(HBĐT) - Kể từ năm 2011 đến nay, từ nguồn quỹ hỗ trợ nông dân của T.ư, của tỉnh và huyện, hàng nghìn hộ hội viên nông dân trong tỉnh đã có điều kiện mở rộng sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, làm giàu và giảm nghèo bền vững.


Lãnh đạo Trung ương Hội, tỉnh Hội kiểm tra mô hình Quỹ hỗ trợ nông dân tại xã Tây Phong (Cao Phong)

Theo đồng chí Nguyễn Thị Hương Hải, Phó Chủ tịch Hội Nông dân (HND) tỉnh, thực hiện đề án Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của quỹ hỗ trợ nông dân, HND tỉnh đã chỉ đạo HND các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và hoạt động của quỹ. Hàng năm, phát động phong trào thi đua vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ quỹ, vận động hội viên xây dựng, phát triển quỹ, đồng thời đề nghị nguồn ngân sách của tỉnh, huyện cấp bổ sung nguồn vốn.

Tính đến nay, tổng nguồn vốn quỹ hỗ trợ nông dân toàn tỉnh đạt trên 28 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn T.ư ủy thác trên 12,5 tỷ đồng, vốn của tỉnh gần 7,3 tỷ đồng, nguồn ngân sách huyện cấp trên 3,7 tỷ đồng, nguồn vốn vận động cán bộ, hội viên trên 4,4 tỷ đồng. Việc quản lý, sử dụng vốn đúng mục đích, mang lại hiệu quả cao. 6 tháng đầu năm 2018, quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh đã đôn đốc thu hồi gốc 5 dự án với tổng số tiền 1,9 tỷ đồng từ nguồn vốn T.ư ủy thác đầy đủ, đúng thời hạn và tiến hành lập hồ sơ đề nghị vốn quay vòng. Giải ngân 4 dự án gồm: Dự án chăm sóc cam xã Bắc Phong (Cao Phong) 400 triệu đồng, cho 10 hộ vay. Dự án chăn nuôi trâu vỗ béo xã Phú Lai (Yên Thủy) 400 triệu đồng, cho 17 hộ vay; Dự án chăm sóc cam, bưởi xã An Bình (Lạc Thủy) 500 triệu đồng, cho 12 hộ vay; Dự án trồng và chăm sóc cây sachi xã Hòa Bình (TP Hòa Bình) 300 triệu đồng, cho 10 hộ vay. Hiện, Hội quản lý nguồn vốn ủy thác cho vay 372 hộ với số tiền 12,5 tỷ đồng.

Đối với nguồn vốn của tỉnh, Hội quản lý cho vay 21 dự án với 227 hộ được vay, tổng số tiền trên 5,2 tỷ đồng, trong đó có 8 dự án trồng trọt, 17 dự án chăn nuôi. Các dự án vay vốn quỹ hỗ trợ nông dân thực hiện đúng kế hoạch đề ra. Các hộ sử dụng đúng mục đích vốn vay, nộp phí đúng hạn. Nhờ đó giúp nông dân, nhất là nông dân nghèo có vốn phát triển sản xuất, tạo việc làm ổn định. Xuất hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả được các cấp, các ngành đánh giá cao, điển hình là dự án trồng và chăm sóc cam xã Nam Phong, Tây Phong (Cao Phong), dự án trồng bưởi Diễn thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy), dự án trồng và chăm sóc cam, bưởi thị trấn Thanh Hà, xã Phú Thành, dự án chăn nuôi bò sinh sản xã Liên Hòa (Lạc Thủy), dự án chăn nuôi bò sữa xã Liên Sơn (Lương Sơn), trồng và chăm sóc bưởi đỏ xã Mãn Đức, chăn nuôi bò sinh sản xã Ngọc Mỹ (Tân Lạc)… Với quỹ hỗ trợ nông dân, các huyện, thành phố và cơ sở đang quản lý cho vay 207 dự án với tổng số tiền trên 7,9 tỷ đồng, 767 hộ được vay vốn trồng trọt và chăn nuôi.

Từ đây, nông dân có vốn kịp thời, giải quyết việc làm thường xuyên và tạo việc làm thời vụ. Nhiều hộ khó khăn không có thế chấp được tín chấp để vay vốn, giảm tình trạng vay nặng lãi, tạo điều kiện phát triển sản xuất. Đi đôi với cho vay vốn lãi suất thấp, các dự án, mô hình hưởng lợi đã hình thành tổ vay vốn thu hút nhiều hội viên tham gia, đầu tư mở rộng sản xuất. Việc thành lập các tổ vay vốn cũng giúp hội viên trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ nhau về cây, con giống, KH-KT, cung cấp thông tin tiêu thụ sản phẩm, phát huy nội lực của các thành viên trong huy động vốn, đất đai, lao động phục vụ sản xuất. Hiệu quả các mô hình được nâng lên, thu nhập bình quân các hộ vay vốn tăng từ 15 - 20 triệu đồng/năm. Qua hoạt động quỹ, phong trào thi đua ở các cấp Hội có nhiều đổi mới, góp phần củng cố chất lượng hoạt động tổ chức Hội, từ đó có điều kiện chăm lo lợi ích thiết thực của hội viên nhiều hơn.

 

P.V

Các tin khác


Niềm vui ở xã nông thôn mới Đông Phong

(HBĐT) - Về Đông Phong (Cao Phong) những ngày này, chúng tôi dễ dàng nhận thấy những đổi thay của một xã NTM. Gương mặt người dân rạng ngời, niềm vui lan tỏa từ đầu làng đến ngõ xóm khi hệ thống điện, đường, trường, trạm…được xây dựng khang trang, sạch đẹp.

Ấm tình Tân Lập

(HBĐT) - Chiến tranh đã lùi xa, nhưng nỗi đau của các gia đình liệt sỹ còn đó. Bù lại, họ được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các địa phương chăm lo với đạo lý "uống nước nhớ nguồn”. Đó là ghi nhận từ một xã có 82 liệt sỹ và 7 Bà mẹ Việt Nam anh hùng - xã Tân Lập, huyện Lạc Sơn.

Bé 5 tuổi nghi bị bảo mẫu đánh phải nhập viện

Ngày 26-7, Công an huyện Bình Chánh, TPHCM vào cuộc tiến hành điều tra xác minh vụ việc một bé 5 tuổi nghi bị bảo mẫu đánh đập phải nhập viện điều trị.

Tạo chuyển biến căn bản hơn nữa về công tác phòng chống tội phạm, hàng lậu, gian lận thương mại và hàng giả

(HBĐT) - Chiều ngày 26/7, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, đã diễn ra Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2018 và triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm của BCĐ 138/CP và BCĐ 389 Quốc gia. Phía điểm cầu trực tuyến tỉnh ta có đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Chương, các thành viên BCĐ 389 địa phương và BCĐ 09 tỉnh.

Máy bay quân sự Su-22 rơi ở Nghệ An, 2 phi công hy sinh

Một máy bay quân sự được xác định rơi ở quả đồi sát khu vực dân cư huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) vào trưa nay 26/7, 2 phi công trên máy bay đã hy sinh.

Khối thi đua các doanh nghiệp Trung ương bàn giao nhà tình nghĩa tại xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy

(HBĐT) - Sáng 26/7, Khối thi đua các Doanh nghiệp Trung ương trên địa bàn tỉnh tổ chức bàn giao nhà tình nghĩa cho gia đình bà Ninh Thị Liên, Phố Sấu, xã Lạc Thịnh (Yên Thủy).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục