(HBĐT) - Mưa lũ lịch sử quét qua tỉnh Hòa Bình từ ngày 9-12/10 vừa qua đã gây ra những thiệt hại vô cùng nặng nề. Cùng với nhân dân cả nước, Giáo hội Phật giáo tỉnh đã khẩn trương phát động đến tăng ni, phật tử, các nhà hảo tâm, nhân dân trong và ngoài tỉnh quyên góp, ủng hộ đồng bào lũ lụt. Kết quả, giáo hội Phật giáo tỉnh đã quyên góp được hơn 300 triệu đồng.



Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh tặng quà hỗ trợ các gia đình bị thiệt hạido mưa lũ tại các xã vùng cao huyện Đà Bắc.

Trở về từ chuyến đi tặng quà các xã vùng cao huyện Đà Bắc, Đại đức Thích Trí Thịnh, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh cho biết: Qua các phương tiện thông tin đại chúng, chúng biết sự mất mát, thiệt hại vô cùng to lớn của các địa phương trên địa bàn tỉnh về người, nhà cửa, tài sản, hoa màu… Với mong muốn chung tay cùng người dân từng bước tháo gỡ khó khăn, Giáo hội Phật giáo tỉnh đã tổ chức quyên góp và đến từng hộ gia đình trao quà hỗ trợ. Hy vọng, những phần quà ân tình đó sẽ giúp bà con có thêm động lực, gượng dậy sau mưa lũ. Ban trị sự Giáo hội Phật giáo một số huyện như Tân Lạc… cũng đã quyên góp, ủng hộ đồng bào.

Có mặt tại tỉnh từ rất lâu nhưng đến năm 2012, khi chùa Hòa Bình Phật Quang bắt đầu được khởi công xây dựng, Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh lần thứ nhất nhiệm kỳ 2012 – 2017 chính thức được diễn ra, đó là lúc những người con của Phật trên mảnh đất tỉnh Mường chính thức có một mái nhà chung, nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh Phật giáo. Từ đó đến nay, bên cạnh các hoạt động như công tác Tăng sự, Hoằng pháp, hướng dẫn, nghi lễ, xây dựng chùa...thì từ thiện xã hội là một phần việc được Phật giáo Hòa Bình đặc biệt quan tâm.

Trò chuyện với chúng tôi, đại đức Thích Đức Nguyên, Uỷ viên Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh, Trụ trì chùa Hòa Bình Phật Quang cho biết: Phát huy tinh thần từ bi, cứu khổ của đạo Phật với truyền thống nhân ái của người Việt Nam, mặc dù là tỉnh miền núi, giáo hội mới hình thành, chư tăng ít, kinh tế eo hẹp, song Phật giáo Hòa Bình đã có nhiều cố gắng trong lĩnh vực từ thiện xã hội, cứu trợ các đối tượng nghèo khó, bệnh tật, ốm đau, những người bị tổn thương trong chiến tranh... Hàng năm, vào các dịp lễ, tết, ngày Thương binh, liệt sỹ, đại diện Ban trị sự, các vị chư tăng và phật tử đều tổ chức đi thăm hỏi, tặng quà tận tay đối tượng. Phật tử cũng đã tích cực ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt, làm nhà tình thương, ủng hộ quỹ khuyến học, tặng quà học sinh nghèo vượt khó và tổ chức bếp ăn tình thương tại các bệnh viện.

Trong những hoạt động mà Đại đức nói đến có lẽ "Bếp ăn tình thương tại các bệnh viện” được triển khai thực hiện từ năm 2013 đến nay được nhiều người biết đến hơn cả. Xúc động nhận cháo từ nồi cháo tình thương của tổ phật tử chùa Hòa Bình chị Bùi Thị Hường (xã Lập Chiệng, huyện Kim Bôi) cho biết: Con trai tôi gần 2 tuổi, đang điều trị tại Khoa Nhi. Cháu bị viêm phế quản, ra vào viện liên tục, chi phí đi lại ăn ở khá tốn kém. May mắn là tuần 3 buổi có cháo của các bà bên chùa. Cháo các bà nấu rất nhuyễn, thơm mùi thịt mùi gạo, vừa miệng. Cặp lồng cháo này đủ cho cả 2 mẹ con ăn bữa tối cũng đỡ được mấy chục nghìn. Đối với gia đình còn khó khăn như chúng tôi như vậy là qúy lắm.

Vượt lên những khó khăn, bằng tinh thần "tương thân tương ái”, "lá lành đùm lá rách”, giai đoạn 2012 – 2017, Phật giáo Hòa Bình đã vận động được số tiền hơn 1,8 tỷ đồng để thực hiện các hoạt động nhân đạo, từ thiện. Những món quà ý nghĩa này đã kịp thời động viên, khích lệ, cổ vũ tinh thần cho những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh được tiếp thêm nghị lực để vươn lên trong cuộc sống.

Trao đổi về hoạt động từ thiện, xã hội đang và sẽ được triển khai trong thời gian tới, Đại đức Thích Đức Nguyên cho biết: Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh sẽ chủ động phối hợp với các tổ chức hoạt động từ thiện khác trong việc vận động tăng, Ni, phật tử tham gia các hoạt động từ thiện xã hội. Tích cực hưởng ứng các hoạt động đền ơn - đáp nghĩa, ngày vì người nghèo, xây dựng nhà tình nghĩa, xây dựng nhà đại đoàn kết do UB MTTQ phát động. Đồng thời động viên tăng, ni, phật tử tập trung nguồn lực từ thiện tới các huyện miền núi, vùng dân tộc thiểu số; đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn.

Dương Liễu

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục