(HBĐT) - Xử lý chất thải là nỗi lo thường trực của các cơ sở y tế và Trung tâm Y tế huyện Tân Lạc không phải là ngoại lệ. Có khu xử lý chất thải là đảm bảo chuẩn kỹ thuật môi trường nhưng làm thế nào để vận hành suôn sẻ… đang là nỗi trăn trở của người đứng đầu cơ sở y tế này.


Khu xử lý chất thải y tế của Trung tâm Y tế huyện Tân Lạc được đầu tư đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường nhưng chưa được sử dụng hiệu quả.

 Bác sỹ Bùi Văn Nới, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Tân Lạc cho biết: Từ trước đến nay, Trung tâm Y tế huyện vẫn thuê Chi nhánh Công ty TNHH đầu tư thương mại Hoàng Long tại thị trấn Lương Sơn xử lý rác thải. Mới đây, Trung tâm được Sở Y tế đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải y tế cho cụm cơ sở y tế gồm các huyện: Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao Phong, Mai Châu, đặt tại huyện Tân Lạc. Dự án mang tên: Khu hỗ trợ xử lý rác thải bệnh viện. Có phòng, thùng chuyên biệt để lưu giữ chất thải rắn, lỏng, chất thải lây nhiễm, chất thải nguy hại không lây nhiễm, chất thải thông thường… và máy móc để xử lý chất thải. Được trang bị cơ sở vật chất đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường trong điều kiện hiện nay quả là điều đáng mừng. Bởi vậy, ngay khi có dự án, Trung tâm Y tế huyện đã ráo riết chuẩn bị mặt bằng để triển khai. Đến nay, công trình đã hoàn thiện và bắt đầu đi vào vận hành, khai thác. Tuy nhiên, cũng từ đây phát sinh một mối lo vận hành khu xử lý chất thải này sao cho nhịp nhàng, suôn sẻ.

Tại Điều 72, Chương VII của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 quy định rõ: Các Bệnh viện và cơ sở y tế phải tổ chức thực hiện thu gom, xử lý nước thải y tế đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Có kế hoạch, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải y tế gây ra. Chất thải y tế phải được xử lý sơ bộ loại bỏ mầm bệnh có nguy cơ lây nhiễm trước khi chuyển về nơi lưu giữ, xử lý, tiêu hủy tập trung. Xử lý khí thải phải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Đặc biệt, Luật quy định, chủ đầu tư - Bệnh viện, cơ sở y tế có trách nhiệm bố trí đủ kinh phí để xây dựng công trình vệ sinh, hệ thống thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Đồng thời quy định người đứng đầu bệnh viện, cơ sở y tế phải có trách nhiệm thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trường và quy định pháp luật liên quan. Hướng dẫn cụ thể được quy định tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT, ngày 31/12/2015 giữa Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trong điều kiện nguồn ngân sách của đơn vị còn hạn hẹp, phần lớn ưu tiên sử dụng cho các hoạt động thiết yếu, phục vụ trực tiếp cho công tác khám, chữa bệnh nên hiện tại, thực hiện theo quy định của Luật của Thông tư, Trung tâm Y tế huyện Tân Lạc đang phải "gồng mình”.

Để vận hành được khu xử lý chất thải này, Trung tâm Y tế huyện đã phải điều chuyển 2 cán bộ ngành y tế huyện (1 ở huyện và 1 ở xã) đi tập huấn và sang làm nhiệm vụ tại đây. Tuy nhiên, đây mới chỉ là giải pháp tình thế bởi nhân lực làm việc ở khu vực xử lý rác thải y tế (theo Luật Bảo vệ môi trường) cần phải có chuyên môn sâu về lĩnh vực môi trường. Hơn thế, khi các huyện: Cao Phong, Lạc Sơn, Mai Châu chuyển chất thải y tế về xử lý tại đây (theo yêu cầu của Sở Y tế) thì cần ít nhất 5 người làm nhiệm vụ thu gom và xử lý chất thải. Thêm vào đó là 3 chiếc xe chuyên dụng để chở chất thải (hiện tại trung tâm mới có 1 chiếc xe thùng không đảm bảo quy chuẩn nhưng vẫn đang hoạt động hết công suất).

Xử lý chất thải y tế là vấn đề cấp thiết nhưng luôn hết sức khó khăn. Trong điều điều kiện Trung tâm y tế mới được sáp nhập (từ Trung tâm Y tế dự phòng và Bệnh viện Đa khoa huyện) đang trong quá trình sắp xếp lại tổ chức, rà soát công tác chuyên môn và phải cân đối tài chính… để đảm bảo đời sống cho CB,CNVC-LĐ, vì vậy, việc vận hành khu xử lý chất thải đang là bài toán khó. Bác sỹ Bùi Văn Nới, Giám đốc Trung tâm y tế huyện tỏ bày: Cần sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ sát sao của Sở Y tế thì khu xử lý chất thải y tế mới được vận hành và đem lại hiệu quả như mong muốn.

 

                                                                   Thúy Hằng

Các tin khác


Chấm dứt bạo lực,vun đắp yêu thương

Đó là chủ đề của Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) năm 2024. Ngày nay, khi mỗi người chung tay xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, gia đình hạnh phúc thì tình trạng bạo lực gia đình (BLGĐ) vẫn tồn tại và diễn ra phức tạp dưới nhiều hình thức. Do đó, các cấp, ngành đã và đang triển khai các giải pháp đấu tranh để hạn chế, từng bước xóa bỏ BLGĐ trong đời sống xã hội.

Xây dựng môi trường, điều kiện làm việc an toàn cho người lao động

Số vụ tai nạn lao động (TNLĐ) trong năm 2023 tăng gấp 2 lần so với năm 2022, nhất là trong khu vực có quan hệ lao động; nhiều vụ cháy nổ xảy ra, đặc biệt gây thiệt hại về người… là những tồn tại trong công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trên địa bàn tỉnh.

Chậm nộp phạt nguội, ô tô không được cấp đăng kiểm tạm 15 ngày

Nếu chưa nộp phạt nguội, các chủ xe ô tô sẽ bị từ chối kiểm định khi đăng kiểm và không được cấp giấy chứng nhận đăng kiểm tạm thời trong thời hạn 15 ngày như trước đây.

Đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75%

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị điều chỉnh mức hưởng trợ cấp thất nghiệp từ 60% lên 75% nhằm đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho người lao động khi không có việc làm.

Tỉnh Đoàn Hoà Bình thăm, tặng 10 suất quà cho thanh niên công nhân

Chiều 13/5, nhân dịp Tháng Công nhân 2024, Tỉnh Đoàn, Hội liên hiệp Thanh niên tỉnh đến thăm, động viên, tặng quà các thanh niên công nhân tại Công ty TNHH TM và XD Hoàng Trường Giang, thành phố Hòa Bình.

Cảnh báo thủ đoạn dụ dỗ, thuê học sinh, sinh viên mở tài khoản ngân hàng

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh vừa có văn bản thông báo thủ đoạn dụ dỗ học sinh, sinh viên tham gia mua, bán thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục