(HBĐT) - Mấy ngày qua, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh ta có mưa rất to, có thể nói là đợt mưa lũ lịch sử. Ngập lụt, lũ quét, lở đất làm nhiều người chết, mất tích và nhấn chìm, vùi lấp nhiều tài sản, hoa màu của nhân dân. Hệ thống thủy lợi, giao thông ở nhiều địa phương bị hư hỏng nặng, đi lại khó khăn, có nơi bị cô lập. Cũng chính vì vậy, từ ngày 10/10, giá rau, củ, quả tại các chợ tăng mạnh.


Tiểu thương ở chợ Nghĩa Phương (TP Hòa Bình) bán rau, củ, quả sau mưa lũ với giá cao hơn ngày thường.

 

Theo khảo sát của phóng viên vào chiều 10/10 tại một số chợ trên địa bàn TP Hòa Bình như Nghĩa Phương, Tân Thịnh, Tân Hòa… gần như "cháy hàng” rau ăn lá. Các sạp hàng rau đều trống trơn, chỉ còn một số loại củ, quả. Giá cũng đội lên rất cao, thậm chí gấp 2 - 3 lần ngày thường. Cụ thể như: rau muống 10.000 - 15.000 đồng/bó (ngày thường 5.000 đồng/bó); bắp cải từ 20.000 - 25.000 đồng/cây (ngày thường 10.000 đồng/cây)… Không ít người biết giá rau, củ, quả tăng cao nhưng vẫn mua với số lượng nhiều. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến giá bị đẩy lên cao. Một người bán rau ở chợ Phương Lâm (cũ) tiết lộ: Có người mua 5 quả bí đỏ, 4 cây bắp cải, 4 kg khoai sọ, 1 kg cà chua, trong khi ngày thường mỗi khách chỉ mua 1 vài quả cà chua, 1 khúc bí, 1 mớ rau. Tôi gom được 10 bó rau muống bán một lúc đã hết. Đã đành mưa lũ nguồn hàng ít, đi chợ khó khăn nhưng một số người bán vẫn lợi dụng để tăng giá. Tôi chỉ bán 10.000 đồng/bó rau muống, 20.000 đồng 1 cây bắp cải nhưng cách tôi có 2 sạp, người ta bán cho khách 15.000 đồng/bó và 30.000 đồng/cây.

TP Hòa Bình ngày 11/10 đã cơ bản ngớt mưa nhưng giá rau vẫn ở mức cao. Bà Nguyễn Thị Liên, người có "thâm niên” hơn 10 năm bán rau ở chợ Nghĩa Phương cho biết: Bình thường, 3 giờ sáng tôi dậy đi gom hàng để bán trong ngày nhưng hôm nay phải dậy từ 2 giờ. Rau khan hiếm, không đi sớm không chọn được hàng ngon. Chợ đầu mối này mỗi sáng có hơn 10 xe tải chở rau, củ, quả hàng từ khắp nơi về. Hôm nay, lượng hàng về ít hơn. Chúng tôi nhập vào giá cao nên bán ra cũng cao hơn, mỗi bó chỉ lãi 1.000 - 2.000 đồng. Cụ thể: rau muống, mùng tơi 10.000 đồng/bó, cải mèo 20.000 đồng/kg... Các loại củ, quả tăng khoảng 5.000 đồng/kg: bí xanh, bầu, măng nứa, khoai sọ 25.000 đồng/kg; bí đỏ 20.000 đồng/kg. Rau thơm cũng là mặt hàng có mức giá tăng gấp đôi. Đơn cử như: rau mùi, thì là, húng từ 50.000 đồng/kg tăng lên 100.000 đồng/kg; hành tươi từ 30.000 đồng/kg tăng lên 60.000 đồng/kg; xà xách từ 40.000 đồng/kg tăng lên 70.000 - 80.000 đồng/kg.

 

Vùng trồng rau muống ở phường Thịnh Lang bị ngập úng.

 Tại chợ Tân Hòa, nơi nhiều người dân phường Thịnh Lang, Hữu Nghị, Tân Hòa tự trồng rau và mang đi chợ bán, chúng tôi ghi nhận nhiều loại rau, nhất là rau cải đã bị dập nát. Những bó rau bị úa, dập được người dân gom lại mong bán gỡ gạc lại chút vốn này cũng được ra giá 5.000 - 8.000 đồng/bó. Chị Nguyễn Thị Lương ở phường Hữu Nghị cho biết: Nhà tôi trồng 600m2 rau cải ở bãi đất ven sông Đà. Mưa to kéo dài, rau bị úa và dập gần hết. Nếu không bán được đành mang về cho gà ăn.

