(HBĐT) - Vầy Nưa (Đà Bắc) là một trong những xã chịu thiệt hại nặng nề về người và của trong đợt mưa lũ lịch sử tháng 10/2017. Hành trình xây dựng NTM của xã vùng lòng hồ cũng vì thế càng gặp nhiều cản trở. Vượt lên mất mát, tổn thất, chính quyền và người dân Vầy Nưa từng bước khôi phục cơ sở hạ tầng, ổn định lao động sản xuất, giữ vững tiêu chí NTM đã hoàn thành.


Sau mưa lũ lịch sử, trên 30 hộ dân xã Vầy Nưa phải di dời khỏi nơi ở do sạt lở đất, nhiều lồng cá mất trắng, trên 120 ha lúa và hoa màu thiệt hại, 4.500 m đường ống dẫn nước sinh hoạt và một số đoạn đường giao thông bị hư hỏng. Để người dân sớm ổn định cuộc sống, tiếp tục sản xuất, xã phối hợp với các ngành, đoàn thể, đơn vị khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai. Trong đó, thực hiện dự án di dân tái định cư là việc làm cấp thiết. Được sự hỗ trợ của tỉnh, huyện, với tổng kinh phí đầu tư trên 15 tỷ đồng, xã thi công xây dựng khu tái định cư với tổng diện tích trên 4 ha tại xóm Lau Bai cho 33 hộ dân. Công trình hoàn thành và được bàn giao cho các hộ vào dịp cận Tết Nguyên đán. Đến nay, nhà ở và các công trình phúc lợi tại khu tái định cư cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người dân.

Đối với những đoạn đường bị tắc do sạt lở đồi, xã huy động sự hỗ trợ từ các đơn vị trên địa bàn khẩn trương múc đất để thông tuyến. Huy động sức dân phối hợp với các lực lượng khắc phục những điểm sạt lở nhỏ. Hiện xã đẩy nhanh tiến độ cải tạo tuyến đường từ trung tâm xã tới xóm Lau Bai và từ trung tâm xã tới xóm Săng Trạch với tổng chiều dài trên 7 km. Đồng thời rút kinh nghiệm từ mùa mưa lũ năm 2017, xã chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn, lưu ý những khu vực xung yếu để kịp thời xử lý khi có trường hợp xảy ra. Đặt biển cảnh báo tại những khu vực nguy hiểm nhằm đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông, hạn chế tối đa rủi ro trong mùa mưa bão sắp tới.

Tiêu chí thu nhập cũng là bài toán khó đối với cấp ủy, chính quyền xã Vầy Nưa bởi nhiều diện tích hoa màu, cá lồng bị mất trắng theo nước lũ. Cùng với sự quan tâm, động viên của lãnh đạo địa phương, bà con các xóm tích cực tăng gia sản xuất, từng bước khôi phục kinh tế. Năm nay, tổng diện tích trồng ngô cả xã đạt 200 ha. Với những diện tích trồng ngô kém hiệu quả, xã khuyến khích bà con chuyển sang trồng cây lâm nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, nhận thấy nuôi cá lồng phù hợp với điều kiện của địa phương, có tiềm năng để xóa đói - giảm nghèo, xã đã tổ chức các lớp tập huấn KHKT, phòng bệnh và hỗ trợ nguồn vốn gần 4 tỷ đồng giúp bà con đầu tư mua giống, vật liệu.

Đồng chí Bùi Văn Kỳ, Chủ tịch UBND xã cho biết: Hiện xã đạt 8/19 tiêu chí NTM, thu nhập bình quân đạt 15,2 triệu đồng/người /năm, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn 43,8%. Dự kiến trong năm nay, với nguồn vốn lồng ghép 600 triệu đồng từ các chương trình, dự án, xã đầu tư điểm truy cập internet, đài truyền thanh xã và hệ thống loa đài đến các thôn, góp phần nâng cao hiệu quả tuyên truyền, cập nhật tin tức kịp thời, hoàn thành tiêu chí số 8 về thông tin và truyền thông. Thời gian tới, cấp ủy, chính quyền xã tiếp tục huy động nguồn lực cải thiện cơ sở hạ tầng, hỗ trợ bà con phát triển kinh tế, từng bước giảm nghèo và giảm nghèo bền vững.

 

Thu Hằng


Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục