(HBĐT) - Số tiền 70 triệu đồng vừa được Đảng uỷ, Bộ CHQS tỉnh trao cho Ban Cứu trợ tỉnh để góp phần hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi đợt mưa lũ vừa qua chỉ là một trong nhiều hành động thiết thực, cụ thể mà CB, CS LVLT tỉnh hướng đến người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.


Người lính - điểm tựa của lòng dân

Nhìn lại đợt mưa lũ lịch sử xảy ra trên địa bàn tỉnh vừa qua, có một điều dễ nhận thấy là ở đâu, ở điểm "nóng” nào, chúng tôi cũng thấy có hình ảnh của CB, CS LLVT tỉnh. ở đâu cũng vậy, họ chính là một điểm tựa vững chắc. Mệnh lệnh cứu giúp dân được những người lính thực hiện nghiêm bằng sự đồng cảm từ trái tim. Chẳng vậy mà giữa dòng nước lũ chảy xiết của sông Bôi, sông Bùi những người lính của Ban CHQS huyện Lạc Thuỷ, Lương Sơn vẫn băng mình vào để cứu giúp, sơ tán hàng trăm người dân ra khỏi vùng nước lũ nguy hiểm. Hay nhiều CB, CS LLVT tỉnh liên tục thức trắng đêm, kiên trì bám hiện trường vụ sạt lở đất tìm kiếm những người bị đất, đá vùi lấp ở Phú Cường (Tân Lạc), Đồng Ruộng, Suối Nánh (Đà Bắc)...

Đáng nói hơn, trong đợt mưa lũ vừa qua, gia đình nhiều CB, CS LLVT tỉnh cũng bị ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề nhưng họ sẵn sàng "nhường cơm, sẻ áo”, trích một phần tiền lương hàng tháng; quyên góp, ủng hộ quần áo, lương thực, thực phẩm để hỗ trợ, giúp đỡ người dân vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ bão. Thượng tá Phạm Đức Hoài, Phó Chính uỷ Bộ CHQS tỉnh chia sẻ: Không chỉ đợt mưa lũ vừa qua, sự hỗ trợ, giúp đỡ, chung tay vì người nghèo của CB, CS LLVT tỉnh đã trở thành hoạt động thường xuyên trong thời gian qua. Hoạt động này đều được CB, CS LLVT tỉnh thực hiện trên tinh thần tự nguyện, tự giác và có trách nhiệm cao nhằm góp phần hỗ trợ các gia đình nghèo, các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (ĐBKK) ổn định cuộc sống.

Chính từ tinh thần này mà trong đợt vận động vừa qua, CB, CS LLVT tỉnh đã quyên góp ủng hộ được trên 3.000 bộ quần áo; hàng trăm kg gạo, nhu yếu phẩm; quyên góp và vận động các nhà hảo tâm ủng hộ hàng trăm triệu đồng giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn sau trận mưa lũ lịch sử tại huyện Đà Bắc, Tân Lạc, Lạc Thuỷ... Những việc làm, hành động cụ thể đó đã góp phần củng cố mối quan hệ đoàn kết quân - dân ngày càng vững chắc. Hơn thế nữa, hình ảnh người lính đã trở thành điểm tựa của lòng dân trong thời điểm gian khó.


Bộ CHQS tỉnh thăm hỏi, tặng quà và động viên các gia đình có hoàn cảnh khá khăn chịu ảnh hưởng của đợt mưa lũ vừa qua tại xóm Hày, xã Đồng Ruộng (Đà Bắc).