Xã Sủ Ngòi là vùng trồng rau lớn chuyên cung cấp cho TP Hòa Bình cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ. Ông Nguyễn Văn Luyến, Chủ tịch UBND xã cho biết: Nước lũ đã làm ngập 5 ha rau, 25 ha lúa của bà con. Trong đó, nhân dân chủ yếu trồng rau muống, rau ngót, rau cải. Đối với rau muống, nhân dân còn vớt vát được chút ít, chứ rau ngót và rau cải bị mất trắng. Hiện nay, nước lũ đã rút dần nhưng rau đã bị ngập úa.

Gia đình ông Nguyễn Văn Thương ở xóm 5, xã Sủ Ngòi có 2 ruộng rau ngót, 2 ruộng rau muống với diện tích 980m2. Ông Thương cho biết: bao nhiêu công chăm bón, nhìn xót lắm nhưng đến chiều 11/10 rau vẫn bị ngập sâu nên gia đình cũng chưa đi hái được.

Theo các tiểu thương, trong khi giá thịt lợn, cá không tăng, giá rau tăng mạnh do nguồn cung ứng ngay tại nơi sản xuất hạn chế do rau bị ngập úng, dập nát, quá trình vận chuyển cũng bị hư hỏng, thất thoát.

 

                                                                                    Cẩm Lệ

Các tin khác


Lạc Sơn Thiệt hại do mưa lũ ước khoảng 16 tỷ đồng

(HBĐT) - Từ 21 giờ ngày 09/10/2017 do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn huyện Lạc Sơn có mưa to và rất to xảy ra trên diện rộng. Tại các sông suối trên địa bàn huyện mực nước lên nhanh gây ra lũ, tại các vị trí có ngầm tràn nhiều thời điểm người và phương tiện không qua lại được.

Trung ương Hội CTĐ Việt Nam hỗ trợ 250 triệu đồng cho các gia đình nạn nhân vụ sạt lở ở Phú Cường

(HBĐT) - Chiều 12/10, nhận được tin báo về vụ sạt lở đất nghiêm trọng tại địa bàn xóm Khanh, xã Phú Cường, huyện Tân Lạc làm 18 người bị chết và mất tích, Trung ương Hội CTĐ Việt Nam đã tổ chức cứu hộ và thăm hỏi động viên gia đình, thân nhân các nạn nhân. Cùng đi với đoàn có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Hội CTĐ tỉnh.

UBND tỉnh kiểm tra, hỗ trợ các xã của huyện Đà Bắc bị ảnh hưởng của mưa lũ

(HBĐT) - Ngày 12/10, đoàn công tác UBND tỉnh do đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả của mưa lũ, thăm hỏi, hỗ trợ thực phẩm cho nhân dân 1số xã bị ảnh hưởng nặng do thiên tai tại huyện vùng cao Đà Bắc.

Tiếp tế nhu yếu phẩm cho bà con vùng mưu lũ xóm Nhạp, xã Đồng Ruộng

(HBĐT) - Ngày 12/10, Đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Hoàng Văn Đức, UV BTV, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà và nhu yếu phẩm sinh hoạt để động viên bà con xóm Nhạp, xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) chịu ảnh hưởng nặng nề do mưa lũ gây ra. Tham gia đoàn có đại diện Ban Dân vận Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và lãnh đạo huyện Đà Bắc.

Đau thương 2 người bị đất vùi vừa làm công chức xã được 10 ngày

(HBĐT) - Không khí đau thương, tang tóc vô hạn gia đình như trùm khắp thôn quê Mỵ Hòa- Kim Bôi. Tiếng khóc thương xẻ lòng người thân và bạn bè. Em Quách Thị Hà My là một trong hai nạn nhân trong vụ lở đất kinh hoàng do hậu quả của đợt mưa lớn lịch sử đã được tìm thấy đưa về quê nhà mai táng tại xóm Bãi Khoai.

Huyện Lạc ThủY: Vận động tín đồ tôn giáo sống “tốt đời, đẹp đạo”

(HBĐT) - Là huyện có đông đồng bào theo tôn giáo, trong đó có 7.821 người theo đạo Công giáo, 9.392 người theo Phật giáo, chiếm 26,1% dân số toàn huyện. Xác định đồng bào theo tôn giáo là một bộ phận quan trọng trong thực hiện các chính sách phát triển KT-XH địa phương, những năm qua, huyện Lạc Thuỷ đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đồng bào có đạo thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, sống "tốt đời, đẹp đạo”, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục