Giao thông tại trạm BOT T2 Cần Thơ - An Giang ùn tắc nghiêm trọng do các tài xế dừng xe cố thủ suốt hơn 2 giờ, nhưng chủ đầu tư vẫn quyết không xả cửa.

Tối 13/1, trạm BOT T2 Cần Thơ - An Giang (đặt trên quốc lộ 91, đoạn qua phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) tiếp tục "nóng" lên khi tài xế đồng loạt dừng xe cố thủ tại trạm và không chịu mua vé. Các tài xế phản đối vì cho rằng trạm đặt sai vị trí và giá vé qua trạm quá cao.

Cụ thể, vào khoảng 20h cùng ngày, 2 chiếc ô tô 4 chỗ chạy từ hướng TP Cần Thơ tiến vào làn thu phí.

Khi tới cabin, các tài xế không chịu trả tiền mua vé mà yêu cầu được miễn phí qua trạm, tuy nhiên nhân viên trạm không đồng ý.

Sau đó, các tài xế đậu xe ngay giữa trạm, tắt máy cố thủ để phản đối. 

Các tài xế đồng loạt dừng xe tại trạm và không chịu mua vé.

"Xe của tôi chỉ đi trên quốc lộ 80, tính ra chỉ đi qua đoạn quốc lộ 91 hơn 100m. Ấy thế mà chủ đầu tư BOT T2 Cần Thơ - An Giang bắt tôi phải trả phí cho toàn tuyến là sao? Vô lý vậy ai mà chịu được. Tôi nhất định không mua vé khi trạm còn thu sai giá vé", một tài xế bức xúc.

Theo các tài xế, việc đặt trạm BOT T2 là quá vô lý. Đồng thời, mức giá tại trạm này cao nhất so với các trạm khác (từ 35.000 đồng - 200.000 đồng/lượt).

Nhận thấy tình hình hỗn loạn, nhân viên của trạm đến giải thích và cung cấp văn bản về việc thu phí. Tuy nhiên, các tài xế cho rằng trong văn bản chỉ ghi nội dung là thu phí cho việc nâng cấp, cải tạo quốc lộ 91.

Trong khi đó họ không hề sử dụng đoạn đường này mà chỉ đi tuyến quốc lộ 80 nên không đồng ý mua vé qua trạm như yêu cầu.

Sau đó, các tài xế tiếp tục cố thủ tại 2 làn thu phí của trạm và chờ được xả trạm để đi qua chứ nhất quyết không chịu mua vé. 

Sau hơn 2 tiếng đồng hồ, chủ đầu tư mới giải quyết cho các tài xế đậu xe phản đối được qua trạm miễn phí. 

Đến khoảng 20h30', một chiếc xe khách tiếp tục chạy vào làn thu phí còn lại theo hướng từ Cần Thơ đi An Giang và đậu phương tiện, cũng không chịu mua vé như 2 xe ô tô 4 chỗ nói trên.

Sự việc khiến giao thông trên quốc lộ 91, hướng từ Cần Thơ về An Giang bị ùn tắc nghiêm trọng. 

Sau hơn 2 tiếng đồng hồ bị các tài xế phản đối, mặc kệ giao thông tắc nghẽn, chủ đầu tư BOT T2 vẫn cương quyết không xả trạm khiến tình hình càng trở nên căng thẳng hơn.

Sau đó, lực lượng CSGT có mặt và khuyên nhủ các tài xế, đồng thời yêu cầu chủ đầu tư BOT T2 xả trạm để tránh ùn tắc giao thông.

Đến 22h15' cùng ngày, chủ đầu tư đã giải quyết cho các tài xế đậu xe phản đối được qua trạm miễn phí. Giao thông trở lại thông thoáng./.

                                  TheoVOV

Các tin khác


Hiệu quả từ các hoạt động Dự án VIE071

Sau 3 năm triển khai (2021 - 2024), dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của người cao tuổi (NCT) tại Việt Nam” (VIE071) đã hoàn thành mục tiêu thành lập 30 câu lạc bộ (CLB) Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) trên địa bàn tỉnh. Mô hình sau khi đưa vào hoạt động đã, đang tăng cường sự tham gia của NCT trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe, tăng nhu nhập… trong cộng đồng xã hội. Từ đó nhanh chóng thích ứng với xu hướng già hóa dân số, đồng thời giúp NCT sống vui - khỏe - hạnh phúc.

Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục