Hộ dân ở khu 1, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) hưởng ứng trồng cam theo tiêu chuẩn VietGap.
Nổi bật là phong trào thi đua trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đầu tư phát triển. Sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản của huyện đạt khá, các chỉ tiêu về diện tích, năng suất, sản lượng đều vượt so với kế hoạch. Diện tích trồng cây có múi phát triển mạnh, hình thành những vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Cam Cao Phong đã trở thành thương hiệu nổi tiếng, được Bộ KH &CN cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý. Huyện đã có nhiều giải pháp để giữ vững thương hiệu và được nhân dân hưởng ứng. Cụ thể như mở rộng vùng sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGap; thực hiện mô hình "Liên kếõt, hợp tác đầu tư sản xuất”. Tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại. Riêng Lễ hội cam Cao Phong lần thứ ba và Hội chợ thương mại huyện cuối năm 2017 có trên 200 đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trong, ngoài tỉnh tham gia, thu hút trên 70.000 lượt người, tiêu thụ trên 500 tấn cam, quýt. Qua đó, tạo bước đột phá mang tính chiến lược trong định hướng phát triển nông nghiệp, góp phần trực tiếp nâng cao giá trị quả cam một cách bền vững; tạo thuận lợi để cam Cao Phong phát triển ổn định và tiếp cận các thị trường trong, ngoài nước. Hiện nay, diện tích cây có múi toàn huyện đạt 2.835,6 ha, trong đó, 2.467,7 ha cam, quýt, 409 ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap. Cam Cao Phong vươn xa, có mặt ở các siêu thị, chuỗi cửa hàng thực phẩm an toàn ở khắp các miền Bắc, Trung, Nam. HTX Hà Phong, thị trấn Cao Phong đã mạnh dạn đăng ký đề tài khoa học cấp tỉnh sản xuất cam theo tiêu chuẩn GlobalGap, hướng tới cam quả được "xuất ngoại”. Cuối năm 2017, trên địa bàn huyện xuất hiện mô hình Liên hiệp HTX cam Cao Phong - mô hình liên kết trong sản xuất, tiêu thụ, quảng bá sản phẩm đầu tiên ở vùng Tây Bắc. Mô hình trồng cam, mía tại thị trấn Cao Phong và các xã: Dũng Phong, Nam Phong, Tây Phong... ngày càng phát triển. Nhiều hộ trở thành triệu phú, tỉ phú. Tiêu biểu như các hộ sản xuất kinh doanh giỏi Bùi Văn Hải ở xã Nam Phong; Nguyễn Thế Bình, Đặng Thị Thu ở thị trấn Cao Phong...Phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới tiếp tục được đẩy mạnh. Điển hình là phong trào hiến đất làm đường giao thông nông thôn, góp công, góp vật liệu xây dựng công trình hạ tầng... Đến nay, toàn huyện có 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Các phong trào thi đua trong lĩnh vực phát triển kinh tế; sản xuất CN -TTCN, dịch vụ; văn hóa - xã hội; cải cách hành chính; QP-AN; xây dựng hệ thống chính trị và thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước... cũng được cán bộ, nhân dân nhiệt tình hưởng ứng.
Phong trào thi đua yêu nước của huyện có bước phát triển sâu rộng, toàn diện, mang tính xã hội, có sức lan tỏa rộng lớn, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, phát triển KT -XH. Năm 2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 11,4%; thu nhập bình quân đạt 40, 5 triệu đồng/người. Văn hoá - xã hội có bước phát triển; an ninh chính trị, TTATXH được giữ vững; quốc phòng được đảm bảo; các nhiệm vụ chính trị đạt thắng lợi lớn. Huyện duy trì kết quả phổ cập giáo dục; 19/37 trường đạt chuẩn quốc gia; 8/13 xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế, có 5, 5 bác sừ/1 vạn dân... Với những kết quả đạt được, năm 2017, nhân dân và cán bộ huyện Cao Phong được UBND tỉnh tặng Cờ đơn vị xếp thứ nhất khối thi đua của tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 5/6, tại KDC số 12, phường Thịnh Lang, UBMTTQ tỉnh đã phối hợp với Sở TN&MT, Giáo hội phật giáo tỉnh tổ chức lễ phát động hưởng ứng ngày Môi trường thế giới 5/6. Tham dự lễ phát động có lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Sở TN&MT, Ban trị sự Giáo hội phật giáo tỉnh, UBND thành phố Hòa Bình