Chung tay, chung sức, chung lòng vì người nghèo

Là hoạt động thường xuyên, mỗi CB, CS LLVT tỉnh luôn xác định việc tham gia thực hiện các phong trào, hoạt động giúp đỡ địa phương nghèo, người nghèo là nghĩa vụ và trách nhiệm. Vì thế, trong những năm qua, thực hiện chương trình giúp đỡ 4 xã ĐBKK gồm Mường Chiềng, Mường Tuổng, Đồng Nghê, Suối Nánh của huyện Đà Bắc giai đoạn 2014 - 2020 theo sự phân công của UBND tỉnh, Đảng uỷ - Bộ CHQS tỉnh đã chủ động phối hợp với các đơn vị quân đội, các sở, ngành, cấp uỷ, chính quyền địa phương tổ chức thực hiện bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Đồng chí Bùi Văn Phúc, Chủ tịch UBND xã Suối Nánh chia sẻ: Những năm qua, được sự hỗ trợ, giúp đỡ của CB, CS LLVT tỉnh, huyện, xã Suối Nánh từ một địa bàn yếu về mọi mặt đã từng bước vươn lên thực hiện tốt các mục tiêu phát triển KT-XH, xoá đói, giảm nghèo. Đáng kể là từ sự hỗ trợ, giúp đỡ của các cơ quan, đơn vị LLVT tỉnh đã có nhiều con đường ở Suối Nánh được đầu tư, nâng cấp, cải tạo; nhiều mô hình kinh tế được đầu tư, phát triển, mở rộng... Qua đó góp phần nâng cao đời sống người dân, thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu giảm nghèo ở địa phương.

Không chỉ tập trung giúp các xã ĐBKK theo sự phân công của UBND tỉnh, thời gian qua, LLVT tỉnh còn tích cực triển khai thực hiện một cách có hiệu quả các chương trình, đề án, triển khai nhiều phong trào, mô hình giúp đỡ người nghèo. Nổi bật là mô hình "Làng bản văn hoá quốc phòng” ở địa bàn ĐBKK trong khu vực phòng thủ tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng thành công 18 mô hình làng văn hoá quốc phòng. Từ mô hình này, hệ thống hạ tầng nông thôn tại các xóm, bản ĐBKK đã có sự đổi thay đáng kể. Các thiết chế văn hoá, xã hội được quan tâm, phát triển, các mô hình kinh tế được đầu tư... Nhờ vậy, đời sống người dân chuyển biến tích cực, nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững.

Cùng với mô hình xây dựng "Làng văn hoá quốc phòng”, đến nay, LLVT tỉnh tiếp tục duy trì thực hiện có hiệu quả mô hình "Hòm quyên góp, tiết kiệm ủng hộ người nghèo”. Theo đó, từ năm 2008 đến nay, bình quân hàng năm, các cơ quan, đơn vị trong LLVT tỉnh đã quyên góp được trên 100 triệu đồng. Số tiền này được dùng để mua gạo, quần áo, sách vở... tặng đối tượng chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo hiếu học. Hay hưởng ứng chương trình "Đồng hành cùng các em đến trường” do Bộ CHQS tỉnh phát động đã có hàng trăm chiếc xe đạp, hàng chục góc học tập, hàng trăm cặp sách, hàng nghìn cuốn vở được trao đến học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Tính riêng năm 2017, các cơ quan, đơn vị LLVT tỉnh đã trao tặng 281 chiếc xe đạp, 140 chiếc cặp sách, 16 góc học tập, 14 bộ bàn ghế, 30 máy tính Casio, tiếp tục nhận đỡ đầu, giúp đỡ hàng chục học sinh có hoàn cảnh khó khăn được đến trường.

Đại tá Bùi Văn Hùng, Chính uỷ Bộ CHQS tỉnh chia sẻ: Để có thể giúp đỡ người nghèo được nhiều hơn, vừa qua hưởng ứng phong trào "Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”, Đảng uỷ - Bộ CHQS tỉnh đã phát động phong trào thi đua "Quân đội chung tay vì người nghèo - không ai bị bỏ lại phía sau” trong LLVT tỉnh. Theo đó, LLVT tỉnh phối hợp với cấp uỷ, chính quyền và nhân dân các địa phương thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, nhất là ở những địa bàn ĐBKK, vùng sâu, vùng xa của tỉnh bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Để thực hiện tốt phong trào này, Đảng uỷ - Bộ CHQS tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, cơ quan quân sự trực thuộc phấn đấu giúp 1 xã; cấp tiểu đoàn giúp 1 thôn, xóm; mỗi đại đội giúp một ngõ xóm; mỗi trung đội, tiểu đội giúp 1 gia đình; mỗi CB, CS có nhiều việc làm thiết thực vì người nghèo. Việc triển khai thực hiện thành công chương trình này sẽ giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh và trao cơ hội vươn lên thoát nghèo bền vững cho những hoàn cảnh khó khăn, góp phần thực hiện tốt, có hiệu quả chương trình mục tiêu giảm nghèo của tỉnh.


Mạnh Hùng

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục