Sau thiên tai vùng biên giới 8 xã Bắc Dào San của huyện Phong Thổ (tỉnh Lai Châu), nhất là xã Vàng Ma Chải, Mù Sang phải oằn mình gánh chịu hậu quả nặng nề về người và tài sản trong đợt lũ ống, lũ quét.


Tìm kiếm người bị mất tích tại xã Vàng Ma Chải. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN)

Chính quyền và các lực lượng vũ trang không quản ngại khó khăn có mặt, kịp thời động viên hỗ trợ, khắc phục hậu quả do mưa lũ. Bà con phần nào vơi bớt nỗi đau về mất người, mất của và vượt qua những khó khăn. 

Dưới nhiều tầng lớp đất đá, 5 nạn nhân bị lũ cuốn trong đợt thiên tai xảy ra vào ngày 3/8 tại bản nhóm I, xã Vàng Ma Chải của huyện Phong Thổ vẫn chưa tìm thấy. 

Tang thương bao trùm cả bản làng. Sau nhiều ngày dùng sức người, dụng cụ thủ công đào bới nhưng thi thể của các nạn nhân xấu số vẫn vô vọng. 

Trong khu vực sạt lở, lũ ống cuốn trôi nhà, lực lượng tìm kiếm vẫn đang nỗ lực không ngừng nghỉ, hy vọng sớm tìm thấy thi thể để bàn giao cho các gia đình nạn nhân đang mong chờ. 

Trời vẫn đổ mưa như trút nước, nhiều lúc công tác tìm kiếm phải dừng lại đảm bảo an toàn cho lực lượng và lại tiếp tục sau khi mưa tạnh. 

Nhiều người không ai bảo ai xắn tay lật từng hòn đá, cành củi với nỗ lực quyết tâm cao nhất; cùng với đó là các phương án tìm kiếm được đưa ra nhanh nhất. 

Ông Trần Văn Quế, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Phong Thổ (Lai Châu) cho biết, ngay sau khi thiên tai xảy ra, huyện đã huy động tối đa lực lượng hỗ trợ cho người dân; đặc biệt tập trung vào công tác tìm kiếm người mất tích.

Hiện nay, hàng trăm người đang có mặt tại hiện trường vẫn làm việc liên tục, khẩn trương, tích cực tìm kiếm nạn nhân mất tích. 

Huyện đã chia thành 2 mũi tìm kiếm, một lực lượng tìm ngay tại nơi xảy ra sạt lở, còn lực lượng dân quân, ban, ngành, công an xã Vàng Ma Chải lưu động đi dọc theo phía dưới suối về phía hạ nguồn tìm kiếm nạn nhân đang mất tích. 

Trước đó, sau trận mưa lớn từ ngày 1-3/8, vào khoảng 13 giờ 30 chiều 3/8, nước từ các khe suối đã trở nên hung dữ, ầm ầm cuốn theo đất đá đổ xuống các bản làng. 

Tại xã Vàng Ma Chải mưa lũ làm 5 người chết, 6 người mất tích, 1 người bị thương, chủ yếu ở 3 bản Nhóm I, II, III; xã có 2 nhà sập hoàn toàn, 2 nhà bị trôi, đã tổ chức di dời khẩn cấp 15 hộ dân đến nơi an toàn. Tại bản Xín Chải, xã Mù Sang mưa lũ làm 1 người chết, 1 người bị thương, 7 ngôi nhà bị sập, cuốn trôi. Tại xã Dào San 5 ngôi nhà bản Hợp II, Hợp III bị sạt vỡ tường nhà… 

Ngay sau khi xảy ra sạt lở, lũ ống, lũ quét gây thiệt hại về người và tài sản của dân, các lực lượng tìm kiếm cứu nạn được huy động theo phương châm "4 tại chỗ” đã xuống hỗ trợ, thăm hỏi, cấp cứu người bị thương, tìm kiếm người mất tích. 

Trong đó lực lượng Biên phòng, Đoàn kinh tế Quốc phòng 356, công an viên, dân quân tự vệ ở các địa phương thông thạo địa hình, có kinh nghiệm làm nòng cốt tìm kiếm tại các khu vực dọc theo suối. 

Phát huy phẩm chất Bộ đội cụ Hồ, sau khi nhận được tin dữ tại địa bàn xã Vàng Ma Chải, Mù Sang, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chỉ đạo toàn bộ cán bộ, chiến sỹ, trí thức trẻ của Đoàn Kinh tế Quốc phòng 356 (đóng trên địa bàn xã Pa Vây Sử), Đội sản xuất và xây dựng cơ sở chính trị số 1, số 2, số 3 chia thành các nhóm xuống trực tiếp giúp đỡ cấp cứu người bị thương, di chuyển nhà, tìm kiếm người mất tích tại bản Xín Chải (Mù Sang), Nhóm I (xã Vàng Ma Chải). 

