận được 343.350 bài viết dự thi, trong đó, Cuộc thi viết năm 2016 là gần 111.500 bài viết của 362 tổ chức, đơn vị và hàng ngàn cá nhân gửi về.
Nhìn chung, các bài viết đã thể hiện tâm huyết vì một Thủ đô an toàn, văn minh. Nhiều mô hình, poster được thực hiện công phu, khoa học. Với gần 111.500 bài dự thi, những người tham gia cuộc thi đã được trang bị những kiến thức bổ ích nhất về pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật giao thông, chung tay xây dựng văn hóa giao thông.
Với Cuộc thi viết “Vì an toàn giao thông Thủ đô - năm 2016”, một trong những thành công đáng ghi nhận là bên cạnh những tác giả gạo cội, rất nhiều gương mặt trẻ đã tích cực tham gia. Nhiều bài dự thi của các em học sinh từ trường Đại học, cao đẳng, trung học và cả tiểu học đã góp phần phản ánh những vấn đề thiết thực cho giao thông Thủ đô.
“Điều đó cho thấy Cuộc thi đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức của mọi tầng lớp xã hội, nhất là thế hệ trẻ, lớp người làm chủ tương lai, vận mệnh đất nước”, Phó Chủ tịch bày tỏ.
Theo đánh giá của Ban Tổ chức, chất lượng các tác phẩm dự thi cũng cao hơn trước với hình thức thể hiện mới mẻ, vấn đề sát thực, phong phú thể hiện sự tìm tòi, sáng tạo, đầu tư nghiên cứu nghiêm túc của các tác giả. Thông qua cuộc thi, nhiều tấm gương điển hình trong việc góp phần bảo đảm trật tự An toàn giao thông đã được phát hiện; Nhiều sáng kiến, kế sách của người dân đã giúp cho công tác bảo đảm An toàn giao thông của các cơ quan chức năng có tính thực tế, hiệu quả hơn, góp phần xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại.
Phó Chủ tịch biểu dương những cố gắng mà Ban Tổ chức, Hội đồng giám khảo, biểu dương báo Kinh tế & Đô thị, Sở Giao thông Vận tải, Văn phòng Ban An toàn Giao thông Thành phố, Sở Giáo dục Đào tạo, các nhà tài trợ: Tổng Công ty Vận tải Hà Nội, Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà Hà Nội, Công ty Xe đạp Thống Nhất... trong việc đồng hành cùng Thành phố góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông.
Năm 2017, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã xây dựng chương trình Năm An toàn giao thông 2017 với chủ đề “Xây dựng văn hóa giao thông trong thanh, thiếu nhi” với tinh thần “Tính mạng con người là trên hết”, mục tiêu phấn đấu giảm từ 5 - 10% số vụ, số người chết và số người bị thương vì tai nạn giao thông so với năm 2016.
Ngoài ra mục tiêu còn là khắc phục ùn tắc giao thông tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cũng như các trục giao thông chính; bảo đảm tuyệt đối trật tự an toàn giao thông phục vụ Năm APEC Việt Nam 2017 và các sự kiện chính trị, xã hội lớn của đất nước.
“Để đạt được mục tiêu đó, công tác tuyên truyền được coi là một trong những giải pháp quan trọng nhằm góp phần để người dân hiểu, đồng thuận và nâng cao ý thức pháp luật khi tham gia giao thông và thực hiện xây dựng văn hóa giao thông. Vì vậy, tôi tán thành việc báo Kinh tế & Đô thị tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng của Thành phố tổ chức Cuộc thi viết về “An toàn Giao thông Thủ đô năm 2017” là hết sức cần thiết”, Phó Chủ tịch bày tỏ.
Để cuộc thi ngày càng tạo được uy tín xã hội và đáp ứng được yêu cầu của Thành phố, tôi đề nghị Ban Tổ chức tiếp tục đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, đổi mới phương thức thi tìm hiểu về An toàn giao thông nhằm thu hút nhiều đối tượng tham gia hơn, nhất là tổ chức thi trên internet, mạng xã hội.
“Tôi kêu gọi các tổ chức, cá nhân, vận động doanh nghiệp cùng chung tay hưởng ứng Chương trình vì An toàn giao thông Thủ đô. Với những kinh nghiệm đã tích lũy được sau 5 năm tổ chức, tôi tin tưởng rằng, cuộc thi viết “Vì An toàn giao thông Thủ đô” sẽ trở thành cuộc thi thường niên có uy tín, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về văn hóa giao thông, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của người tham gia giao thông, từng bước xây dựng thành công văn hóa giao thông ở Thủ đô Hà Nội”, Phó chủ tịch Nguyễn Thế Hùng kêu gọi.
BTC Cuộc thi đã quyết định trao Giấy khen cho 12 đơn vị đã có những đóng góp xuất sắc cho cuộc thi:Phòng Giáo dục quận Long Biên; Phòng Giáo dục huyện Gia Lâm; Phòng Giáo dục quận Đống Đa; Phòng Giáo dục huyện Mỹ Đức; Trường THPT Lý Thường Kiệt – Long Biên – Hà Nội; Trường THCS Tây Sơn – Hai Bà Trưng – Hà Nội; Trường THCS Minh Phú – Sóc Sơn – Hà Nội;Trường Tiểu học Kim Sơn – Gia Lâm – Hà Nội; Trường THCS Tả Thanh Oai – Thanh Oai – Hà Nội; Học viện An ninh Nhân dân; Phòng Cảnh sát Giao thông – Công an TP Hà Nội; Công đoàn Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội.
Điều khác biệt của cuộc thi viết “Vì ATGT Thủ đô năm 2016” đó là BTC đã nhận được sự quan tâm và hỗ trợ của thêm nhiều doanh nghiệp và các mạnh thường quân. Trong đó, Công ty CP xe đạp Thống Nhất tặng 20 xe đạp làm phần thưởng cho các tập thể có thành tích xuất sắc tham dự cuộc thi. Sau khi cân nhắc và được sự tư vấn của Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội, Ban tổ chức quyết định tặng 20 xe đạp của Công ty CP xe đạp Thống nhất cho 4 trường THCS ngoại thành có nhiều thành tích trong cuộc thi năm nay để tặng cho 5 học sinh nghèo vượt khó của mỗi trường. Gồm các trường: Trường Tiểu học Kim Sơn – Gia Lâm – Hà Nội; Trường THCS Minh Phú – Sóc Sơn – Hà Nội; Trường THCS Tả Thanh Oai – Thanh Oai – Hà Nội; Trường THCS Tô Hiệu – Thường Tín – Hà Nội.
Đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Ủy viên BTV Thành ủy, Phó chủ tịch TT HĐND thành phố Hà Nội trao giải đặc biệt cho tác giả Đinh Quốc Thái
Tại lễ trao giải, Ban tổ chức đã trao giải khuyến khích cho 13 tác giả có tác phẩm gồm:
1. Tác giả: Tiến Thành với tác phẩm “Phương tiện xanh: Giải pháp kết nối giao thông đô thị”
2. Tác giả: Vũ Lê – với tác phẩm “8 năm vác tù và hàng tổng”
3. Tác giả: Vân Hằng – với bài dự thi “Giải bài toán ùn tắc giao thông: Gắn kết quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch giao thông”
4. Tác giả: Đại úy Nguyễn Tuấn Cường - Đội phó CSGT số 2 - Phòng CSGT Hà Nội, với bài dự thi: “Ùn tắc giao thông Hà Nội: Đâu chỉ lỗi ở hạ tầng”
5. Tác giả: Nhà văn Nguyễn Bắc Sơn với tác phẩm: “Để ai cũng đi xe buýt”
6. Tác giả: Lê Thanh Hường - Phó Giám đốc - Chủ tịch Công đoàn Nhà máy nước Tương Mai. Với bài dự thi: “Tôi không vượt đèn đỏ”
7. Tác giả: Đại úy Đinh Tiến Vũ - Đội phó đội CSGT số 3 - Phòng CSGT CA TP Hà Nội, với tác phẩm: “Tuyên truyền văn hóa giao thông cho thanh thiếu niên: Rất cần sự chung tay của các nghệ sĩ”
8. Tác giả: Nguyễn Văn Trọng, với tác phẩm “Sức lay động của tuyên truyền viên nhí”
9. Tác giả: Đặng Hồng Giang - Đội phó đội CSGT số 5 - Phòng CSGT - CA Hà Nội. Với bài dự thi “Đầu tư nâng cao chất lượng y tế, hệ thống sơ cứu: Giảm thiểu những đau thương”
10. Tác giả: Nhà giáo Nguyễn Đức Thuần. Với loạt bài: “Tăng tốc phát triển hệ thống giao thông công cộng”
11. Tác giả Nhóm nguồn sáng - Học viện An ninh nhân dân. Với bài dự thi: “Biển báo đánh đố người tham gia giao thông”
12. Tác giả Ngô Thị Thanh - Trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội số II Hà Nội . Với tác phẩm : “Nhật ký một con đường”
13. Tác giả Hoàng Thanh Sơn - Chi đoàn 1 - Phòng PA69 - CA TP Hà Nội, với tác phẩm “Đòi lại vỉa hè cho người đi bộ”.
Ban tổ chức trao giải Ba cho 6 tác giả gồm:
1. Tác giả: Nguyễn Văn Công - Thôn Yên Phú - Xã Văn Phú - huyện Thường tín - Hà Nội, với tác phẩm “Xây dựng văn hóa giao thông nhờ tình yêu xe buýt”.
2. Tác giả: Nguyễn Trọng Thông - Chủ tịch Hiệp hội vận tải hành khách công cộng Hà Nội với tác phẩm: “Giải bài toán ùn tắc giao thông: Ưu tiên tối đa cho phương tiện công cộng”
3. Tác giả: Trần An Duyên – Học sinh lớp 8B, trường THCS Thái Thịnh với tác phẩm “Bức thư cha gửi con gái bị tai nạn giao thông”
4. Tác giả KTS Phạm Thanh Tùng – Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt
5. Tác giả: Đàm Quân với loạt bài: “Những thói quen gây ùn tắc giao thông”
6. Tác giả: Công Tiến – báo điện tử VTC News với tác phẩm: “Chống ùn tắc giao thông tại Hà Nội: Cần một nhạc trưởng”.
Các tác giả đạt giải nhì gồm:
1. Tác giả: Tiến sĩ Thạch Minh Quân - Bộ môn kinh tế vận tải và du lịch Đại Học với tác phầm: “Ba kịch bản phát triển xe buýt truyền thống”
2. Tác giả: Trần Thị Lan - Giáo viên trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám với loạt bài: “Xây dựng văn hóa giao thông trong thanh thiếu niên: Vấn đề cốt lõi để giảm thiểu tai nạn”
3. Tác giả: Trần Danh Lợi - Phó Chủ tịch Kiêm tổng thư ký - Liên hiệp các hội KH và KT Hà Nội với tác phẩm: “Linh hoạt xử lý bài toán giao thông đô thị”.
Hai tác giả đạt giải Nhất đó là: Tác giả Nguyễn Văn Dư - Chuyên gia tư vấn cao cấp dự án cải thiện giao thông công cộng Hà Nội, với tác phẩm: "Ưu tiên phát triển giao thông công cộng”
Tác giả Ngọc Hải với tác phẩm:“Nhức nhối điểm nghẽn bán đảo Linh Đàm.
Chia sẻ tại Lễ trao giải, tác giả Nguyễn Văn Dư cho rằng, để khắc phục được ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông cần ưu tiên phát triển giao thông công cộng và hạn chế xe cá nhân. Cùng với dó, xây dựng cho được văn hóa giao thông.
Giải Đặc biệt được dành cho tác phẩm có tính thời sự, đột phá, được mọi người quan tâm, đã phân tích và đưa ra được giải pháp, tháo gỡ được nút thắt của giao thông đô thị… Đó là tác phẩm "Tìm lời giải cho bài toán ùn tắc giao thông Hà Nội", tác giả Đinh Quốc Thái – Ban Quản lý Dự án – Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội.
Sau phần trao giải, ông Nguyễn Minh Đức, Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị, Trưởng BTC Cuộc thi phát động Cuộc thi viết “Vì An toàn giao thông Thủ đô năm 2017 ”.
Ông Nguyễn Minh Đức cho biết, chúng ta vừa chứng kiến giờ phút tôn vinh các tác giả xuất sắc đoạt giải Cuộc thi viết “ Vì an toàn giao thông thủ đô 2016”.
"Thay mặt Ban Tổ chức, chúng tôi xin chúc mừng các tác giả đạt giải; Trân trọng cảm ơn lãnh đạo Ban Tuyên giáo trung ương, Bộ Thông tin truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, các sở ban ngành, quận huyện thuộc Thành phố; các nhà tài trợ: TCT vận tải Hà Nội, TCT đầu tư phát triển nhà Hà Nội, các đồng nghiệp báo chí đã đồng hành với cuộc thi viết Vì an toàn giao thông Thủ đô trong suốt 5 năm qua", Trưởng Ban Tổ chức bày tỏ.
Ông Nguyễn Minh Đức chia sẻ, tại buổi lễ hôm nay, chúng tôi trân trọng tiếp thu ý kiến phát biểu chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Thế Hùng- Phó Chủ tịch UBND TP Hà nội, BTC sẽ tổng hợp những ý tưởng, đề xuất của các tác giả và tác phẩm đạt giải để kiến nghị với các cơ quan chức năng nhằm tiếp tục góp phần xây dựng văn hóa giao thông, cải thiện tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông của Thủ đô Hà Nội.
Năm 2017, nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhu cầu giao thông, số lượng phương tiện và mức độ đa dạng của đối tượng tham gia giao thông sẽ tiếp tục gia tăng, tạo nên thách thức to lớn cho phát triển hạ tầng và công tác bảo đảm trật tự ATGT. Vì vậy, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã triển khai chương trình Năm An toàn giao thông 2017 có chủ đề “Xây dựng văn hóa giao thông trong thanh, thiếu nhi” với tinh thần “Tính mạng con người là trên hết”, mục tiêu phấn đấu giảm từ 5 - 10% số vụ, số người chết và số người bị thương vì tai nạn giao thông so với năm 2016. Chương trình còn hướng đến mục tiêu khắc phục ùn tắc giao thông tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cũng như các trục giao thông chính; bảo đảm tuyệt đối trật tự an toàn giao thông phục vụ các sự kiện chính trị, xã hội lớn của đất nước.
Để tiếp tục cải thiện tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông, cùng với các giải pháp quyết liệt của các cơ quan chức năng, được sự đồng ý của UBND TP Hà Nội, báo Kinh tế & Đô thị sẽ tiếp tục phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Ban An toàn giao thông thành phố và các cơ quan liên quan tiếp tục triển khai Cuộc thi "Vì An toàn giao thông Thủ đô - năm 2017". Với mục đích tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách của pháp luật về an toàn giao thông; kịp thời biểu dương những hành động, những người điển hình trong việc bảo đảm an toàn giao thông, nhằm góp phần để người dân hiểu, đồng thuận và nâng cao ý thức pháp luật khi tham gia giao thông và thực hiện xây dựng văn hóa giao thông.
Để cuộc thi ngày càng tạo được sự lan tỏa rộng hơn trong xã hội, đáp ứng được yêu cầu thông tin truyền thông về lĩnh vực an toàn giao thông, Ban tổ chức mong muốn tất cả các tổ chức, đơn vị, mọi tầng lớp công dân Thủ đô với tình yêu Hà Nội chung tay hành động Vì an toàn giao thông Thủ đô, để những nỗi đau về tai nạn giao thông giảm dần; để những bức xúc về ùn tắc giao thông từng bước được giải quyết.
“Với sự tin tưởng rằng, cuộc thi “Vì An toàn giao thông Thủ đô” sẽ đóng góp một phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của người dân về văn hóa giao thông, nâng cao ý thức trách nhiệm của người tham gia giao thông, từng bước xây dựng thành công văn hóa giao thông ở Thủ đô Hà Nội, thay mặt Ban tổ chức, tôi chính thức phát động Cuộc thi "Vì An toàn giao thông Thủ đô - năm 2017”, ông Nguyễn Minh Đức phát biểu.
Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Vì An toàn giao thông Thủ đô năm 2016” được phát sóng trực tiếp trên kênh 1 Đài Truyền hình Hà Nội, từ 9h15 sáng 1/4.
Cuộc thi viết “Vì An toàn giao thông Thủ đô” trên báo Kinh tế & Đô thị đã trải qua 5 năm. Được phát động từ năm 2011, đến nay, cuộc thi viết “Vì An toàn giao thông Thủ đô” do báo Kinh tế & Đô thị phối hợp cùng Ban An toàn giao thông TP, Sở Giao thông vận tải và các ngành liên quan đã nhận được sự quan tâm và tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân Thủ đô và các tỉnh thành trên cả nước cũng như người nước ngoài đang làm việc và sinh sống trên địa bàn Thành phố.
Nhờ đổi mới hình thức dự thi qua từng năm (thi viết, thi trắc nghiệm, thi trắc nghiệm qua internet) nên số lượng người tham gia dự thi tăng đột biến sau 5 năm triển khai. Năm thứ nhất triển khai, cuộc thi mới chỉ nhận được hơn 1.000 bài tham gia dự thi, từ 3 năm trở lại đây, cuộc thi luôn nhận được trên 100.000 ngàn bài tham gia. Tổng cộng, qua 5 mùa giải, Cuộc thi viết “Vì An toàn giao thông Thủ đô” đã nhận được 343.350 bài viết dự thi. Nhiều mô hình, poster được thực hiện công phu, khoa học. Những người tham gia cuộc thi đã được trang bị những kiến thức bổ ích nhất về pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật giao thông, chung tay xây dựng văn hóa giao thông.
Với cuộc thi năm 2016: Tiếp nối thành công từ các năm trước, Cuộc thi viết năm 2016 đã thu hút 362 tổ chức, đơn vị và hàng ngàn cá nhân gửi về, với tổng số có gần 111.500 bài viết, tham luận, những mô hình phân tích về giải pháp cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông của Thủ đô. Nhìn chung, các bài viết đã thể hiện tâm huyết vì một Thủ đô an toàn, văn minh.
Trong phần thi tự luận năm 2016 đã đạt kết quả ngoài mong đợi của Ban Tổ chức với 111.500 bài viết dự thi được gửi đến, đây là số lượng cao nhất từ trước đến nay cho phần thi viết. Trong đó, nhiều cơ quan, đơn vị còn tổ chức triển khai từ cấp sở, ngành, quận huyện đến cơ sở như Công an TP Hà Nội, Sở Giáo dục & Đào tạo... Cách thể hiện nội dung trong các tác phẩm dự thi cũng hết sức đa dạng, bên cạnh những tác phẩm dự thi thể hiện theo phong cách truyền thống như: bài phản ánh, phỏng vấn, bình luận, ghi chép, những tấm gương về bảo đảm trật tự giữ gìn an toàn giao thông... Ban tổ chức cũng nhận được những tác phẩm dự thi thể hiện dưới dạng bài phóng sự ảnh, poster, vẽ tranh kể về an toàn giao thông dưới hình thức bằng câu chuyện, bài thơ với âm vần, giai điệu dễ nghe, dễ nhớ, dễ đi vào lòng người. Đây cũng là điểm mới trong công tác tuyên truyền về giáo dục ý thức tham gia giao thông, luật giao thông đường bộ. Từ đó góp phần cải thiện văn hóa tham gia giao thông của người dân – một trong những nút thắt quan trọng của vấn nạn ùn tắc giao thông.
Đối tượng tham gia dự thi năm 2016 cũng đi vào chiều sâu chất lượng khi quy tụ nhiều chuyên gia giao thông, nhà quản lý, lực lượng vũ trang, giáo viên, học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên, nhà văn, nhà báo, công nhân viên, các chuyên gia hàng đầu về quy hoạch và giao thông đô thị… “hiến kế” cho giao thông Thủ đô. Những đề xuất của các chuyên gia giao thông, quy hoạch kiến trúc thể hiện tư duy sâu sắc trong giải quyết những vấn đề giao thông đô thị Việt
Trong đó đặc biệt quan tâm tới kịch bản “vừa”, phát triển xe buýt sẽ chú trọng đến sự song hành và kết hợp nhịp nhàng với các loại hình vận tải hành khách công cộng khác, đặc biệt là loại hình vận tải khối lượng lớn. Đây là kịch bản có thể xem như hợp lý nhất với Hà Nội. Bởi, đến năm 2020 sẽ có ít nhất 1 tuyến buýt nhanh BRT và 1 tuyến đường sắt đô thị được đưa vào vận hành, sản lượng chung của vận tải hành khách công cộng sẽ đạt khoảng 3,26 triệu hành khách/ngày, tương đương 20% nhu cầu đi lại toàn TP, riêng xe buýt có thể chiếm tới 15%. Con số này đến năm 2025, dự kiến sẽ là 25% và xe buýt chiếm 20%. Muốn đạt được mục tiêu đó, đến năm 2020, mạng lưới cần có 128 tuyến buýt với 31 tuyến mở mới, đầu tư thêm 502 phương tiện. Năm 2025 cần đạt 160 tuyến với tổng số 2.568 phương tiện. Kịch bản này sẽ đòi hỏi sự quan tâm với nhiều chính sách ưu tiên từ chính quyền TP, đồng thời yêu cầu phải có phương án kết nối khoa học, nhuần nhuyễn giữa xe buýt với các phương thức vận tải hành khách công cộng khác. Quan trọng hơn, để thực hiện kịch bản này sẽ phải có những chính sách quyết liệt, hạn chế phương tiện cá nhân.
Về phía các chuyên gia quy hoạch kiến trúc lại nhận định nhất thiết cần có đường gom. Dòng giao thông trong đô thị Việt
Một số đề tài nghiên cứu hàng trăm trang rất tỷ mỉ của các Nhóm nguồn sáng, Nhóm Quân Hàm Đỏ…đền từ Học Viện An Ninh; bài thi viết tay dày gần 100 trang đầy tâm huyết của Phó Giám đốc – Chủ tịch Công đoàn nhà máy nước Tương Mai – Lê Thanh Hường; Bài thi đầy xúc động của các em học sinh Trần An Duyên – Lớp 7D – Trường THCS Thái Thịnh; Lê Nguyễn Diệu Anh – Lớp 9E – Trường THCS Đa Tốn – Gia Lâm hay đĩa CD, bài vẽ dự thi tay ngộ nghĩnh, đáng yêu của các em học sinh đến từ Trường THCS Tam Thuấn, Trường Tiểu học Khương Thượng… với những ý tưởng, kiến nghị nhằm góp phần chung sức giảm ùn tắc, tai nạn giao thông cho hiện tại và tương lai. Đặc biệt, bài viết công phu của Thạc sĩ Đinh Quốc Thái (Ban Quản lý Dự án – Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội) đã phân tích sâu sắc về thực trạng và đề xuất giải pháp có tính khả thi cao đối với việc giải quyết ùn tắc giao thông Thủ đô. Bài viết này đã được Ban tổ chức, Hội đồng chấm giải đánh giá rất cao.
Thông qua cuộc thi, những tấm gương thầm lặng, những sáng kiến, kế sách của các tác giả tham gia dự thi đã giúp cho công tác bảo đảm ATGT của các cơ quan chức năng có tính thực tế, hiệu quả hơn, góp phần xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại. Điều này vì thế trở thành động lực để các độc giả quan tâm đến các vấn đề giao thông đóng góp cho cuộc thi nhiều giải pháp sáng tạo, thiết thực, sát thực tiễn.
Bùi Trọng Đắc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
(HBĐT) - Thực hiện chủ trương của tỉnh về tinh gọn tổ chức bộ máy thời gian qua, ngành giáo dục đã thực hiện việc sáp nhập Trung tâm giáo dục thường xuyên và Trung tâm dạy nghề huyện; sáp nhập các trường mầm non, tiểu học và THCS ở một số xã.
Phạm Thị Tuyết Phó Giám đốc Sở Nội vụ
(HBĐT) - Có nhiều ý kiến cho rằng thực hiện tinh giản biên chế theo tinh thần Nghị định số 108 ngày 20/11/2014 của Chính phủ khó vì:
Bùi Thị Kim Cúc Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy
(HBĐT) - Hiện nay, các trạm Khuyến nông, Thú y và BVTV thuộc sự quản lý của các cơ quan, đơn vị khác nhau. Trong khi đó, hàng năm, việc ban hành kế hoạch chuyên môn của phòng NN&PTNT phải dựa trên cơ sở tham mưu của 3 trạm trên.
(HBĐT) - Là tỉnh miền núi với hơn 70% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, những năm qua, vai trò của đội ngũ già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, người có uy tín ở tỉnh đã được chú trọng phát huy có hiệu quả. Hàng nghìn già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, người có uy tín trong cộng đồng dân cư đã thực sự trở thành nhân tố nòng cốt, “hạt nhân đoàn kết” trong giữ gìn ANTT, xây dựng quê hương…
(HBĐT) - Chúng tôi có dịp về thăm Độc Lập - xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Kỳ Sơn. Đưa chúng tôi đi trên con đường bê tông mới hoàn thiện, sạch sẽ, khang trang, Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Thường chia sẻ: Độc Lập tuy là xã vùng cao, kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự đồng thuận của nhân dân, sau 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã đem lại nhiều đổi thay cho đời sống người dân nơi đây.
(HBĐT) - Những năm gần đây, bán hàng trên mạng Intenet nở rộ thành trào lưu trong cộng đồng mạng, đặc biệt là trong giới trẻ. Nhiều người có việc làm thêm, tăng thu nhập mà không cần đầu tư cửa hàng, lo tiền vốn và cầu kỳ, tốn kém. Bạn chỉ cần bỏ ra chút ít thời gian là có ngay “gian hàng” trên trang mạng cá nhân để giới thiệu, quảng bá sản phẩm cần kinh doanh. Việc bán hàng trên mạng cũng tạo nhiều cơ hội cho người tiêu dùng dễ lựa chọn sản phẩm, giao dịch, giao hàng tận nơi… Tuy nhiên, câu chuyện về bán hàng trên mạng cũng thật lắm vui buồn, dở khóc, dở cười cho cả người bán, người mua.