Từ cải cách hành chính, BHXH huyện Lương Sơn đã giải quyết hồ sơ khách hàng nhanh chóng, chính xác, giao trả đúng hẹn.
Với hình thức phong phú, các ngành, các cấp trong huyện đã đổi mới công tác tuyên truyền như: Tuyên truyền thông qua hệ thống báo cáo viên, trực tiếp tại các hội nghị của Huyện ủy, mở chuyên mục "Bảo hiểm xã hội - chính sách an sinh xã hội”, giải đáp thắc mắc của người dân về mức đóng và phạm vi quyền lợi khi tham gia BHYT... Triển khai mô hình "Tiết kiệm mua BHYT - vì sức khỏe gia đình” được nhân rộng lên 39 tổ nhóm trong toàn huyện với 653 thành viên tham gia, mỗi thành viên tiết kiệm từ 200.000 - 300.000 đồng người/tháng để hỗ trợ các thành viên mua BHYT hộ gia đình; tổ chức đêm giao lưu văn nghệ truyền thông chính sách pháp luật về BHYT… Lắp đặt 35 panô, 200 băng rôn, 250 cờ dọc tuyên truyền về BHYT tại trung tâm huyện và các xã, thị trấn.
Công tác quản lý Nhà nước về BHXH, BHYT được tăng cường, thông qua hoạt động kiểm tra về việc đăng ký trích, thu nộp BHXH, BHYT của các đơn vị tham gia, quản lý và ghi chép sổ BHXH; quản lý đối tượng hưởng BHXH; ký hợp đồng, sử dụng và thanh, quyết toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT... Qua đó phát hiện các thiếu sót, vướng mắc, kịp thời hướng dẫn các đơn vị tháo gỡ đúng quy định của Nhà nước. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát việc triển khai Luật BHYT tại các cơ sở khám - chữa bệnh bằng BHYT, chấn chỉnh sai sót trong quá trình triển khai Luật BHYT, giải quyết tốt những tồn tại, vướng mắc tại các cơ sở khám - chữa bệnh, cải cách thủ tục hành chính... đảm bảo quyền lợi cho người có thẻ BHYT theo quy định hiện hành. Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về BHXH, BHYT tại các đơn vị sử dụng lao động, xử lý và đề xuất xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT.
Đồng chí Lê Trọng Tình, Phó Giám đốc BHXH huyện Lương Sơn cho biết: Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 21 của Bộ Chính trị, ngành đã tập trung cải cách thủ tục hành chính, cải cách tổ chức bộ máy, tài chính công. Duy trì thực hiện cơ chế một cửa để giao dịch trực tiếp với đơn vị, doanh nghiệp và người lao động, các thủ tục hành chính được niêm yết công khai, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân nắm bắt thông tin, giám sát trực tiếp các hoạt động giao dịch. Hầu hết các hồ sơ đều được xử lý, giải quyết nhanh chóng, chính xác, giao trả đúng hẹn. Ngành BHXH của huyện đã triển khai phòng một cửa, thực hiện cải cách hành chính theo hướng phân cấp, phân quyền; thông qua dịch vụ bưu chính với tỷ lệ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính đạt hơn 90%; thông qua giao dịch hồ sơ điện tử với 91,5% đơn vị sử dụng lao động đăng ký thực hiện... đã giảm bớt thời gian, công sức đi lại của các đơn vị doanh nghiệp, người lao động và nhân dân, đồng thời tạo sự chủ động trong hoạt động của các đơn vị. Mở rộng mạng lưới phục vụ hình thành trên 70 điểm thu BHXH, BHYT trên địa bàn huyện nhằm kịp thời tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT đến với người dân, tạo điều kiện để người dân tham gia BHXH, BHYT được thuận lợi nhất, ngay ở thôn, xóm, xã, thị trấn. Do vậy, đối tượng tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp đã tăng từ 72.366 người, đạt 77,4% (năm 2012) lên 85.215 người, đạt 89,16% (năm 2017).
Ngành BHXH phối hợp với các đơn vị sử dụng dịch vụ công, chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hàng năm cho trên 50 nghìn lượt đối tượng nhanh chóng, kịp thời. Tổng kinh phí chi trả bình quân 5 năm là 152 tỷ đồng, tăng 22%. Trong đó, hàng năm chi trả cho gần 4.000 lượt cán bộ hưu trí, trên 3.000 lượt người ốm đau, thai sản; chi phí khám, chữa bệnh BHYT cho trên 70.000 lượt người khám, chữa bệnh nội, ngoại trú, đảm bảo được quyền lợi cho người có thẻ BHYT khi đi khám, chữa bệnh.
Việt Lâm
Dự án Khu dân cư thương mại 586 Hậu Giang nằm khu vực trung tâm của thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, nhưng sau 14 năm triển khai thực hiện, tiến độ mới đạt khoảng 50%. Sự chậm trễ này không những gây lãng phí mà còn phát sinh nhiều vấn đề bất cập cần sớm giải quyết…