Đại tá Lò Văn Tâm, Phó Chính ủy Đoàn Kinh tế Quốc phòng 356 cho biết, với tinh thần chủ động, khẩn trương tích cực, Đoàn Kinh tế đã cử cán bộ, chiến sỹ của đơn vị và Đội sản xuất xây dựng cơ sở chính trị đóng tại xã Vàng Ma Chải, Mù Sang, Mồ Sì San xuống hiện trường cấp cứu người bị thương, tìm kiếm người mất tích.

Tuy nhiên, địa hình đồi núi khe suối dốc đứng, thổ nhưỡng chất đất pha cát không có độ kết dính, quá trình tìm kiếm luôn có mưa lớn gây khó khăn. Song, các anh em luôn đặt quyết tâm cao tìm kiếm đến khi nào hết khả năng. Cùng với đó tổ chức thăm hỏi, động viên bà con nhất là gia đình bị nạn, hỗ trợ mỗi người bị nạn 2 triệu đồng. 

Đại tá Nguyễn Xuân Thủy, Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu chia sẻ: "Sau khi xảy ra sạt lở nghiêm trọng trên địa bàn xã Vàng Ma Chải, Mù Sang, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh chỉ đạo Đồn Biên phòng Vàng Ma Chải và Dào San cử lực lượng cán bộ, chiến sỹ nhanh chóng đến hiện trường phối hợp các lực lượng tìm kiếm người mất tích, cứu chữa người bị thương, hỗ trợ hộ dân bị nạn 1 triệu đồng và quà. Đối với các nạn nhân mất tích chưa được tìm thấy, Bộ Chỉ huy tiếp tục tăng cường các lực lượng bên ngoài vào, đẩy mạnh công tác tìm kiếm.”

Bên cạnh công tác tìm kiếm người mất tích, tình người sau thiên tai còn được thể hiện qua công tác thăm hỏi, động viên, chia sẻ của lãnh đạo tỉnh, huyện, các cấp, ngành, tổ chức, cá nhân hỗ trợ cho gia đình nạn nhân, người bị thương về vật chất, tinh thần. 

Đối với các hộ phải di dời tài sản, nhà ra khỏi vùng sạt lở được hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm. Ngoài ra, lực lượng Đoàn thanh niên, Trạm Y tế tại các xã vùng thiên tai cũng huy động cán bộ, đoàn viên, thanh niên xuống dọn dẹp, vệ sinh tại hiện trường… 

Theo bà con địa phương từ rất lâu tại vùng biên giới này mới xảy ra đợt mưa lũ gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Với tinh thần "tương thân tương ái”, "lá lành đùm lá rách,” tình người sau thiên tai luôn được phát huy và ưu tiên số một hiện nay là tìm kiếm các nạn nhân mất tích. 

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo tỉnh, huyện, sự tham gia của các lực lượng, công tác tìm kiếm vẫn đang được nỗ lực triển khai tích cực./. 

 

TheoVietnamplus

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình: Giải quyết việc làm cho hơn 1.690 lao động

(HBĐT) - Thời gian qua, công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm được các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể TP Hòa Bình quan tâm thực hiện. Trong tháng 7, thành phố đã giải quyết việc làm cho 263 lao động; tư vấn xuất khẩu lao động cho 18 người.

Thông tin cùng bạn đọc

(HBĐT) - Vừa qua, Báo Hòa Bình nhận được đơn của công dân huyện Tân Lạc hỏi về chế độ cho người có công với cách mạng và phản ánh bức xúc trước việc cấp các lô đất ở chợ Ngọc Mỹ và dự án xây bia tưởng niệm tại nghĩa trang xã này.

Đến hẹn, cần tăng lương

Theo khảo sát của Viện Công nhân - Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), trong năm 2018, người lao động vẫn còn nhiều bức xúc liên quan việc làm, tiền lương, thu nhập. Đáng chú ý, có những bức xúc do lương thấp, không có thêm các khoản phụ cấp để nâng cao chất lượng cuộc sống.

Sử dụng cụm từ “Dân tộc thiểu số” sao cho đúng!

(HBĐT) - Theo định nghĩa tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc thì "Dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vậy, thế nào là dân tộc thiểu số và dân tộc đa số, như chúng ta đã biết "Dân tộc đa số” là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước, theo điều tra dân số quốc gia, đó là dân tộc Kinh với 85,7% dân số cả nước. Các dân tộc khác đều là dân tộc thiểu số.

Trưởng công an xã vào nhà nghỉ với vợ bạn thân bị cách chức

Ông Nguyễn Văn Quân, Trưởng Công an xã Phong Lộc ở Thanh Hóa - người bị bắt quả tang vào nhà nghỉ với vợ bạn thân, đã bị kỷ luật cách chức.

Truy thu và phạt vi phạm hành chính 12, 7 tỷ đồng gian lận, trốn thuế

(HBĐT) - 6 tháng đầu năm, công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế tại các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể được đẩy mạnh. Qua kiểm tra, đối chiếu, xác minh hóa đơn giúp ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng in, phát hành, mua bán hóa đơn bất hợp pháp, gian lận, trốn thuế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục