Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh phát biểu tại Lễ
phát động
|
|
Phát
biểu tại Lễ phát động, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Chủ tịch
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng bảo trợ Quỹ Bảo
trợ trẻ em Việt Nam nhấn mạnh: "Từ thông điệp "Lắng nghe trẻ em bằng trái
tim, bảo vệ trẻ em bằng hành động”, mỗi chúng ta đều có thể góp phần tạo lập
môi trường an toàn, lành mạnh cho trẻ em bằng chính tình yêu thương, trách
nhiệm của mình, tôi yêu cầu các bộ, ngành, đoàn thể, tổ chức, chính quyền địa
phương và mỗi cá nhân hãy cùng nhau hành động lan tỏa những việc làm tốt vì
trẻ em bằng chính trái tim yêu thương của mình".
Theo
bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, chúng ta không chỉ phát động, hành động trong Tháng
hành động vì trẻ em mà trở thành là những hành động thường xuyên mỗi ngày,
mọi lúc, mọi nơi với khẩu hiệu hãy dành những gì tốt nhất cho trẻ em. Bên
cạnh đó, bậc cha mẹ, thầy cô giáo cần tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm,
phối hợp chặt chẽ, đồng bộ hơn, chỉ đạo sát sao để Luật Trẻ em và các văn bản
pháp luật về trẻ em được thực thi hiệu quả; nỗ lực tổ chức các hoạt động
phòng, chống bạo lực xâm hại trẻ em; tổ chức diễn đàn trẻ em các cấp; các
hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em; cũng chăm sóc sức khỏe, thăm hỏi,
tặng quà, cấp học bổng, hỗ trợ phẫu thuật các dị tật, các bệnh hiểm nghèo ở
trẻ em, nhất là cho trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Chúng ta cần hành động thiết thực, mạnh mẽ, kiên quyết hơn nữa để mọi trẻ em
được bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng và được hưởng đầy đủ các quyền của mình.
Tháng
hành động vì trẻ em được tổ chức hằng năm trong suốt 25 năm qua đã tuyên
truyền, phổ biến, vận động cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá
nhân thực hiện chính sách, chương trình, kế hoạch, dự án, xây dựng các công
trình và vận động nguồn lực cho trẻ em.
Trong
xã hội hiện đại, môi trường sống mang lại cho trẻ em rất nhiều cơ hội cùng
nhiều thách thức, rủi ro. Trẻ em cần một môi trường sống an toàn, được bảo vệ
ở mọi lúc, mọi nơi nhằm giảm thiểu nguy cơ bị xâm hại, bị tai nạn thương
tích. Trẻ em cần một môi trường sống lành mạnh để được phát triển toàn diện.
Đặc biệt, trong bối cảnh của cách mạng công nghiệp 4.0 và trong thế giới số,
trẻ em có rất nhiều cơ hội được khai thác, tiếp nhận nguồn thông tin không an
toàn, lành mạnh và nhiều nguy cơ bị bóc lột, xâm hại, đặc biệt nguy cơ bị xâm
hại tình dục trên môi trường mạng.
Sau
Lễ phát động là các hoạt động trọng tâm hỗ trợ cho gần năm nghìn trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên toàn quốc với tổng kinh phí hơn 14 tỷ đồng;
tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại Làng trẻ em SOS Việt Trì (Phú
Thọ) và Thanh Hóa. Tổ chức hội thảo xây dựng mạng lưới quốc gia bảo vệ trẻ em
trên môi trường mạng; bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
Hoạt
động truyền thông về Luật Trẻ em và các văn bản luật pháp, chính sách liên
quan đến trẻ em, bảo đảm cuộc sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em trong thế
giới công nghệ số; quảng bá các sản phẩm truyền thông về bảo đảm an toàn,
lành mạnh cho trẻ em trong thế giới công nghệ số và bảo vệ trẻ em trên môi
trường mạng; hoạt động kỳ nghỉ hè an toàn, lành mạnh: Triển khai việc lập
danh sách bàn giao, tiếp nhận và quản lý trẻ em về sinh hoạt hè tại xã, phường,
thị trấn, cộng đồng dân cư; tổ chức các lớp dạy bơi, trang bị các kỹ năng an
toàn trong môi trường nước, an toàn khi tham gia giao thông, kỹ năng cứu hộ
và sơ cứu trẻ em bị tai nạn, thương tích...
|