(HBĐT) - "Cứ mưa là sạt, là lở đất, chúng tôi luôn tạo cho mình thế chủ động, gồng mình để ứng phó với thiên tai, nhưng sức người có hạn”… ông Đinh Văn Hạnh, Chủ tịch UBND xã Phúc Sạn(Mai Châu) bỏ lửng câu nói khi thoáng thấy người nhà nạn nhân vụ sạt lở đất, sập nhà do mưa lớn kéo dài từ ngày 9-12/10 vừa qua.


Sau đợt mưa lũ 9-12/10/2017, nhiều nhà ở, ruộng vườn của người dân xã Phúc Sạn bị sạt ở, vùi lấp. (ảnh: Một khu ruộng ven suối Gò Lào, xã Phúc Sạn đã bị đất đá vùi lấp hoàn toàn)

 

Đến Phúc Sạn khi con mưa dầm lịch sử đã chấm dứt được một tuần, trời Phúc Sạn đã hửng nắng thế nhưng tuyến đường độc đạo đi vào xã vẫn nhão nhoét, trơn lầy. Chiếc máy xúc, ủi của doanh nghiệp Đức Chung vẫn đang miệt mài làm việc, cuốc đi những ụ đất sạt lở để thông đường. Chỉ nhìn dọc tuyến đường thôi đã thấy trận mưu lũ này Phúc Sạn thiệt hại lớn lắm.

Thật vậy! ông Đinh Văn Hạnh, Chủ tịch UBND xã xác nhận và cho chúng tôi biết thêm: Phúc Sạn là xã vùng hồ, đặc biệt khó khăn của huyện Mai Châu, địa hình cheo leo, độ dốc lớn, địa chất không ổn định, sản xuất chủ yếu là đánh bắt cá, chăn nuôi, trồng luồng. Thiên tai, mưa lũ, sạt lở đất, đá đã lấy đi cả tính mạng con người và cũng lấy đi biết bao tài sản, vốn ít ỏi nhiều năm dành dụm, gom góp của người dân Phúc Sạn. Bởi vậy, cuộc sống người dân nơi đây triền miên trong khó khăn, nơm nớp nỗ lo sạt lở. Sau trận bão lịch sử năm 2007, cả xã có trên 400 hộ dân nằm trong vùng nguy cơ sạt lở, tập trung ở các xóm: Bãi Sang, Phúc, Gò Mu, So Lo. Nhiều gia đình lo sợ đã rời bỏ quê hương đi xây dựng vùng kinh tế mới. Có vài chục hộ đã thực hiện dự án di dân tái định cư tại Lạc Sơn, Yên Thủy. Hiện tại, Phúc Sạn vẫn còn 514 hộ dân với hơn 2.000 nhân khẩu đang sinh sống. Mùa khô thì mọi việc trong giới hạn an toàn, còn đến mùa mưa thì vừa lo làm ăn, vừa nghe ngóng liệu "ông trời” có nổi cơn thịnh nộ. Nhờ vậy, nên ngay khi nhận được công điện khẩn từ Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Mai Châu, V/v ứng phó với mưa lũ do hoàn lưu của áp thấp nhiệt đới, ngày 9-10/10/2017, xã đã huy động lực lượng di rời một số hộ dân ra khỏi nơi có nguy cơ sạt lở và ngập lụt. Nhờ động thái tích cực này đã cứu sống cụ bà 90 tuổi và người cháu đã ngoài 30 tuổi ở xóm Lọt. Cụ thể, lực lượng dân quân vừa hỗ trợ 2 bà cháu di rời vào ngày (10/10), đến hôm sau (11/10) ngôi nhà của 2 bà cháu bị đổ sập hoàn toàn. Dẫu đã có sự chủ động nhưng thiệt hại sau trận mưa lũ từ 9-12/10 vừa qua ở Phúc Sạn vẫn quá lớn. Theo thống kê sơ bộ (thời điểm 1 tuần sau mưa lũ), toàn xã có 18 ngôi nhà bị sạt lở, 2 ngôi nhà bị sập làm 1 người chết, 2 người bị thương, ngập lụt 18 hộ có 9 hộ cần di rời, trong đó 4 hộ phải di rời khẩn cấp. Riêng ở xóm Gò Mu bị nứt đồi (phía sau khu dân cư sinh sống chiều dài khoảng 50m). Về đường giao thông: Sạt lở 45 điểm đường nội thôn, ước tính khoảng 2.140m3, sạt 41 điểm đường Bãi Sang đi xóm Phúc, tuyến đường Đồng Bảng, So Lo sạt lở nghiêm trọng ( 1 tuần sau đó ô tô vẫn chưa thể đi lại được). Cầu treo so lo bị lũ cuốn trôi, Trạm Y tế xã bị sạt 20m kè tường bao, Đường vào chi Gò Lào của Trường Mầm non bị sạt lở 10m. Sạt lở, vùi lấp 3.320m2 ao cá, cuốn trôi khoảng 2.783kg cá của bà con. 50% ruộng lúa bị vùi lấp , 1.900m4 khoai sọ và 2.000m2 cây ăn quả mất hoàn toàn… Theo dự báo, nắm tình hình của đồng chí Chủ tịch UBND xã: Hiện, số nghèo của xã đang ở mức 29%, nhưng sau trận mưa lũ này số hộ nghèo sẽ tiếp tục tăng. Những ngày tới sẽ có khoảng 50% hộ dân trong xã rơi vào cảnh thiếu đói. Bởi vậy, rất mong nhận được sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, các nhà hảo tâm để khôi phục lại các công trình; nhà ở, đồng giao thông, trường học… và vốn để bà con khôi phục lại sản xuất ngay trên mảnh đất luôn phải hứng chịu hiểm họa của thiên tai này.

 


Anh Hà Văn Mong, tại hiện trường- nơi anh đã có mặt đầu tiên để cứu các nạn nhân khi căn nhà của bà Hà Thị Sinh (xóm Sạn) bị sập làm 1 người chết, 2 người bị thương vào rạng sáng ngày 11/10.

 

Thúy Hằng

Các tin khác


Chấm dứt bạo lực,vun đắp yêu thương

Đó là chủ đề của Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) năm 2024. Ngày nay, khi mỗi người chung tay xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, gia đình hạnh phúc thì tình trạng bạo lực gia đình (BLGĐ) vẫn tồn tại và diễn ra phức tạp dưới nhiều hình thức. Do đó, các cấp, ngành đã và đang triển khai các giải pháp đấu tranh để hạn chế, từng bước xóa bỏ BLGĐ trong đời sống xã hội.

Xây dựng môi trường, điều kiện làm việc an toàn cho người lao động

Số vụ tai nạn lao động (TNLĐ) trong năm 2023 tăng gấp 2 lần so với năm 2022, nhất là trong khu vực có quan hệ lao động; nhiều vụ cháy nổ xảy ra, đặc biệt gây thiệt hại về người… là những tồn tại trong công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trên địa bàn tỉnh.

Chậm nộp phạt nguội, ô tô không được cấp đăng kiểm tạm 15 ngày

Nếu chưa nộp phạt nguội, các chủ xe ô tô sẽ bị từ chối kiểm định khi đăng kiểm và không được cấp giấy chứng nhận đăng kiểm tạm thời trong thời hạn 15 ngày như trước đây.

Đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75%

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị điều chỉnh mức hưởng trợ cấp thất nghiệp từ 60% lên 75% nhằm đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho người lao động khi không có việc làm.

Tỉnh Đoàn Hoà Bình thăm, tặng 10 suất quà cho thanh niên công nhân

Chiều 13/5, nhân dịp Tháng Công nhân 2024, Tỉnh Đoàn, Hội liên hiệp Thanh niên tỉnh đến thăm, động viên, tặng quà các thanh niên công nhân tại Công ty TNHH TM và XD Hoàng Trường Giang, thành phố Hòa Bình.

Cảnh báo thủ đoạn dụ dỗ, thuê học sinh, sinh viên mở tài khoản ngân hàng

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh vừa có văn bản thông báo thủ đoạn dụ dỗ học sinh, sinh viên tham gia mua, bán thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục