(HBĐT) - Giai đoạn 2016 - 2017, trên địa bàn tỉnh thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) 166 dự án với tổng diện tích 343,5 ha, có 8.722 hộ bị thu hồi đất. Kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã chi trả 631, 8 tỉ đồng, tập trung chủ yếu tại các huyện: Lương Sơn, Lạc Thủy và thành phố Hòa Bình.


Nhà đầu tư thi công giải phóng mặt bằng khu tái định cư xã Hòa Bình (thành phố Hòa Bình).

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác bồi thường, GPMB chưa đảm bảo yêu cầu, còn những dự án chậm tiến độ GPMB chưa được giải quyết dứt điểm. Tình trạng đơn, thư khiếu nại của người dân yêu cầu giải quyết các vấn đề liên quan đến bồi thường GPMB còn xảy ra tại các dự án. Trong giai đoạn, toàn tỉnh nhận được 349 đơn KN -TC liên quan đến công tác GPMB, trong đó có 118 đơn khiếu nại, 11 đơn tố cáo, 1 đơn tranh chấp, 219 đơn kiến nghị, phản ánh. Có 271 đơn thuộc thẩm quyền, 78 đơn không thuộc thẩm quyền. Kết quả giải quyết, 219 đơn đã có kết luận, quyết định giải quyết xong; 52 đơn đã có kết luận, quyết định giải quyết nhưng còn khiếu nại lên cấp trên; 78 đơn không thuộc thẩm quyền được chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Đồng chí Lê Trọng Long, Phó Chánh Thanh tra tỉnh cho biết: Nguyên nhân của tình trạng KN -TC về đất đai nói chung, liên quan đến công tác GPMB nói riêng có thể nói đến những nguyên nhân khách quan như cơ chế, chính sách, pháp luật còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ; quy định pháp luật về xây dựng bảng giá đất và giá đất cụ thể còn bất cập, như việc trong cùng một thửa đất lại có nhiều mức giá chênh lệch nhau dẫn đến so sánh, không đồng tình của một số người dân có đất bị thu hồi... Ngoài ra là do một số chương trình, dự án năng lực chủ đầu tư hạn chế, một số công trình ngân sách Nhà nước không đáp ứng yêu cầu chi trả GPMB... Thực tế trong quá trình GPMB dẫn đến phát sinh KN -TC còn do thực hiện chưa tốt việc công khai, dân chủ, minh bạch về chủ trương thực hiện dự án, một số dự án kéo dài không được giải quyết dứt điểm, công tác phối hợp giữa các ngành, cơ quan hữu quan tổ chức thực hiện các quyết định đã có hiệu lực chưa triệt để.

Trong những năm qua, công tác tiếp công dân, giải quyết đơn, thư KN -TC liên quan đến GPMB được UBND huyện Lương Sơn quan tâm, thực hiện theo đúng quy định pháp luật với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, từ cấp ủy, chính quyền đến các ban, ngành, đoàn thể. Đồng chí Nguyễn Vũ Chi, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Trong giai đoạn 2016 - 2017, huyện đã tiếp 187 lượt người khiếu nại, kiến nghị, đề nghị, liên quan đến công tác GPMB có 97 đơn, trong đó có 17 đơn khiếu nại, 1 đơn tố cáo, 79 đơn kiến nghị. Nguyên nhân phát sinh của KN -TC trước hết do sự thiếu hiểu biết pháp luật nên có nhiều trường hợp mặc dù khiếu kiện thiếu cơ sở pháp lý, đã được các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo đúng quy định pháp luật nhưng vẫn tiếp tục khiếu nại kéo dài. Như vụ việc một số hộ dân ở thôn Quèn Thị - xã Cao Dương liên quan đến thu hồi GPMB khu mỏ đá Công ty Ngọc Thảo đã được giải quyết, trả lời nhiều lần nhưng vẫn tiếp tục khiếu nại. Vụ việc dự án khu nhà ở cao cấp dầu khí Hòa Bình tại xã Nhuận Trạch do chủ đầu tư chưa có tiền để trả, người bị thu hồi đất đã gửi đơn lần thứ 11, 12, nội dung đơn không có gì mới, chỉ có việc giữa hai bên có biên bản cam kết thời gian trả tiền nhưng chủ đầu tư chưa có tiền trả...

Đối với những vụ việc đã trả lời nhiều lần, đề nghị các cấp, ngành của tỉnh quan tâm, khi người bị thu hồi đất có đơn, thư, kiến nghị cần hướng dẫn thực hiện theo những văn bản trả lời trước, không giao về huyện, các cơ quan liên quan trả lời, như vậy, việc trả lời sẽ lặp lại nhiều lần. Đề nghị MTTQ, các cơ quan, đoàn thể khi nhận được đơn của công dân nghiên cứu nội dung có phù hợp với các quy định pháp luật bồi thường GPMB, tránh trường hợp dự án chưa triển khai, huyện chưa thực hiện công tác bồi thường GPMB nhưng vẫn yêu cầu trả lời. Trong thời gian tới, huyện tập trung yêu cầu UBND các xã, thị trấn quan tâm giải quyết KN -TC ngay từ đầu, thực hiện tốt công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn để khi triển khai GPMB các dự án không có KN -TC kéo dài, vượt cấp.

Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hạn chế khiếu kiện về đất đai, GPMB, đẩy nhanh tiến độ GPMB, UBND tỉnh đã đề ra những giải pháp. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Việc áp dụng đúng quy định pháp luật, thực hiện đúng trình tự, công khai, minh bạch trong công tác GPMB là hết sức quan trọng. Nếu không làm được như vậy khi có vấn đề xảy ra rất khó xử lý, thậm chí không xử lý được. Khi có đơn, thư KN -TC cần giải quyết ngay từ cơ sở, các cơ quan chuyên môn của huyện cần vào cuộc, phát huy trách nhiệm hạn chế đơn, thư lên tỉnh, đến các cơ quan tố tụng. Đối với những dự án lớn cần chủ động hơn trong việc tiến hành công tác bồi thường và phải làm đúng theo quy định. Các cơ quan hữu quan cần có sự phối hợp trong thực hiện dự án, áp dụng quy định pháp luật, thực hiện tốt công tác GPMB để ngăn ngừa, giảm thiểu KN -TC phát sinh.

                                                                                             Hà Thu


Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục