(HBĐT) - Định Cư là xã được chọn làm điểm của huyện Lạc Sơn về thực hiện sáp nhập, kiện toàn xóm, tổ dân phố. Đến nay, xã đã sáp nhập 4 xóm thành 2 xóm, từ 15 xóm rút còn 13 xóm. Bước đầu 2 xóm mới thành lập đã kiện toàn các tổ chức đoàn thể và dần đi vào ổn định.


    Ảnh: Nhà văn hóa xóm Bai Với(xã Đinh Cư), điểm sinh hoạt chung của 119 hộ dân

Đồng chí Bùi Văn Quang, Phó Chủ tịch UBND xã Định Cư cho biết: Xã có diện tích tự nhiên 1.127,43 ha, dân số 4.909 người với 1.028 hộ, trước đây được bố trí thành 15 xóm, trong đó các xóm đều có từ 55 - 85 hộ. Tại 15 thôn có 67 người hoạt động không chuyên trách phụ trách các công việc. Trong những năm qua, việc triển khai nhiệm vụ chính trị tại cơ sở, các thôn, xóm trên địa bàn xã đã thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như nhiệm vụ của địa phương. Hoạt động phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới được tập trung triển khai, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, các xóm đều có quy mô nhỏ, số hộ ít và không tập trung, gây khó khăn cho công tác quy hoạch sử dụng đất và việc huy động nguồn lực đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, hạ tầng KT-XH, công trình phúc lợi công cộng… Đội ngũ cán bộ không chuyên trách ở các thôn hoạt động không đồng đều, nhiều đầu mối cũng ảnh hưởng nhất định đến chất lượng chỉ đạo, điều hành chung của thôn, xóm. Do đó, việc sáp nhập một số xóm có quy mô hộ gia đình thấp hơn so với quy định hiện hành để thành xóm mới có quy mô phù hợp với quy định và tình hình thực tiễn hiện tại của xã Định Cư là sự cần thiết.

Căn cứ thực tế địa phương, theo đề án, xã Định Cư thực hiện sáp nhập 4 xóm thành 2 xóm, giảm các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể và số lượng người hoạt động không chuyên trách tại địa phương. Trong đó, xã sáp nhập 2 xóm Bai Lòng và Bai Vớn thành xóm Bai Vớn có 119 hộ; sáp nhập 2 xóm Bai Ngoài và Bai Chim thành xóm Bai Chim có 112 hộ. Như vậy, sau khi sáp nhập, xã giảm từ 15 xóm xuống còn 13 xóm, cán bộ hoạt động không chuyên trách giảm từ 67 người xuống còn 59 người.

Đồng chí Bùi Văn Quang, Phó Chủ tịch UBND xã Định Cư cho biết: Mặc dù thực hiện sáp nhập còn gặp không ít khó khăn do tâm lý của một bộ phận cán bộ, nhân dân chưa thông suốt, ngại thay đổi và băn khoăn về các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính sau sáp nhập. Mặt khác, do yếu tố lịch sử, tên làng truyền thống, địa danh, danh hiệu văn hóa, sự khác biệt về phong tục, tập quán của các dân tộc, dòng họ cũng ảnh hưởng đến việc sáp nhập… Để giải quyết vấn đề trên, xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhân dân nắm bắt lộ trình và các bước triển khai thực hiện việc sáp nhập thôn trên địa bàn. Tuyên truyền nghị quyết của Tỉnh ủy, Huyện ủy, các Thông tư của Bộ Nội vụ, Kế hoạch Đề án của UBND tỉnh, Nghị quyết HĐND tỉnh về chính sách với những người thôi không công tác sau sáp nhập. Qua đó, người dân ở các xóm đã hiểu rõ chủ trương của tỉnh nên đã đồng thuận, ủng hộ và cho rằng đây là việc làm cần thiết, nhất là trong việc huy động các nguồn lực xây dựng NTM trên địa bàn xã.

Được sự đồng thuận, ủng hộ của bà con tại 4 xóm, xã đã tiến hành sáp nhập thành 2 xóm. Đối với xóm mới thành lập, Đảng ủy xã ban hành các quyết định giải thể chi bộ thôn diện sáp nhập, chỉ định ban chi ủy, các chức danh bí thư, phó bí thư chi bộ lâm thời xóm mới thành lập. Chỉ đạo các xóm thực hiện hợp nhất kiện toàn tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể, chức danh những người hoạt động không chuyên trách; bố trí sắp xếp, quản lý, sử dụng cơ sở vật chất các công trình công cộng; giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ dôi dư do sáp nhập. Tổ chức kiểm đếm tài sản, đất đai, trang thiết bị của các nhà văn hóa xóm cũ, lên kế hoạch bàn giao theo quy định. Bước đầu 2 xóm mới thành lập đã kiện toàn các tổ chức đoàn thể và dần đi vào ổn định

Theo đồng chí Bùi Văn Quang, với kết quả bước đầu đạt được trong việc triển khai thí điểm sáp nhập xóm, UBND xã Định Cư đã tiến hành rà soát và đăng ký sáp nhập xóm năm 2018. Theo đó, sáp nhập 3 xóm: Đôm Thượng Trong, Đôm Thượng Ngoài, Đôm Hạ thành 2 xóm; sáp nhập 3 xóm: Bán Ngoài, Bán Trên, Bán Dưới thành 2 xóm; sáp nhập xóm Mương Thượng và xóm Chóng thành 1 xóm; sáp nhập xóm Mương Hạ Trong và Mương Hạ Ngoài thành 1 xóm; xóm Bai Khưa giữ nguyên không sáp nhập. Như vậy, theo lộ trình đề ra, đến cuối năm 2018, xã Định Cư sẽ hoàn thành việc sáp nhập xóm. Xã chỉ còn 9 xóm, mỗi xóm có từ 112 - 135 hộ. Đây là điều kiện thuận lợi để xã Định Cư nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền cấp xã, tinh gọn bộ máy, đồng thời củng cố sức mạnh, tăng cường đầu tư xây dựng công trình phúc lợi xã hội từ cộng đồng dân cư, phát triển KT-XH của địa phương.

Hồng Ngọc


Các tin khác


Hiệu quả từ các hoạt động Dự án VIE071

Sau 3 năm triển khai (2021 - 2024), dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của người cao tuổi (NCT) tại Việt Nam” (VIE071) đã hoàn thành mục tiêu thành lập 30 câu lạc bộ (CLB) Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) trên địa bàn tỉnh. Mô hình sau khi đưa vào hoạt động đã, đang tăng cường sự tham gia của NCT trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe, tăng nhu nhập… trong cộng đồng xã hội. Từ đó nhanh chóng thích ứng với xu hướng già hóa dân số, đồng thời giúp NCT sống vui - khỏe - hạnh phúc.

Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục