Có nhà không dám ở
Lần đầu tiên trên địa bàn thành phố Hòa Bình cũng xuất hiện thêm nhiều điểm trượt sạt, khu vực không an toàn phải di dời dân khẩn cấp như khu vực các hộ dân xóm Máy 1, 3, dọc đường 433, xã Hòa Bình; phường Thái Bình; khu vực tổ 26, phường Đồng Tiến...
Dẫn chúng tôi đi khảo sát khu vực nguy cơ sạt lở tại tổ 4, phường Chăm Mát, TP Hòa Bình, ông Hoàng Văn Dũng, Bí thư, tổ trưởng tổ 4, phường Chăm Mát khảo sát cho biết: Hiện toàn bộ người dân đã được di dời. tại tổ 4, có những vết nứt ngang dọc từ trên đồi, xuống đường xóm, nhiều nhà dân bị bất nền, đứt tường, trống hoác. Gia đình anh Lê Bá Khởi, tổ 4, phường Chăm Mát cho biết: Tối ngày 11/10, mưa lớn, khu vực tổ 4 xuất hiện những dấu hiệu bất thường, nước từ trên đối xối xả đổ xuống, đường bê tông xóm xuất hiện những vết nứt to chảy sệ xuống, khu vực đồi cây phía trên bắt có nước đùn lên đỏ ngầu chày thành dòng, hàng loạt nhà người dân bát đầu rạn nứt, người dân hoang mang sợ hãi bỏ chạy.
Căn nhà của anh Lê Bá Khởi ở tổ 4, phường Chăm Mát bị nứt toác không thể ở được.
Trao đổi với lãnh đạo UBND phường Chăm Mát được biết: Trước nguy cơ trượt sạt nghiêm trọng đe dọa tính mạng người dân, chiều 12/10, phường đã tổ chức di dời 32 hộ dân thuộc tổ 4,5 và đến ngày 13/10, thành phố chỉ đạo di dời tiếp 30 hộ dọc phía bên kia đường, khu vực ruộng sát quốc lộ 6. Thành phố đã hỗ trợ mỗi hộ dân 2 triệu đồng để di chuyển. Phường cũng đã hỗ trợ cho 18 hộ đặc biệt nguy hiểm, nứt nhà, nứt đồi, mỗi hộ 1 triệu đồng, còn lại mỗi hộ 500.000 đồng. Toàn bộ hộ dân đã di chuyển ra ngoài ở tạm. Phường đã tổ chức ứng trực kiên quyết không cho người dân trở về khi chưa có thông tin an toàn có thể ở được. Bí thư chi bộ tổ 4, Hoàng Văn Dũng cho biết: 20% dân số cán bộ công chức về hưu, 80% người người dân không có việc làm ổn định. Hiện đã di dời toàn bộ không dám quay trở lại nhà của mình. Dân mong muốn sớm có kết luận thông tin chính chức từ cơ quan chức năng xem có thể quay lở được không. Hoặc có trả lời chính thức để xây dựng tái định cư hoặc có giải pháp phòng chống sạt lở, để ổn định, cuộc sống.
Tại xóm Khoắc, xã Hạ Bì vết nứt trượt nằm ở độ cao hàng trăm mét, dài hàng hơn một trăm mét có dấu hiệu trượt sạt nguy cơ san phẳng 25 hộ dân trong khu vực. Tại xóm Đúc xã Tú Sơn, xuất hiện trượt sạt, có nhiều khối nước, dòng nước đùn lên từ lưng chừng đồi, nước tạo thành dòng xói lửa vào từng, nhà của người dân. Chính quyền huyện Kim Bôi đã kiên quyết di dời toàn bộ người dân ra khỏi khu vực nguy cơ, tổ chức ứng trực không cho người dân vào vùng nguy hiểm. Ông Bùi Văn Sư, xóm Mớ Hoắc, xã Hạ Bì cho biết: Nhiều gia đình bị đất đá tràn vào phá hoại. Tâm lý người dân hoang mang và sống trong cảnh ở tạm, có nhà mà chẳng dám về, mong muốn được nhà nước hỗ trợ để ổn định cuộc sống.
Di dời các hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm
Trước tình hình nghiêm trọng này, Ngày 15/10, Chủ tịch UBND tỉnh đã công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai sạt lở đất. Trong đó xác định nhưng khu vực nguy hiểm cần phải di dời khẩn cấp. Các khu vực nguy hiểm được xác định gồm: Thành phố Hòa Bình: Sạt lở đất ở phía đông Nhà Máy Thủy điện Hòa Bình (khu vực đồi Ông Tượng); khu vực tổ 4,5,6 phường Chăm Mát, khu vực tổ 4, phường Thái Bình; khu vực tổ 26, phường Đồng Tiến). Huyện Tân Lạc: Sạt lở đất tại các xã: Phú Cường, Nam Sơn. Huyện Đà Bắc: Sạt lở đất tại xóm Nhạp Ngoài, xã Đồng Ruộng, xóm Hà, xã Đồng Chum, xóm Kế, xã Mường Chiềng, xóm Lau Bai, xã Vầy Nưa và các tuyến đường trên địa bàn huyện...UBND tỉnh đã thành lập tổ chuyên gia khẩn trương tổ chức nghiên cứu tham mưu thực hiện các giải pháp xử lý tình trạng sạt lở tại các khu vực có nguy cơ cao. Hiện các huyện, thành phố đã cảnh báo và tổ chức di dời nhân dân ra khỏi vùng nguy cơ nguy hiểm cao.
25 hộ dân xóm Nhạp xã Đồng Ruộng bị đất đá vùi lấp nhà được hỗ trợ di chuyển về ở tạm tại khu vực đồi bương xã Đồng Ruộng.
Trước thiệt hại nghiêm trọng do mưa lũ gây ra, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tỉnh chủ động triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả thiên tai mưa lũ, không được để người dân bị đói, rét, bệnh tật; đồng thời bố trí chỗ ở tạm, có phương án tái định cư cho các hộ bị mất nhà cửa do lũ, sạt lở đất, các hộ phải di dời. Đối với tình trạng sạt lở đất tại đồi Ông Tượng và một số khu vực khác, Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Hòa Bình tiếp tục rà soát, tổ chức di dời ngay các hộ dân, các cơ sở sản xuất - kinh doanh ra khỏi các khu vực nguy hiểm; chủ động triển khai các phương án di chuyển dân, tái định cư, hỗ trợ ổn định đời sống nhân dân. UBND tỉnh tiếp tục tăng cường quan trắc, theo dõi giám sát diễn biến sạt lở để chủ động cảnh báo, triển khai các biện pháp phù hợp đảm bảo an toàn tính mạng của người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản và cơ sở hạ tầng của nhân dân và Nhà nước. Thủ tướng cũng giao các bộ, ngành chức năng và các cơ quan liên quan và các nhà khoa học tổ chức đoàn công tác liên ngành kiểm tra thực tế. Phối hợp với địa phương nghiên cứu, đánh giá nguyên nhân, tác động, ảnh hưởng của hiện tượng sạt lở đất tại khu vực trên đến khu dân cư và công trình lân cận trong khu vực để chủ động đề xuất các giải pháp phù hợp bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân và Nhà nước.
L.C