(HBĐT) - Một ngày tháng 7 nắng đẹp, chúng con về thăm mẹ. Đường vào nhà mẹ ở xóm Múc, xã Hợp Thành, huyện Kỳ Sơn rợp bóng cây xanh mát. Trước sân nhà là những nong thuốc lá cây mẹ phơi dở dang. Đã bước sang tuổi 101 nhưng mẹ Sự còn khá minh mẫn. Huyện Kỳ Sơn có 4 bà mẹ Việt Nam anh hùng nhưng 3 mẹ đã mất, chỉ còn mẹ Nguyễn Thị Sự còn sống.


Hàng ngày mẹ Nguyễn Thị Sự vẫn ngồi lặng ngắm di ảnh và chờ mong có tin báo tìm được hài cốt con trai thứ 3 là liệt sỹ Nguyễn Văn Diệu.

Mẹ Sự có 2 người con là liệt sỹ. Hiện mẹ sống cùng con trai thứ 5 và các cháu. ở tuổi gần đất xa trời nhưng nỗi thương nhớ con trong lòng mẹ chưa bao giờ nguôi ngoai. Theo tiếng gọi của Tổ quốc, con trai thứ 3 của mẹ là Nguyễn Văn Diệu, sinh năm 1945 đã lên đường nhập ngũ khi vừa tròn 21 tuổi. 2 năm sau, vào đúng thời kỳ cuộc chiến tranh chống Mỹ bước vào giai đoạn ác liệt nhất (năm 1968), mẹ bàng hoàng nhận tin dữ: anh hy sinh. Nỗi đau chưa kịp nguôi ngoai, vì tiếng gọi của Tổ quốc, năm 1971, mẹ lại nén lòng tiễn con trai thứ 4 là anh Nguyễn Hùng Chước lên đường tòng quân. 1 năm sau, anh nằm xuống trên chiến trường Buôn Mê Thuột khốc lửa bom đạn. Nỗi đau chồng chất nỗi đau nhưng mẹ vẫn gắng gượng để nuôi các con khôn lớn, trưởng thành.

Hiện nay, hàng ngày mẹ vẫn cặm cụi với công việc bốc thuốc nam chữa bệnh cứu người. Biết tiếng lành về bà mẹ Việt Nam anh hùng bốc thuốc mát tay nên người bệnh đến nhà mẹ bốc thuốc khá nhiều. Mắt không còn tinh, tai không còn thính, bước chân cũng đã chậm chạp, run rẩy nhưng với mong muốn truyền lại những điều có ích cho đời nên mẹ sẵn sàng chỉ bảo, truyền dạy về bài thuốc nam hiệu quả của gia đình cho con cháu và những ai muốn tìm hiểu.

Bận rộn với công việc bốc thuốc cứu người nhưng những lúc lắng lòng, những lúc chỉ có một mình mẹ và nhất là trong những ngày tháng 7 ân tình, lòng mẹ lại nghẹn ngào. Mẹ thương nhớ các anh. Các anh nằm xuống đã hơn nửa thế kỷ, đó cũng là hàng vạn đêm ngày mẹ khắc khoải.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Hùng, con trai thứ 5 đang phụng dưỡng mẹ cho biết: "Bao tháng năm qua, gia đình đã ra Bắc vào Nam để tìm hài cốt các anh. Hành trình tưởng như tuyệt vọng thì tháng 3/2017, gia đình nhận được tin báo từ đồng đội của liệt sỹ Nguyễn Hùng Chước. Niềm mong đợi, thậm chí là cả tuyệt vọng trong suốt bao năm qua trong phút giây vỡ òa bởi bất ngờ, hạnh phúc. Gia đình đã khẩn trương lên đường đón anh Chước về. Hiện nay, chúng tôi đang cố gắng hết sức tìm phần mộ anh Diệu”.

Đón được anh Chước về rồi, trong lòng mẹ lúc nào cũng đau đáu nghĩ về anh Diệu. Trong từng bữa ăn, giấc ngủ, mẹ không thôi nhớ về anh.

Lặng ngắm di ảnh của anh, mẹ nghẹn ngào: Dẫu biết rằng giờ con trai mẹ chỉ còn là hình bóng, dù anh đã tan vào lòng đất mẹ nhưng chỉ một nắm đất có hơi anh thôi mẹ cũng vẫn chờ. ông trời cho mẹ sống để chờ anh về nên mẹ cố sống khỏe. Con ơi, về với mẹ, về với anh em họ hàng, về với Hợp Thành quê mình đi con. Nếu con mẹ còn sống thì năm nay 73 tuổi, đã lên chức ông nội ông, ngoại rồi. Về với mẹ đi con!

Nghẹn ngào gọi tên con, mắt mẹ lại nhòe cay. Cầu mong mẹ tiếp tục sống khỏe để chờ đợi đến ngày ước nguyện của mẹ trở thành sự thật, mẹ sẽ dang vòng tay đón anh về.

Dương Liễu

 

 

 


 


Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục