(HBĐT) - Sải bước trên những con đường bê tông sạch đẹp đến nhà văn hóa xóm Sung II, xã Địch Giáo (Tân Lạc), chúng tôi nhận thấy chương trình xây dựng NTM khiến cuộc sống của người dân nơi đây hoàn toàn đổi khác. Xóm thực hiện dồn điển, đổi thửa đạt 100%. Có 11 hộ chuyển đổi cơ cấu cây trồng được hơn 3 ha cây có múi. 23/57 hộ hiến hơn 7.000 m2 đất xây dựng đường, kênh mương… Theo đồng chí Bùi Văn Khanh, trưởng xóm Sung II có được kết quả đó là nhờ thực hiện tốt QCDC ở cơ sở tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong nhân dân.


Địch Giáo có 14 xóm, 890 hộ, hơn 3.900 nhân khẩu. Điểm nổi bật đầu tiên phải kể đến là việc thực hiện tốt QCDC giúp xã dồn điền, đổi thửa thành công từ năm 2005. Theo phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, người dân trực tiếp bàn bạc, thống nhất việc phân chia lại đất theo định hướng của Đảng ủy xã. Trước đây, mỗi hộ có từ 10 - 30 thửa, sau khi đồng nhất 100% ý kiến và thực hiện thí điểm tại xóm Kha, mỗi hộ chỉ còn 1 - 2 thửa. Việc dồn điền, đổi thửa tạo thuận lợi cho bà con trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt là áp dụng tiến bộ KH -KT vào sản xuất.


Nhờ thực hiện tốt QCDC ở cơ sở, người dân xóm Sung II, xã Địch Giáo (Tân Lạc) hiến hơn 7.000 m2 đất xây dựng đường GTNT, nâng tỷ lệ cứng hóa của xóm lên 90%. 

Trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nội dung nghị quyết của Đảng ủy xã về phá bỏ vườn tạp trồng cây có múi, chuyển đổi đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng cây có giá trị kinh tế cao được phổ biến rộng rãi đến nhân dân. Bà con tập trung chuyển đổi hơn 10 ha bưởi đỏ, mít Thái, mía, dưa lấy hạt, chủ yếu ở các xóm Sung II, Bả, Khạ, Lạ… góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Nhiều đảng viên tiên phong trong phong trào phá bỏ vườn tạp như Bùi Văn Kiêm (chi bộ Sung II), Bùi Văn Đông (chi bộ Lạ), Bùi Văn Hưng (chi bộ Bả). Đồng thời, xã duy trì 131 ha lúa đảm bảo lương thực hàng năm. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo của xã chỉ còn 11%, thu nhập bình quân đầu người đạt 29 triệu đồng /năm.
 
Việc thực hiện QCDC cũng cho thấy hiệu quả đậm nét trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) ở các công trình cấp xã. Năm 2011, công trình hồ Kem (xóm Kem) được đầu tư xây dựng. Có 50 hộ dân được nhận tiền đền bù chia thành 3 đợt với tổng số tiền gần 20 tỷ đồng. Năm 2012, 2 đợt nhận tiền diễn ra công khai trước sự chứng kiến của người dân. Tuy nhiên, năm 2016, do chậm trễ việc đền bù đợt 3 nên người dân tập trung ngừng việc thi công. Ngay sau đó, xã tổ chức đối thoại trực tiếp với nhân dân, tiếp thu kiến nghị và báo cáo lãnh đạo huyện, cuối năm 2016, 100% hộ được nhận nốt số tiền đền bù còn lại và không có thắc mắc gì hay như công trình tỉnh lộ 440 đi qua xã có 49 hộ bị ảnh hưởng thuộc 4 xóm Bả, Sung, Mười, Mun, sau khi họp dân, 100% hộ dân nhất trí GPMB và nhận tiền đền bù với tổng số tiền hơn 1, 6 tỷ đồng. Điều này một lần nữa khẳng định hiệu quả thực hiện QCDC ở xã Địch Giáo.
 
Nhờ phát huy tính dân chủ, công khai, minh bạch, giải đáp kịp thời các thắc mắc của nhân dân, trong xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015, có 720 hộ hiến hơn 52.000 m2 đất, đóng góp hơn 40.000 ngày công và 9, 4 tỷ đồng cùng nguyên vật liệu. Năm 2015, xã đã cán đích NTM theo đúng lộ trình.
 

                                                                                       Thanh Sơn

 


Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục