Cùng chúng tôi sải bước trên những con đường bê tông khang trang, sạch sẽ mới được xây dựng, đồng chí Lê Hồng Tư, Trưởng thôn Tay Ngai cho biết: "Trước năm 2011, khi chưa thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, các mô hình chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Theo thống kê, thu nhập bình quân chỉ đạt khoảng 12 triệu đồng/người/ năm. Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt chỉ đạt trên 70%. Ngoài ra, các công trình hạ tầng thiết yếu chưa được quan tâm đầu tư xây dựng. Hệ thống giao thông, thủy lợi chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân.
Từ khi triển khai chương trình xây dựng NTM, cấp ủy, chính quyền xã Lạc Long tích cực tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân ý nghĩa, tầm quan trọng xây dựng NTM. Hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng như tổ chức lồng ghép vào các buổi họp thôn xóm, loa phát thanh… Ngoài ra, chính quyền xã tích cực kêu gọi nhân dân hiến đất, đóng góp ngày công xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu như mở rộng đường giao thông, xây dựng nhà văn hóa; năng động, sáng tạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả, nâng cao thu nhập.
Theo ông Nguyễn Hồng Sơn, một trong những hộ tiêu biểu trong phong trào hiến đất ở thôn Tay Ngai cho biết: "Phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm được bà con đồng tình ủng hộ. Qua đó, từ nguồn vốn hỗ trợ của các chương trình, dự án lồng ghép, người dân trong thôn đã hiến đất, đóng góp ngày công xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu như đường giao thông, thủy lợi... Bản thân tôi đã hiến hơn 1.000 m2 đất sản xuất để xây dựng điểm tập kết rác thải. Qua đó góp phần hoàn thành tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM.
Từ nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, cán bộ và nhân dân thôn Tay Ngai đã đóng góp hàng nghìn ngày công lao động và hiến trên 3.000 m2 đất các loại. Qua đó đã xây dựng được các công trình hạ tầng thiết yếu như nhà văn hóa, công trình nước sạch, bãi tập kết rác thải…Hiện nay, 100% trục đường giao thông nông thôn được cứng hóa đạt tiêu chuẩn theo quy định. Hệ thống thủy lợi được quan tâm đầu tư phục vụ nhu cầu sản xuất của nhân dân. Về phát triển kinh tế, bên cạnh việc duy trì và mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp lên trên 39 ha. Nhiều hộ đã chuyển đổi sang trồng cây ăn quả có múi với diện tích khoảng 10 ha, chủ yếu tập trung trồng cam, bưởi. Ngoài ra, trong những năm gần đây, giá thành chăn nuôi không ổn định, do đó, một số hộ đã chuyển đổi phát triển các ngành nghề về dịch vụ, thương mại để nâng cao thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng NTM, theo thống kê năm 2017, thu nhập bình quân đầu người thôn Tay Ngai đạt 32,5 triệu đồng, tỷ lệ hộ sử dụng điện, nước đạt 100%; không có nhà tạm, dột nát. Toàn thôn có trên 80% hộ đạt danh hiệu "Gia đình văn hóa”. Tình hình ANTT trên địa bàn được giữ vững.
(HBĐT) - Khoảng 16 giờ 30 phút ngày 15-5, tại khu vực gần chợ Quán Lau, TP Vinh (Nghệ An) đã xảy ra vụ hỏa hoạn làm cháy ba ki-ốt.