(HBĐT) - Là huyện có đông đồng bào theo tôn giáo, trong đó có 7.821 người theo đạo Công giáo, 9.392 người theo Phật giáo, chiếm 26,1% dân số toàn huyện. Xác định đồng bào theo tôn giáo là một bộ phận quan trọng trong thực hiện các chính sách phát triển KT-XH địa phương, những năm qua, huyện Lạc Thuỷ đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đồng bào có đạo thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, sống "tốt đời, đẹp đạo”, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.


Người dân thôn Liên Hồng, xã Khoan Dụ (Lạc Thuỷ) tham gia ngày công xây dựng công trình thuỷ lợi nội đồng góp phần phát triển sản xuất, nâng cao đời sống người dân.

 Là xã có đông đồng bào theo đạo Thiên chúa giáo nhất huyện, chiếm trên 70% dân số của xã, những năm qua, xã Khoan Dụ tích cực phát huy tốt vai trò của đồng bào có đạo trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH địa phương. Đồng chí Bùi Thanh Tòng, Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ xã cho biết: Thực hiện tốt công tác xây dựng, củng cố khối đoàn kết toàn dân, những năm qua, xã Khoan Dụ đã phát huy tốt vai trò của đồng bào có đạo trong thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nhờ đó góp phần giữ vững ổn định về ANCT - TTATXH, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Để có được những kết quả trên là do Đảng bộ xã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các TCCS Đảng phát huy tốt vai trò của đội ngũ CB,ĐV trong việc vận động nhân dân thực hiện các phong trào thi đua. Ví như trong phong trào thi đua xây dựng NTM, đội ngũ CB,ĐV của xã đã tích cực vận động nhân dân hiến hàng nghìn m2 đất làm đường GTNT và các công trình hạ tầng xã hội với sự đồng thuận cao. Hiện, xã Khoan Dụ đã hoàn thành 6,5 km đường tránh lũ sông Bôi qua địa phận xã. Trong quá trình làm đường, các hộ dân trong khu vực giải tỏa đều tự nguyện hiến đất. Nhiều gia đình đảng viên là người có đạo trở thành tấm gương sáng cho mọi người noi theo.

Không chỉ ở xã Khoan Dụ mà theo đồng chí Bùi Văn Trường, Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ Lạc Thuỷ: Trong những năm qua, tình hình hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện cơ bản ổn định. Bà con các dân tộc, các tôn giáo chung sống đoàn kết. Tín đồ, chức việc tôn giáo luôn nhận thức đúng đắn và chấp hành tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước. Các chức sắc tôn giáo về coi sóc, mục vụ tại địa phương luôn yên tâm hành đạo, tuân thủ và chấp hành tốt các chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương. Thường xuyên tuyên truyền, vận động tín độ tôn giáo sống "tốt đời, đẹp đạo”, hăng hái thi đua lao động sản xuất, giữ vững ANCT - TTATXH. Về phía cấp uỷ, chính quyền địa phương luôn coi đồng bào tôn giáo là một bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc, coi sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo cũng là sinh hoạt văn hoá bình thường của nhân dân, quần chúng có đạo.

Cùng với đó, cấp uỷ, chính quyền địa phương luôn quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, trong đó có đồng bào tôn giáo. Điều đó được thể hiện bằng việc triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án, dự án phát triển KT-XH như Chương trình 134, 135 của Chính phủ, tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội; thực hiện chương trình xoá đói, giảm nghèo; triển khai thực hiện các đề án phát triển chăn nuôi, đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; xây dựng mô hình thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp... Qua đó góp phần đổi mới phương thức sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ KH-KT, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống người dân, nhất là đối với vùng đồng bào tôn giáo.

Song song với quan tâm phát triển KT-XH, cấp uỷ, chính quyền địa phương thường xuyên quan tâm, chú trọng phát triển Đảng trong đồng bào theo tôn giáo. Từ năm 2013 đến nay, toàn huyện có 62 người có đạo được kết nạp Đảng, nâng tổng số đảng viên là người có đạo lên 224 đồng chí (đảng viên là người theo đạo Phật 81 đồng chí; đảng viên Công giáo 143 đồng chí), chiếm 4,41% tổng số đảng viên trong toàn huyện. Các đảng viên là người có đạo đã thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ của người đảng viên khi tham gia sinh hoạt tôn giáo, trở thành cầu nối giữa Đảng với đồng bào có đạo và thực sự phát huy được vai trò nòng cốt trong vận động quần chúng.

 

                                                                            Mạnh Hùng

Các tin khác


Kim Bôi thiệt hại nặng do mưa lũ

(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND huyện Kim Bôi, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn huyện đã xảy ra mưa to, nhiều nơi mưa rất to. Tổng lượng mưa trung bình là 250mm. Đợt mưa này đã gây thiệt hại rất lớn về hoa màu.

Họp BTC Lễ kỷ niệm 85 năm ngày thế giới công nhận nền “Văn hóa Hòa Bình”

(HBĐT) - Chiều 10/10, tại Sở VH - TT&DL tỉnh, BTC Lễ kỷ niệm 85 năm ngày thế giới công nhận nền "Văn hóa Hòa Bình” tổ chức họp để đánh giá công tác chuẩn bị và triển khai các nhiệm vụ của BTC. 

Yêu cầu Sở GD&ĐT tổng hợp kết quả triển khai việc chấn chỉnh tình trạng lạm thu đầu năm học, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 15/10

(HBĐT) - UBND tỉnh đã có văn bản số 1335/UBND-KGVX ngày 27/9/2017 do đồng chí Bùi Văn Cửu ký ban hành về việc "chấn chỉnh tình trạng lạm thu đầu năm học”.

9 tháng có gần 1 vạn người được đào tạo nghề

(HBĐT) - Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH, trong 9 tháng năm 2017, toàn tỉnh có 9.974 người được đào tạo nghề, đạt 68,7% kế hoạch, bằng 120% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, đào tạo nghề hệ cao đẳng 272 người; trung cấp 868 người; sơ cấp 4.491 người; dạy nghề dưới 3 tháng 4.340 người.

Vốn ưu đãi đồng hành cùng nông dân xã Toàn Sơn thoát nghèo

(HBĐT) - Toàn Sơn (Đà Bắc) là xã thuần nông, không có ngành nghề phụ nên đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. Nhằm tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn có điều kiện vay vốn phát triển sản xuất, Ban xoá đói, giảm nghèo xã đã chủ động phối hợp với NHCSXH huy động, quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả. Nhờ được vay vốn ưu đãi đã giúp cho hàng trăm hộ đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây đầu tư mở rộng sản xuất, chăn nuôi, vươn lên thoát nghèo bền vững...

“Đánh đu” trên cầu treo Cài Rồng

(HBĐT) - Sau 20 năm đưa vào sử dụng, cây cầu treo kết nối 2 xóm Cài và Rồng của xã Chí Thiện (Lạc Sơn) đã xuống cấp trầm trọng. Dù vậy, hàng ngày các em học sinh và bà con nơi đây vẫn phải "đánh đu” với những nhịp cầu chắp vá, dù không ít những lời cảnh báo đến từ các vụ rơi từ trên cầu xuống dòng sông Bưởi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục