(HBĐT) - Cho đến nay, nhiều người vẫn coi vùng đất Yên Thủy là một trong những"Km số 0” của những đoàn quân Nam tiến. Bởi từ vùng đất này, những chàng trai "vai đồng, chân sắt, ý chí thép” đã chiến đấu ở khắp các chiến trường cho đến thắng lợi cuối cùng...


Cụ Bùi Văn Phát (giữa) kể về những ngày tham gia giúp đỡ bộ đội về xã Đoàn Kết (Yên Thủy) huấn luyện trước khi vào Nam chiến đấu.

 

Đã từng được đi cùng đồng chí Hoàng Việt Cường, nguyên Bí thư Tỉnh ủy về thăm lại nơi ông đóng quân huấn luyện tân binh trong những ngày đầu nhập ngũ ở xóm Yên Bình, xã Đoàn Kết. Được nghe ông và người dân ôn lại những kỷ niệm cũ về thời kỳ huấn luyện tân binh. Thú thực lúc đó, tôi cũng chưa hình dung được vùng đất này lại chính là nơi xuất phát của những đoàn quân Nam tiến.

Trở lại Đoàn Kết với một ý nguyện muốn tìm hiểu sâu hơn về thời kỳ các đơn vị bộ đội tổ chức huấn luyện tân binh, sau đó ra chiến trường trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thật bất ngờ khi chúng tôi được đồng chí Nguyễn Sỹ Hải, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã cho biết: Không chỉ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước mà từ thời kháng chiến chống Pháp, địa phương đã được cấp trên lựa chọn làm nơi huấn luyện tân binh; tổ chức diễn tập bắn đạn thật phục vụ cho chiến trường. Theo đó, là vùng giải phóng nên ngay từ những năm 1947 - 1948, xã Đoàn Kết đã được chọn để trở thành một trong những căn cứ hậu cần quan trọng phục vụ cho chiến đấu của ta. Đặc biệt, hang Trâu trên núi Bai Bương được chọn làm nơi tổ chức Hội nghị Khu ủy Khu 3 để họp bàn công tác kháng chiến. Cuộc họp có sự tham gia của các đồng chí: Hoàng Sâm - Đại đoàn trưởng Đại đoàn 320, thiếu tướng Văn Tiến Dũng... Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, xã Đoàn Kết còn là nơi đóng quân, tổ chức huấn luyện bộ đội cho các mặt trận. Tuy cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng người dân vẫn nhường nhà cửa cho bộ đội làm kho đạn dược, kho lương thực, thực phẩm, quân y... Đặc biệt, tháng 11/1953, Đoàn Kết vinh dự được Tổng Quân ủy lựa chọn làm nơi "thử lửa” các khẩu sơn pháo từ 75 - 105mm thông qua cuộc tập trận của các đơn vị bộ đội Quân khu 3 phối thuộc với Sư đoàn 320 để chuẩn bị cho cuộc quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ. Cuộc tập trận này diễn ra liên tục trong 7 ngày tại Đồng Tưa - Cửa Lũy. Đây là lần đầu tiên bộ đội ta sử dụng trọng pháo và bắn đạn thật.

Với vị trí là địa bàn an toàn, nhân dân tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng cũng như tích cực tham gia kháng chiến. Từ những năm 1965, các xã trong toàn huyện đã tiếp nhận các đơn vị quân đội về đóng quân và tổ chức huấn luyện. Theo cụ Bùi Văn Phát (88 tuổi) ở xóm Cửa Lũy, nguyên là Xã đội trưởng xã Đoàn Kết thời kỳ những năm 1965 - 1975 nhớ lại: Từ đầu năm 1970, nhiều địa phương trong toàn huyện đã tổ chức tiếp đón, bố trí các đơn vị quân đội về đóng quân và tổ chức huấn luyện tân binh. Trong đó, xã Đoàn Kết đã đón 1 tiểu đoàn bộ về đóng quân và tổ chức huấn luyện tân binh. Thời kỳ này, do chưa xây dựng được lán trại nên bộ đội về ở cùng với dân. Như gia đình tôi có nhà sàn 4 gian đã giành hẳn 3 gian để đón bộ đội về ở cùng. Các anh ấy tổ chức huấn luyện 3 tháng, 6 tháng rồi lại lên đường vào Nam chiến đấu. Thời kỳ cao điểm nhất là vào những năm 1970 - 1972, khi đó xã đã tổ chức tiếp đón 8 đợt bộ đội về huấn luyện. Mỗi đợt về hàng nghìn người, khi đó mỗi nhà cũng có đến cả tiểu đội ở cùng. Bộ đội về đây đều được các gia đình coi như con cháu. Những lúc rảnh rỗi sau ngày huấn luyện, các anh đã tham gia giúp gia đình nhiều việc. Gia đình tôi là địa điểm đặt bếp của Đại đội nên lúc nào cũng đông người. Thời kỳ đó, ai cũng muốn nhanh chóng lên đường ra mặt trận. ở đây, các anh được huấn luyện về chiến thuật chiến đấu bộ binh từ bắn súng B40 tiêu diệt xe tăng, bắn súng, sử dụng bộc phá...

Cũng theo cụ Phát, sau mỗi đợt kết thúc huấn luyện, dù cuộc sống còn rất nhiều khó khăn nhưng lần nào cũng vậy, trước khi lên đường vào Nam chiến đấu, gia đình cũng tổ chức làm bữa cơm chia tay. Chẳng có gì nhiều, chỉ là cải thiện hơn so với bình thường, ấy thế mà cũng bịn rịn, lưu luyến lắm. Chẳng vậy mà cho đến nay, thỉnh thoảng vẫn có người trở về tìm đến những gia đình đã từng nuôi dưỡng, đùm bọc trong thời kỳ đầu huấn luyện tân binh.

Cho đến bây giờ cũng chưa có số liệu thống kê chính thức đã từng có bao nhiêu tân binh được huấn luyện ở Yên Thủy trước khi vào Nam chiến đấu. Nhưng nói như đồng chí Bùi Văn Hòa, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Yên Thủy thì trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, từ Yên Thủy đã có lớp lớp cán bộ, chiến sỹ sau khi kết thúc thời gian huấn luyện đã lên đường vào Nam chiến đấu. Và trong thời kỳ đó, nhân dân các dân tộc huyện Yên Thủy ra sức sản xuất, xây dựng hậu phương vững mạnh, chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam. Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, huyện Yên Thủy đã đóng góp, cung cấp 3.793 tấn lượng thực, 1.149 tấn thực phẩm, 672 tấn đậu tương, 379 tấn lạc và 575 tấn thuốc lá; đào đắp 18.812 hầm, hố cá nhân và 80.795 m giao thông hào phòng tránh máy bay; huy động 634.000 ngày công phục vụ quốc phòng. Hơn thế nữa, cho đến nay, Yên Thủy luôn tự hào là một trong những vùng đất "Km số 0” của những đoàn quân Nam tiến hướng về giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước cách đây hơn 40 năm.

Mạnh Hùng


Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục