Hai đứa bé được trao nhầm ngay sau khi lọt lòng đã dẫn đến sự nghi kỵ trong cả hai gia đình. Nếu như gia đình anh Phùng Thanh Sơn đủ bình tĩnh đi tìm sự thật thì gia đình chị Vũ Thị Hương đã tan vỡ hạnh phúc vì những nghi ngờ của người bố về cậu con trai không giống mình


Anh Phùng Thanh Sơn mong mỏi được đoàn tụ với con trai mình.

 

Sáu năm dày vò vì con trai không giống bố

Mùa đông năm 2011, hai bé H và M đã vô tình bị trao nhầm cho bố mẹ. Và từ đây, cuộc đời của hai bé rẽ sang hai hướng khác nhau và gia đình của cả hai bé, đã rơi vào cảnh lục đục, nghi kỵ nhau không ít.

Kể lại câu chuyện sáu năm qua, anh Phùng Thanh Sơn cho biết, gia đình đã nghi ngờ ngay từ khi bé được trao về gia đình vì khác tã lót. Nhưng vì tin tưởng bác sĩ chỉ nhầm tã lót chứ không nhầm con, gia đình anh Sơn hân hoan nuôi dưỡng cậu con trai đầu lòng Phùng Thanh H.

Tuy nhiên, bé H càng lớn thì càng không có nét giống bố, cũng không giống mẹ. Bố đẻ của anh Phùng Thanh Sơn cũng mang trong mình sự nghi ngờ này: "Vô tình tôi xem điện thoại ở trên mạng, thấy cái ảnh cháu M quá giống tôi. Tôi bảo con trai tôi đi xét nghiệm ADN của con tôi với cháu H xem có phải cùng huyết thống không thì thấy kết quả đúng cháu H không phải là con cháu ruột của chúng tôi”.

Cậu bé mà gia đình nghi ngờ là con ruột sống cách không xa gia đình anh Sơn. Và sau khi được Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì làm xét nghiệm ADN của cả hai cháu, sự thật khiến hai gia đình không khỏi bất ngờ.

Phía gia đình của cháu M, chị Vũ Thị Hương cho biết, sau khi sinh ra được sáu tháng, chị đã thấy bé M không giống bố mẹ. Anh Vũ Văn Phương (sinh năm 1980, anh trai chị) cũng cho biết bé Đoàn Nhật M là con đầu lòng của chị Hương. Khi đứa con thứ hai của Hương chào đời, càng lớn càng có những nét giống bố và mẹ trong khi bé M không hề giống, khiến người chồng nảy sinh nghi ngờ về sự đoan chính của vợ.

 

Gia đình chị Hương ly tán vì bị chồng nghi kỵ cậu con trai không phải là máu mủ của mình.

Chồng chị Hương ngày càng nghi ngờ bé M không phải con mình, cho là vợ có quan hệ bất chính, anh đã đập hết trường mầm non mà chị Hương mở. Năm 2015, không chịu nổi được sự sỉ nhục và những trận đòn từ chồng, chị Hương đã đưa đơn ra tòa ly hôn và chị nhận nuôi cả hai con. Do kinh tế khó khăn, chị Hương gửi lại đứa con thứ hai cho anh trai chăm sóc, mang theo cháu M xuống Hà Nội và đi dạy học tại một cơ sở mầm non ở Hà Nội.

Thương con thiếu sự quan tâm chăm sóc của bố, bao nhiêu tình cảm yêu thương chị Hương đều dành cho cháu M. Do đó, thời điểm tháng 3-2018, khi nhận được thông tin bị bệnh viện trao nhầm con cách đây sáu năm về trước, chị Hương vô cùng sốc.

Mòn mỏi chờ đoàn tụ

Đã gần bốn tháng qua, chị Hương vẫn chưa tin đó là sự thật vì bé M rất quấn chị và chị cũng dành rất nhiều tình cảm chăm sóc cho bé. Mệt mỏi, sút cân vì những tổn thất quá lớn mà chị phải chịu đựng trong suốt sáu năm qua khi gia đình tan vỡ, chị Hương bảo "Tôi không chỉ bị tổn thất về kinh tế mà còn tổn thất cả tinh thần, gia đình thì lộn xộn và bản thân bị hạ phẩm chất của một người phụ nữ”.

Phía gia đình anh Sơn cũng rất mong muốn sớm đoàn tụ với con cháu để chăm chút, bồi đắp tình cảm, thiệt thòi từ trước đến nay. Nhưng để tìm được tiếng nói chung, âu cũng vẫn là câu chuyện cần có thời gian.

Bức xúc từ phía chậm trễ giải quyết của Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì, lại vướng khi gia đình chị Hương không hợp tác trong việc trao con dẫn tới phải nhờ tòa án xử lý là chuyện bất đắc dĩ mà anh Sơn phải làm ở thời điểm này để sớm đoàn tụ với con. Các bé sắp bước vào lớp 1, cần sớm hoàn thiện lại giấy khai sinh để không ảnh hưởng đến các con trong quá trình học tập.

Trao đổi với phóng viên Nhân Dân điện tử, anh Phùng Thanh Sơn cho biết, hai hôm nay anh tiếp đón rất nhiều báo chí và cũng đọc được nhiều thông tin trên báo chí viết về vụ việc hy hữu xảy ra với gia đình anh. Tuy nhiên, đến nay, gia đình anh chưa nhận được bất kỳ cuộc gọi nào từ phía Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì để hỏi han hay thông tin tiếp về việc xử lý. Thời gian qua, cả nhà anh Sơn không ai làm ăn được gì vì chỉ tập trung vào việc giải quyết để sớm đón được con ruột của mình về chăm sóc và bù đắp.

Anh Sơn cho biết hiện cả hai bé M và H đều đã biết sự thật. Và dù có đón con ruột của mình là bé M về nuôi thì anh cũng vẫn luôn coi bé H mà anh nuôi nấng, chăm bẵm sáu năm qua là con của mình. "Bây giờ tôi chỉ mong cơ quan chức năng vào cuộc sớm để gia đình tôi được đoàn tụ”, anh Sơn nói.

Chuyên gia tâm lý, PGS, TS Trần Thành Nam – Chủ nhiệm Khoa Các Khoa học Giáo dục, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho hay, trong câu chuyện trao trả hai đứa trẻ về đúng gia đình của mình có thể sẽ gặp nhiều vấn đề về tâm lý. Việc có sang chấn tâm lý hay không phụ thuộc vào tính cách của từng trẻ, tình cảm gắn bó với gia đình đã nuôi dưỡng trẻ lâu nay, khả năng hòa nhập với môi trường mới, thái độ ứng xử của người lớn khi giải quyết sự kiện này… Tất cả những tác động này sẽ dẫn đến việc trẻ thích ứng tốt hoặc có hành vi chống đối.

Cần có một quá trình tư vấn tâm lý cho hai bé trai trong câu chuyện này trước khi việc trao đổi được diễn ra. Những nhà tâm lý sẽ cần tiếp cận với các bên để hiểu quan điểm và lường được những nguy cơ có thể gây tổn thương cho trẻ và các anh chị em. Từ đó tìm ra các giải pháp tối ưu được thống nhất và đồng thuận của các bên trước khi tiến hành.

Trong câu chuyện nhầm con, không chỉ hai đứa trẻ, mà tất cả người lớn đều bị tổn thương. Tuy nhiên, đối với hai người con, sự quan tâm cần đặc biệt hơn. Để làm được điều này, cách cư xử của người lớn mang tính quyết định thái độ của con khi đối mặt với môi trường mới. Theo đó, hai bên gia đình, đặc biệt bố mẹ trực tiếp nuôi con cần thay đổi góc nhìn về sự việc. Có thể có những sự việc không may đã xảy ra, nhưng đó là việc của người lớn cần giải quyết. Đứa trẻ không có lỗi và không nên bị đổ lỗi hay kéo vào sự việc này. Thậm chí, khi người lớn đang phải đối mặt với sự đau khổ, lo lắng, xáo trộn, thù địch… thì họ cũng nên tỉnh táo bởi điều đó sẽ được hai đứa trẻ nhận ra, sẽ bị ảnh hưởng. Sau cùng, người tổn thương nhất vẫn là đứa trẻ.

 

 

                         TheoNhandan

 

 


Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục