(HBĐT) - Theo số liệu của Ban chỉ đạo công tác gia đình tỉnh, năm 2017, toàn tỉnh có 235 vụ bạo lực gia đình (BLGĐ), giảm 5 vụ so với năm 2016. Trong đó có 148 vụ bạo lực về tinh thần, 73 vụ bạo lực về thân thể, 8 vụ bạo lực về kinh tế, 6 vụ bạo lực về tình dục.


Đội tuyên truyền xã Vầy Nưa (Đà Bắc) xây dựng tiểu phẩm tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình bằng hình thức sân khấu hóa.

Có 217/235 vụ nạn nhân bị BLGĐ là nữ, chiếm 92,3%, 8 vụ nạn nhân từ đủ 60 tuổi trở lên, chiếm 3,4%. ở 11 huyện, thành phố đều có vụ BLGĐ xảy ra. Công tác phòng, chống BLGĐ cần hơn nữa sự chung tay của các cấp, ngành và toàn xã hội, tích cực lên án, can thiệp hành vi BLGĐ để hạn chế, giảm thiểu các vụ BLGĐ xảy ra.

Đồng chí Nguyễn Thị Anh, Phó Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình (Sở VH-TT&DL) cho biết: Thời gian qua, công tác phòng, chống BLGĐ trên địa bàn tỉnh được triển khai bằng nhiều hình thức, duy trì, xây dựng, nhân rộng các mô hình điểm. Qua đó tạo chuyển biến tích cực, nâng cao nhận thức về phòng, chống BLGĐ trong nhân dân.

Trong số vụ BLGĐ xảy ra, đáng chú ý có những vụ trở thành án mạng như trường hợp ở khu 8, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), chồng đi uống rượu say về bị vợ dùng điếu cày đánh tử vong hồi cuối tháng 12/2017; chồng giết vợ đang mang thai tại xã Ngổ Luông (Tân Lạc) hồi tháng 3/2017... Các vụ BLGĐ được xử lý bằng nhiều biện pháp, trong đó, góp ý, phê bình tại cộng đồng dân cư 224 vụ, áp dụng các biện pháp giáo dục 18 vụ, tạm giữ, xử phạt hành chính 1 vụ, xử lý hình sự 2 vụ.

Năm 2017, huyện Tân Lạc phát hiện và xử lý 2 vụ BLGĐ, giảm 9 vụ so với năm 2016, 1 vụ đưa ra góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư, 1 vụ xử lý hình sự. Đồng chí Bùi Minh Hồng, Trưởng phòng VH-TT huyện Tân Lạc cho biết: Thời gian qua, công tác phòng, chống BLGĐ trên địa bàn huyện được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm, các ngành thành viên Ban chỉ đạo công tác gia đình tích cực vào cuộc. Nội dung, hình thức tuyên truyền được đổi mới, đa dạng, phong phú, phù hợp với từng đối tượng như qua hệ thống phát thanh, truyền hình, phong trào văn hóa - văn nghệ, sân khấu hóa, truyền thông thông qua các tiểu phẩm xây dựng gia đình hạnh phúc, xây dựng mô hình CLB gia đình phát triển bền vững... Công tác tuyên truyền cũng tập trung ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, góp phần nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền và các tầng lớp nhân dân về phòng, chống BLGĐ, vị trí, vai trò của gia đình đối với xã hội, từ đó chủ động phòng, chống bạo lực ngay trong mỗi gia đình. Toàn huyện hiện xây dựng được 53 CLB gia đình phát triển bền vững, 24 cơ sở hỗ trợ nạn nhân BLGĐ, 204 địa chỉ tin cậy ở cộng đồng.

Qua các vụ BLGĐ xảy ra cho thấy, nạn nhân bị BLGĐ chủ yếu là nữ giới, chiếm 92,3% số vụ, nhưng cũng có những vụ việc nạn nhân bị BLGĐ là nam giới (18/235 vụ, chiếm 0,07%), độ tuổi bị BLGĐ từ 16-59 tuổi chiếm 96,5% (227/235 vụ). Công tác tuyên truyền được thực hiện thường xuyên. Hàng năm, các địa phương, đơn vị tổ chức nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3, ngày Gia đình Việt Nam 28/6 gắn với tháng hành động quốc gia về phòng, chống BLGĐ, ngày thế giới xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái...

Toàn tỉnh thành lập được 1.535 CLB gia đình phát triển bền vững, xây dựng 845 địa chỉ tin cậy ở cộng đồng, 164 cơ sở hỗ trợ nạn nhân BLGĐ, 97 cơ sở tư vấn về phòng, chống BLGĐ, tạo điều kiện cho các gia đình được tiếp cận kiến thức pháp luật, kịp thời tư vấn, hỗ trợ nạn nhân bị BLGĐ, đối tượng gây BLGĐ, góp phần ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng BLGĐ xảy ra. Trong năm qua, các cơ sở tư vấn đã tư vấn cho 37 lượt đối tượng gây BLGĐ, 133 nạn nhân bị BLGĐ đến các cơ sở tư vấn, hỗ trợ nạn nhân và địa chỉ tin cậy ở cộng đồng để được hỗ trợ, tư vấn phòng, chống BLGĐ.

Đồng chí Bùi Minh Hồng, Trưởng phòng VH-TT huyện Tân Lạc cho biết thêm: Kết quả đạt được trong công tác phòng, chống BLGĐ là tích cực, tuy nhiên việc ngăn ngừa BLGĐ xảy ra có thể nói chưa triệt để. Thực tế để phát hiện các vụ BLGĐ, xác định dấu hiệu của BLGĐ còn khó khăn, vẫn còn trường hợp nạn nhân, gia đình giấu không muốn công khai bị BLGĐ.

Theo đồng chí Nguyễn Thị Anh, Phó Trưởng phòng xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình (Sở VH-TT&DL), có một thực tế là BLGĐ thường xảy ra lặp đi lặp lại ở các hộ đã xảy ra BLGĐ, một bộ phận người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn nghĩ việc dạy vợ, con, đánh đập là chuyện riêng của gia đình. Điều này cho thấy nguy cơ BLGĐ vẫn luôn tiềm ẩn trong mỗi gia đình. Một số cấp ủy, chính quyền địa phương cũng chưa thực sự quan tâm đến công tác gia đình, phòng chống BLGĐ, nguồn kinh phí cho công tác này hạn chế do được cấp chung từ nguồn chi sự nghiệp gia đình nên việc triển khai các hoạt động gặp nhiều khó khăn. Để công tác phòng, chống BLGĐ đạt hiệu quả cao hơn cần tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền trong triển khai thực hiện công tác gia đình, phòng chống BLGĐ, tập trung nguồn lực thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phê phán những biểu hiện, hành vi BLGĐ, nâng cao nhận thức của người dân về xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

Bài, ảnh: Hà Thu

 

 


 


Các tin khác


Phát hiện cơ sở dùng bột pin con ó để nhuộm màu cà-phê

Ngày 17-4, Bí thư Đảng ủy xã Đác Wer, huyện Đác R’lấp, tỉnh Đác Nông Lê Viết Sỹ cho biết, các cơ quan chức năng vừa tiến hành kiểm tra cơ sở chế biến kinh doanh nông sản của bà Nguyễn Thị Thanh Loan, thôn 13, xã Đác Wer và bắt quả tang cơ sở này đang pha trộn tạp chất, dùng bột pin con ó để nhuộm màu cà-phê.

Chung tay đẩy lùi tệ nạn mại dâm

(HBĐT) - Tệ nạn mại dâm gây nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội. Đặc biệt, thời gian gần đây xuất hiện những hình thức hoạt động mới qua mạng internet. Trước thực trạng đó, Sở LĐ-TB&XH đã tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tệ nạn mại dâm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ; phòng, chống mại dâm và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về.

Đẩy nhanh tiến độ di chuyển dân về các khu tái định cư cấp bách, phấn đấu xong trước ngày 30/4/2018

(HBĐT) - Đó là chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo phòng - chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh khi đôn đốc các địa phương, đơn vị liên quan về việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng 12 khu tái định cư (KTĐC) cấp bách dành cho các hộ dân chịu ảnh hưởng của lũ quét, sạt lở đất năm 2017. Đến thời điểm này, tiến độ các dự án còn chậm, trong khi theo kế hoạch đề ra phải thực hiện di chuyển dân về các KTĐC xong trước ngày 30/4/2018 để đảm bảo cuộc sống an toàn cho người dân trong mùa mưa năm nay.

Lật xe kéo rơ-moóc khiến lái xe tử vong

Khoảng 3 giờ sáng hôm nay, 13-4, trên tỉnh lộ 725, đoạn qua thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng), xe kéo rơ moóc chở alumin bất ngờ mất lái, lao sang trái tông gãy cột điện rồi lật nghiêng. Vụ tai nạn khiến lái xe tử vong trong cabin.

TP Hoà Bình: 110 hộ dân sẽ được hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà tái định cư mới.

(HBĐT) - Sáng 13/4, UBND Thành phố Hoà Bình tổ chức cuộc họp bàn, thống nhất nội dung hỗ trợ xây nhà cho 110 hộ nghèo, các hộ bị sạt lở đất thuộc diện tái định cư do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới tháng 10/2017.

Đưa sản phẩm sạch đến tay người tiêu dùng

(HBĐT) - Với suy nghĩ bón phân vô cơ nhiều và lâu dài sẽ làm hỏng đất, phun thuốc BVTV nhiều hại cây và ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Bà Ngô Thị Na ở xóm Dệ 2, xã Bắc Phong, huyện Cao Phong đã dùng phân hữu cơ và thuốc lào để chăm sóc vườn cam của gia đình. Đây là hướng đi bền vững đưa sản phẩm tốt nhất đến người tiêu dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục