(HBĐT) - Phố "Lốp" – địa danh thường gọi của người dân cả khu vực tổ 25 – 26 đường Cù Chính Lan, phường Đồng Tiến (TP Hoà Bình). Nơi đây, hầu hết các hộ gia đình đều làm nhà ven bờ sông Đà, kinh doanh buôn bán. Ngành nghề kinh doanh thì nhiều nhưng chủ yếu sửa chữa ô tô, mua bán phụ tùng, sắm lốp ô tô. Vì vậy, người dân quanh khu vực này vẫn thường gọi với cái tên phố Lốp.


Cho dù đã từng xác định khu vực mình sinh sống rát nguy hiểm mỗi mùa mưa bão đến, tuy nhiên, sau khi sự cố lún sụt hàng loạt ngôi nhà trong khu vực phố Lốp, chị Trần Thị Oanh vẫn không khỏi bàng hoàng. Sau nhiều ngày mưa lớn kéo dài, thuỷ điện Hoà Bình xả lũ có lúc lên đến 4 cửa xả đáy, sau đó đóng đột ngột, vào chiều tối ngày 30/7 vừa qua, sau những tiếng nứt gãy khô khốc rợn người hàng loạt hộ gia đình bỗng chốc mất nhà – cơ ngơi mà biết bao nhiêu năm gây dựng phút chốc nghiêng ngả, nhà thì sụt hẳn xuống sông.

Như nhiều ngôi nhà trong khu vực, tầm 19h30 ngày 30/7, ngôi nhà của chị Oanh bất ngờ bị sạt mất toàn bộ phần bếp, công trình phụ, diện tích lên đến 40m2,. Ngôi nhà chỉ còn phần phòng khách với cửa ra vào chính là còn đứng vững. Rất may cả gia đình chị vẫn an toàn sau sự cố đó. Được biết ngôi nhà rộng gần 80m2 chị Oanh được xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ trước. Khi chưa có hiện tượng sạt lở, giá trị ngôi nhà cũng vào trên dưới 1,5 tỷ đồng, do mặt tiền rộng, lại tiếp giáp với trục đường chính, kinh doanh thuận lợi.

Hai dòng nước mắt cứ tuôn chảy trên gương mặt, chị Trần Thị Oanh tâm sự, bố chị vừa mất cuối năm 2017, gia đình chị hiện giờ có 3 người, bao gồm mẹ già trên 80 tuổi mắt mờ chân chậm cùng chị và con gái. Khi sự cố xảy ra, chị chỉ biết đưa mẹ già và con nhỏ ra ngoài đường, phiá trước nhà, mình chị nhanh chân dọn dẹp được vài thứ đồ. Một lúc sau rất may cũng có lực lượng chức năng đến giúp sức.

Chị oanh cũng cho hay, bố chị (đã mất ) trước đây là người miền Nam, mẹ là người Ninh Bình, chị hiện giờ là lao động tự do, mẹ thì già yếu nên kinh tế hết sức khó khăn. Hơn nữa, gia đình chị hiện không có ai thân quen, họ hàng gì ở Thành phố Hoà Bình nên việc đi thuê nhà ở phải nói hết sức khó khăn. "Giờ đây không nhờ chính quyền, nhà hảo tâm giúp đỡ thì e rằng gia đình tôi dù có được cấp đất cũng chẳng có nhà để ở” – chị Oanh cho hay.


Ngay sau sự cố sạt lở tối (30/7), đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh có mặt kịp thời nắm bắt tình hình, chỉ đạo khẩn trương di dời tài sản, an toàn cho người dân.

Không riêng gì chị Oanh, nơi đây, trong khi nhiều hộ dân đang hái ra tiền, bỗng nhiên nước từ trên trời đổ xuống "cướp” mất ngôi nhà mà người dân đã sinh sống hàng chục năm trời nay.

Thống kê cho thấy, sau đợt mưa dài ngày vừa rồi, tại khu vực phố Lốp này sau khi xảy ra hiện tượng sạt lở bờ sông trên diện rộng đã gây sự cố cho tổng số 29 ngôi nhà bị ảnh hưởng. Bao gồm 28 hộ nhà xây và 1 hộ có đất trống bị thiệt hại đổ xuống lòng sông Đà. Trong đó, 9 hộ sập nhà hoàn toàn; 10 hộ sập nửa nhà; 9 hộ nhà bị rạn nứt có nguy cơ sụp đổ.

Ngay sau khi sự cố xảy ra, các đồng chí lãnh đạo tỉnh ta, chính quyền chức năng Thành phố và các sở ngành liên quan đã có mặt kịp thời nắm bắt tình hình, khẩn trương chỉ đạo di chuyển tài sản, tìm chỗ ở, ổn định cuộc sống trước mắt cho các hộ dân. Điều quan trọng nhất sự việc trên đã không gây ảnh hưởng đến tính mạng của bất cứ người dân nào trong khu vực.


Nhiều ngôi nhà khu vực phố Lốp – tổ 25 – 26, phường Đồng Tiến (TP Hoà Bình) bị lún sụt sống sông đà.

Thực ra, dấu hiệu nguy hiểm đối với hàng chục hộ dân nơi đây, đã bắt đầu xuất hiện từ trận mưa dài ngày trung tuần tháng 10/2017. Khi đó, sau cơn mưa lớn dài ngày đã làm cho hàng trăm ngôi nhà trong tỉnh bị cuốn trôi, vùi lấp, lún sụt...Trong đó, 23 hộ dân khu vực phố Lốp cũng bị nghiêng ngả. Để đảm bảo an toàn, chính quyền đã phải lệnh sơ tán khẩn cấp hàng chục hộ gia đình nơi đây đến nơi an toàn.

Nhận định khu vực về tương lai sẽ còn nguy hiểm lâu dài, sau mùa mưa lũ năm 2017, tỉnh ta chỉ đạo thành phố Hoà Bình cùng các sở, ngành liên quan tính tới phương án tái định cư cho 23 hộ dân nơi đây tại địa điểm xã Trung Minh (TP Hoà Bình).

Hiện khu tái định cư đã gần hoàn thiện, tuy nhiên do vướng mắc một số vấn đề như GPMB, nguồn vốn đầu tư nên dự án đến nay mới cơ bản hoàn thành. Mới đây, một số hộ dân đã được nhận đất. Tuy nhiên, cũng vì thời gian ngắn, hạ tầng do chưa hoàn chỉnh nên nhiều hộ dân vẫn phải ở lại khu vực nhà cũ, bất chấp nguy hiểm đã được báo trước.

Qua vụ việc sạt lở ngày 30/7 vừa rồi, số hộ dân đi dời được thành phố tính toán đã lên con số 35 hộ gia đình. UBND tỉnh đã có phương án và kế hoạch cấp đất tái định cư cho các hộ gia đình cũng như một phần hỗ trợ để sớm ổn định nơi ở.

Đối với vấn đề này, đồng chí Nguyễn Xuân Huy, Chủ tịch UBND Thành phố Hoà Bình, cho biết, dù thế nào Thành phố cũng đảm bảo không để người dân về lại nơi nguy hiểm, đồng thời có phướng án hỗ trợ cho những hộ dân còn gặp khó khăn. Đẩy nhanh thi công khu TĐC, có chính sách hỗ trợ một phàn kinh phí, sớm bàn giao mặt bằng đất cho toàn bộ những hộ trong diện di dời để người dân xây dựng nhà, sớm ổn định cuộc sống.

"Phố Lốp" sau sự cố sạt lở mấy ngày, nhiều hộ gia đình tâm trang hoang mang, mỗi người tạm mỗi ngả. Người dân dù không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng thiệt hại về kinh tế là vô cùng to lớn. Nhiều hộ gia đình hiện đang trong hoàn cảnh hết sức khó khăn.

Hơn lúc nào hết, ngoài sự vào cuộc của các cấp chính quyền, các sở ngành chức năng, nhiều hộ dân phố Lốp cũng rất cần sự giúp sức của các nhà hảo tâm về vật chất, động viên tinh thần nhằm tạo điều kiện sớm có nhà ở và ổn định dần cuộc sống.


HTrung


Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục